Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
BÓN VÔI: GIẢI PHÁP CANH TÁC BỀN VỮNG CHO ĐẤT TRỒNG LÚA NHIỄM PHÈN, MẶN VEN PHÁ
Ngày cập nhật 17/08/2016

Vôi không chỉ đơn thuần là phân bón cung cấp dưỡng chất canxi (Ca) cho  cây lúa mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: Ngăn chặn sự suy thoái của đất; Khử được tác hại của mặn; Ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và Phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ.

Cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng:

- Bột đá vôi (CaCO3): được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi. Loại tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá;

- Vôi nung (CaO): được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.000oC. Loại này có tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước;

- Vôi tôi (Ca(OH)2): được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150oC) và bốc hơi. Dạng vôi này có tác dụng cũng khá nhanh;

- Vôi thạch cao (CaSO4): Đây là dạng vôi đặc biệt có chứa lưu huỳnh, tác dụng nhanh nhưng không nên sử dụng ở đất có phèn.

Tác dụng của việc bón vôi trên đất trồng lúa nhiễm phèn, mặn ven phá thể hiện rõ những điểm chính nêu sau:

1. Vôi cung cấp dưỡng chất Canxi cho cây trồng: Canxi là dưỡng chất trung lượng nên cây trồng cần nhiều Canxi để làm vững chắc vách tế bào. Do đó, thiếu Canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, Canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn. Đối với cây Lúa, nên bón lúc làm đất vụ Hè Thu.

2. Vôi ngăn chận sự suy thoái của đất: Ở đất có phèn, đất thâm canh, đất canh tác bón nhiều phân đạm (urê) và kali lâu năm, và nhất là điều kiện thời tiết nắng nóng và thời gian chuyển vụ gấp từ Đông Xuân qua Hè Thu làm cho đất suy thoái dần. Khi đất bị suy thoái, năng suất cây trồng giảm dần theo thời gian canh tác, khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên bí chặt kém thông thoáng. Nếu để tình trạng suy thoái kéo dài, bạc màu, sức sản xuất kém, năng suất và chất lượng của cây trồng giảm, lúc đó không thể khôi phục lại sức sống của đất được.

3. Vôi khử được tác hại của mặn: Mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với lượng nước cung cấp không thường xuyên trong vụ Hè Thu làm cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn nhiều vùng đất ven phá. Đất nhiễm mặn bị mất dần cấu trúc, rời rạc; trong đó cây Lúa không hút được nước và dưỡng chất. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4). Bón bằng cách rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước.

4. Vôi phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ.

Bón vôi giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ ở đất lúa; Vôi giúp giữ chất mùn (từ sự phân hủy chất hữu cơ) không bị rửa trôi ở đất có nhiều cát, nên đã phát huy vai trò của chất hữu khi được cung cấp vào đất.

Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là lân supe sẽ làm gia tăng sự hữu dụng của phân lân. Bón vôi còn làm gia tăng sự hấp thu Kali (K) của cây trồng.

Phòng Trồng trọt - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
BÓN VÔI: GIẢI PHÁP CANH TÁC BỀN VỮNG CHO ĐẤT TRỒNG LÚA NHIỄM PHÈN, MẶN VEN PHÁ
Ngày cập nhật 17/08/2016

Vôi không chỉ đơn thuần là phân bón cung cấp dưỡng chất canxi (Ca) cho  cây lúa mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: Ngăn chặn sự suy thoái của đất; Khử được tác hại của mặn; Ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và Phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ.

Cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng:

- Bột đá vôi (CaCO3): được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi. Loại tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá;

- Vôi nung (CaO): được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.000oC. Loại này có tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước;

- Vôi tôi (Ca(OH)2): được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150oC) và bốc hơi. Dạng vôi này có tác dụng cũng khá nhanh;

- Vôi thạch cao (CaSO4): Đây là dạng vôi đặc biệt có chứa lưu huỳnh, tác dụng nhanh nhưng không nên sử dụng ở đất có phèn.

Tác dụng của việc bón vôi trên đất trồng lúa nhiễm phèn, mặn ven phá thể hiện rõ những điểm chính nêu sau:

1. Vôi cung cấp dưỡng chất Canxi cho cây trồng: Canxi là dưỡng chất trung lượng nên cây trồng cần nhiều Canxi để làm vững chắc vách tế bào. Do đó, thiếu Canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, Canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn. Đối với cây Lúa, nên bón lúc làm đất vụ Hè Thu.

2. Vôi ngăn chận sự suy thoái của đất: Ở đất có phèn, đất thâm canh, đất canh tác bón nhiều phân đạm (urê) và kali lâu năm, và nhất là điều kiện thời tiết nắng nóng và thời gian chuyển vụ gấp từ Đông Xuân qua Hè Thu làm cho đất suy thoái dần. Khi đất bị suy thoái, năng suất cây trồng giảm dần theo thời gian canh tác, khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên bí chặt kém thông thoáng. Nếu để tình trạng suy thoái kéo dài, bạc màu, sức sản xuất kém, năng suất và chất lượng của cây trồng giảm, lúc đó không thể khôi phục lại sức sống của đất được.

3. Vôi khử được tác hại của mặn: Mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với lượng nước cung cấp không thường xuyên trong vụ Hè Thu làm cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn nhiều vùng đất ven phá. Đất nhiễm mặn bị mất dần cấu trúc, rời rạc; trong đó cây Lúa không hút được nước và dưỡng chất. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4). Bón bằng cách rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước.

4. Vôi phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ.

Bón vôi giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ ở đất lúa; Vôi giúp giữ chất mùn (từ sự phân hủy chất hữu cơ) không bị rửa trôi ở đất có nhiều cát, nên đã phát huy vai trò của chất hữu khi được cung cấp vào đất.

Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là lân supe sẽ làm gia tăng sự hữu dụng của phân lân. Bón vôi còn làm gia tăng sự hấp thu Kali (K) của cây trồng.

Phòng Trồng trọt - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.331.661
Truy câp hiện tại 21.817