|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
| | |
Phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa Ngày cập nhật 22/03/2017
Vụ Đông Xuân năm 2016 – 2017, diện tích lúa gieo cấy toàn tỉnh 28.144,8 ha; Hiện nay lúa đang giai đoạn đẻ nhánh- làm đòng. Do năm nay, thời tiết diễn biến khá phức tạp, các đợt không khí lạnh tăng cường, gây mưa và rét , xen kẻ là những ngày nắng ấm, có sương mù, thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh và gây hại trên đồng ruộng.
Qua theo dõi thực tế sản xuất tại các địa phương, bệnh đạo ôn lá gây hại phổ biến trên các giống như Khang dân, TH5, Ma lâm 48… đặc biệt tại các chân ruộng bón phân muộn, không cân đối …bệnh gây cháy lá cục bộ trên một số diện tích. Để cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi, hạn chế thiệt hai do bệnh đạo ôn lá gây ra, đề nghị bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm khi bệnh mới xuất hiện để có biện pháp phòng trừ;
- Đối với các ruộng có triệu chứng bệnh, cần giữ nước trong ruộng, ngừng bón phân ( kể cả phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng ) và phun trừ bằng các thuốc như Beam 75WP, Bamy 75 WP, Fuji – one 40 WP, Fu- army 40 EC, Nativo 750WG …khi thời tiết nắng ráo. Sau 2 – 3 ngày kiểm tra kết quả phòng trừ, nếu vết bệnh vẫn tiến triển, có vết bệnh mới xuất hiện phải phun lại lần 2 để ngăn ngừa bệnh lây lan gây hại nặng.
- Đối với những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn lá, do nguồn bệnh đã có sẵn trên ruộng, thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh phát triển và gây hại khi điều kiện thời tiết phù hợp, do vậy cần phun phòng bằng cách phun kép 2 lần với các loại thuốc nêu trên, lần 1 khi lúa trổ lác đác, lần 2 khi lúa trổ xong.
Ngoài ra, bà con nông dân cần làm cỏ, phát bờ tạo sự thông thoáng trên đồng ruộng; tiến hành bón phân đón đòng kịp thời khi lúa có tượng khối sơ khởi (10% lá có thắt eo) với lượng phân bón đón đòng cho 1 sào (500 m2) khoảng 1 – 2 kg phân đạm urê + 5 - 7 kg kali clorua ( Trong trường hợp lúa còn xanh khi bón đón đòng có thể giảm hoặc không sử dụng đạm ure tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng cụ thể)
Bệnh đạo ôn hại lúa là bệnh gây hại phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa của bà con nông dân. Đối với bệnh đạo ôn, biện pháp hữu hiệu để quản lý bệnh là phát hiện bệnh sớm và phun phòng trừ kịp thời. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý cũng là yếu tố hạn chế bệnh phát sinh gây hại trên đồng ruộng. Các tin khác
|
Phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa Ngày cập nhật 22/03/2017
Vụ Đông Xuân năm 2016 – 2017, diện tích lúa gieo cấy toàn tỉnh 28.144,8 ha; Hiện nay lúa đang giai đoạn đẻ nhánh- làm đòng. Do năm nay, thời tiết diễn biến khá phức tạp, các đợt không khí lạnh tăng cường, gây mưa và rét , xen kẻ là những ngày nắng ấm, có sương mù, thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh và gây hại trên đồng ruộng.
Qua theo dõi thực tế sản xuất tại các địa phương, bệnh đạo ôn lá gây hại phổ biến trên các giống như Khang dân, TH5, Ma lâm 48… đặc biệt tại các chân ruộng bón phân muộn, không cân đối …bệnh gây cháy lá cục bộ trên một số diện tích. Để cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi, hạn chế thiệt hai do bệnh đạo ôn lá gây ra, đề nghị bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm khi bệnh mới xuất hiện để có biện pháp phòng trừ;
- Đối với các ruộng có triệu chứng bệnh, cần giữ nước trong ruộng, ngừng bón phân ( kể cả phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng ) và phun trừ bằng các thuốc như Beam 75WP, Bamy 75 WP, Fuji – one 40 WP, Fu- army 40 EC, Nativo 750WG …khi thời tiết nắng ráo. Sau 2 – 3 ngày kiểm tra kết quả phòng trừ, nếu vết bệnh vẫn tiến triển, có vết bệnh mới xuất hiện phải phun lại lần 2 để ngăn ngừa bệnh lây lan gây hại nặng.
- Đối với những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn lá, do nguồn bệnh đã có sẵn trên ruộng, thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh phát triển và gây hại khi điều kiện thời tiết phù hợp, do vậy cần phun phòng bằng cách phun kép 2 lần với các loại thuốc nêu trên, lần 1 khi lúa trổ lác đác, lần 2 khi lúa trổ xong.
Ngoài ra, bà con nông dân cần làm cỏ, phát bờ tạo sự thông thoáng trên đồng ruộng; tiến hành bón phân đón đòng kịp thời khi lúa có tượng khối sơ khởi (10% lá có thắt eo) với lượng phân bón đón đòng cho 1 sào (500 m2) khoảng 1 – 2 kg phân đạm urê + 5 - 7 kg kali clorua ( Trong trường hợp lúa còn xanh khi bón đón đòng có thể giảm hoặc không sử dụng đạm ure tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng cụ thể)
Bệnh đạo ôn hại lúa là bệnh gây hại phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa của bà con nông dân. Đối với bệnh đạo ôn, biện pháp hữu hiệu để quản lý bệnh là phát hiện bệnh sớm và phun phòng trừ kịp thời. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý cũng là yếu tố hạn chế bệnh phát sinh gây hại trên đồng ruộng. Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.327.303 Truy câp hiện tại 19.054
|
|