Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thừa Thiên Huế trong định hướng phát triển chăn nuôi
Ngày cập nhật 12/09/2012

Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm 01/4/2012, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 24.241 con trâu (giảm 10,68% so cùng kỳ), 20.653 con bò (giảm 13,8%), 238.974 con lợn (tăng 0,49%) và 2.033.200 con gia cầm (tăng 5,69%). Trong đàn gia cầm có 1.353.900 con gà (tăng 6,17%) và 679.300 con vịt, ngan, ngỗng (tăng 4,74%).

 

Loại GSGC

Số (con) có tại thời điểm 01/4 năm

% tăng (giảm)

2011

2012

Trâu

27.140

24.241

-10,68

23.960

20.653

-13,80

Lợn

237.811

238.974

0,49

Gia cầm

1.923.750

2.033.200

5,69

1.275.200

1.353.900

6,17

Vịt, ngan, ngỗng

648.550

679.300

4,74

Tổng đàn GSGC có đến thời điểm 01/4/2012 và tỷ lệ tăng giảm so với cùng kỳ năm trước

 

Qua tổng hợp số liệu thống kê những năm gần đây nhận thấy: Đàn trâu bò ít sử dụng để cày kéo mà chủ yếu nuôi để giết thịt; bên cạnh đó diện tích đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp dần do xây dựng các khu công nghiệp, chuyển đổi sang đất thổ cư, trồng rừng và trồng các loại cây công nghiệp; bà con nông dân không còn tận dụng trẻ em trong chăn dắt trâu bò mà để ưu tiên cho việc học nên tổng đàn trâu bò ngày càng giảm (Từ năm 2006 – 2010, theo số liệu Cục Chăn nuôi, tỷ lệ giảm bình quân của cả nước đối với đàn trâu từ 0,38 – 3,3%; đàn bò giảm từ 3,07 – 5,8%). Các địa phương có lợi thế về truyền thống chăn nuôi, diện tích đất đai, địa bàn đồi núi, đồng cỏ tự nhiên... nên số lượng tổng đàn trâu bò nhiều là Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới (trâu bò), Nam Đông (bò).

Đến 01/4/2012 tổng đàn lợn có tăng nhưng không đáng kể (0,49%). Đàn lợn tại các huyện đồng bằng phát triển tương đối đồng đều, các địa phương có tổng đàn lợn phát triển tương đối cao là Phú Vang, Quảng Điền và Hương Thuỷ. Do kiến thức chăn nuôi còn hạn chế và điều kiến kinh tế còn khó khăn nên việc phát triển đàn lợn tại các huyện miền núi (Nam Đông và A Lưới) còn thấp cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đầu tư chăn nuôi gia cầm vốn ít, quay vòng nhanh nên tổng đàn gia cầm liên tục tăng. Các địa phương có ưu thế và điều kiện để phát triển chăn nuôi gia cầm là Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc.

Thực hiện Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 21/8/2009 của UBND tỉnh về việc Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ (khoá XIII) nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Đề án: Rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Nhằm giúp bà con nông dân, các cơ sở chăn nuôi, các doanh nghiệp và các nhà quản lý nắm rõ định hướng phát triển chăn nuôi trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để có kế hoạch đầu tư phù hợp, xin trình bày tóm gọn một số nội dung như sau:

1. Về định hướng phát triển chăn nuôi:

- Tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp. Chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, qui mô nhỏ sang qui mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) trên cơ sở có quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung ở từng địa phương;

- Xác định gia súc gia cầm (lợn, gà, vịt, trâu, bò, dê) là những loại vật nuôi chủ lực của tỉnh;

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống từ cấp bố mẹ đến cấp ông bà; khuyến khích phát triển sản xuất giống trong nhân dân. Thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm, theo từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển từng loại vật nuôi cho mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế;

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi, thú y… để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

2. Kế hoạch phát triển chăn nuôi:

- Ổn định tổng đàn trâu trong tỉnh (chỉ phát triển ở các địa phương có lợi thế: Phú Lộc, Phong Điền, A Lưới. Tại thành phố Huế, Hương Thuỷ và Quảng Điền giảm tổng đàn), cải thiện tầm vóc nhằm chủ yếu để giải quyết theo hướng chăn nuôi trâu sinh sản và lấy thịt (chỉ một ít dùng cho cày kéo);

- Có phát triển đàn bò về số lượng và cải tiến cơ bản về chất lượng, đồng thời áp dụng phương thức vừa chăn thả vừa bổ sung thức ăn và trồng cỏ. Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) để cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hóa (lai Sindhi hoặc Brahman). Quy hoạch một số diện tích trồng cỏ. Phát triển đàn bò chủ yếu tại Hương Trà, Quảng Điền, Phú Lộc, Phong Điền và Phú Vang;

- Đẩy mạnh biện pháp cải tiến đồng bộ các khâu từ giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh... qua Đề án Phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao giai đoạn 2009 - 2015 đã được phê duyệt. Khuyến khích và hỗ trợ chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai theo phương thức trang trại, gia trại để có thể đủ cung ứng con giống tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạnh đàn lợn tại Quảng Điền, Phú Vang, Hương Trà, Phong Điền và Nam Đông;

- Phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức thâm canh công nghiệp; sử dụng các giống gia cầm chuyên dụng như gà, vịt chuyên trứng, gà kiêm dụng trứng thịt, gà đồi, gà thả vườn. Vùng gò đồi, miền núi, hộ gia đình có đất vườn rộng phát triển chăn nuôi các giống gà địa phương (gà ri) hoặc các giống nhập nội phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu đa dạng của thị trường. Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi gia cầm phân tán sang chăn nuôi công nghiệp; chuyển từ nuôi vịt chạy đồng sang chăn nuôi có kiểm soát. Đàn gia cầm phát triển tại các địa phương (trừ Hương Thuỷ và thành phố Huế);

- Phát triển chăn nuôi dê và đưa vào nuôi thử nghiệm một số vật nuôi có giá trị cao (thỏ, đà điểu, …) theo từng vùng sinh thái phù hợp với đặc điểm giống để kích thích phát triển đa dạng hóa vật nuôi;

- Gắn việc phát triển chăn nuôi theo quy hoạch của tỉnh để hạn chế dần và tiến đến không phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư nhằm chủ động kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh…không để lây lan và đảm bảo vệ sinh môi trường.

3. Giải pháp chọn lọc, lưu giữ, cải tạo, lai tạo con giống:

- Đối với giống trâu: Để nâng cao trọng lượng và tầm vóc đàn trâu thì tốt nhất là thay đàn trâu đực giống của một địa phương (cấp thôn, xã của một huyện) bằng đàn trâu đực giống đã chọn lọc tốt của một địa phương khác; trâu đực được chọn để thay giống càng xa thì càng tốt; đồng thời triển khai công tác TTNT cho đàn trâu để cải tạo chất lượng và giải quyết tình trạng một số vùng có nuôi trâu cái nhưng thiếu trâu đực giống.

- Đối với công tác cải tạo đàn bò:

+ Chọn những con bò cái trưởng thành địa phương (3 năm tuổi trở lên) có trọng lượng trên 170kg, có ngoại hình và thể chất đạt tiêu chuẩn và đặc điểm giống; cho bò đực lai Zêbu nhảy trựctiếp (với tỷ lệ 1 đực/20 cái) để cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò cái lền. Thiến hoặc bán thịt dần đàn bò đực cóc; đồng thời loại thải những bò cái vàng lúc 3 năm tuổi có trọng lượng dưới 170kg và những con có khả năng sinh sản kém, già yếu,...

+ Dùng tinh bò đực giống ngoại thuần TTNT với đàn bò cái nền đạt 250kg trở lên. Những nơi nuôi ít, quản lý kém, vùng sâu, vùng xa chưa có dẫn tinh viên,... hoặc những bò cái dưới 250kg thì dùng bò đực giống lai có tỷ lệ từ 50% - 75% máu Zêbu cho phối giống trực tiếp để nâng cao tầm vóc.

- Đối với giống lợn:

Dùng lợn nái ngoại để tăng tỷ lệ nạc của đàn lợn thịt, đồng thời quản lý tốt có chọn lọc đàn lợn nái Móng Cái có khả năng sinh sản tốt để tạo ra con lai F1, việc dùng lợn nái lai F1 để làm nền tạo ra con lai F2 thương phẩm (3/4 máu ngoại) là bước đi đúng trong việc nâng dần tỷ lệ nạc của đàn lợn giống thương phẩm hiện nay. Hơn nữa việc bố trí cơ cấu nuôi 3 loại lợn thương phẩm (F1, F2 và lợn ngoại) là rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi khác nhau của từng địa phương, từng vùng trên địa bàn tỉnh.

- Đối với giống gia cầm:

Phát triển giống gia cầm đặt mục tiêu là phải đảm bảo an toàn và được sự quản lý và giám sát chặt chẽ về dịch bệnh. Nhập một số giống gia cầm có năng suất và khả năng chống bệnh cao để sản xuất thử và nhân rộng theo hướng chăn nuôi thâm canh, công nghiệp, an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

KS. Đặng Ái - Trưởng Phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế trong định hướng phát triển chăn nuôi
Ngày cập nhật 12/09/2012

Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm 01/4/2012, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 24.241 con trâu (giảm 10,68% so cùng kỳ), 20.653 con bò (giảm 13,8%), 238.974 con lợn (tăng 0,49%) và 2.033.200 con gia cầm (tăng 5,69%). Trong đàn gia cầm có 1.353.900 con gà (tăng 6,17%) và 679.300 con vịt, ngan, ngỗng (tăng 4,74%).

 

Loại GSGC

Số (con) có tại thời điểm 01/4 năm

% tăng (giảm)

2011

2012

Trâu

27.140

24.241

-10,68

23.960

20.653

-13,80

Lợn

237.811

238.974

0,49

Gia cầm

1.923.750

2.033.200

5,69

1.275.200

1.353.900

6,17

Vịt, ngan, ngỗng

648.550

679.300

4,74

Tổng đàn GSGC có đến thời điểm 01/4/2012 và tỷ lệ tăng giảm so với cùng kỳ năm trước

 

Qua tổng hợp số liệu thống kê những năm gần đây nhận thấy: Đàn trâu bò ít sử dụng để cày kéo mà chủ yếu nuôi để giết thịt; bên cạnh đó diện tích đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp dần do xây dựng các khu công nghiệp, chuyển đổi sang đất thổ cư, trồng rừng và trồng các loại cây công nghiệp; bà con nông dân không còn tận dụng trẻ em trong chăn dắt trâu bò mà để ưu tiên cho việc học nên tổng đàn trâu bò ngày càng giảm (Từ năm 2006 – 2010, theo số liệu Cục Chăn nuôi, tỷ lệ giảm bình quân của cả nước đối với đàn trâu từ 0,38 – 3,3%; đàn bò giảm từ 3,07 – 5,8%). Các địa phương có lợi thế về truyền thống chăn nuôi, diện tích đất đai, địa bàn đồi núi, đồng cỏ tự nhiên... nên số lượng tổng đàn trâu bò nhiều là Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới (trâu bò), Nam Đông (bò).

Đến 01/4/2012 tổng đàn lợn có tăng nhưng không đáng kể (0,49%). Đàn lợn tại các huyện đồng bằng phát triển tương đối đồng đều, các địa phương có tổng đàn lợn phát triển tương đối cao là Phú Vang, Quảng Điền và Hương Thuỷ. Do kiến thức chăn nuôi còn hạn chế và điều kiến kinh tế còn khó khăn nên việc phát triển đàn lợn tại các huyện miền núi (Nam Đông và A Lưới) còn thấp cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đầu tư chăn nuôi gia cầm vốn ít, quay vòng nhanh nên tổng đàn gia cầm liên tục tăng. Các địa phương có ưu thế và điều kiện để phát triển chăn nuôi gia cầm là Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc.

Thực hiện Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 21/8/2009 của UBND tỉnh về việc Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ (khoá XIII) nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Đề án: Rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Nhằm giúp bà con nông dân, các cơ sở chăn nuôi, các doanh nghiệp và các nhà quản lý nắm rõ định hướng phát triển chăn nuôi trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để có kế hoạch đầu tư phù hợp, xin trình bày tóm gọn một số nội dung như sau:

1. Về định hướng phát triển chăn nuôi:

- Tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp. Chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, qui mô nhỏ sang qui mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) trên cơ sở có quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung ở từng địa phương;

- Xác định gia súc gia cầm (lợn, gà, vịt, trâu, bò, dê) là những loại vật nuôi chủ lực của tỉnh;

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống từ cấp bố mẹ đến cấp ông bà; khuyến khích phát triển sản xuất giống trong nhân dân. Thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm, theo từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển từng loại vật nuôi cho mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế;

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi, thú y… để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

2. Kế hoạch phát triển chăn nuôi:

- Ổn định tổng đàn trâu trong tỉnh (chỉ phát triển ở các địa phương có lợi thế: Phú Lộc, Phong Điền, A Lưới. Tại thành phố Huế, Hương Thuỷ và Quảng Điền giảm tổng đàn), cải thiện tầm vóc nhằm chủ yếu để giải quyết theo hướng chăn nuôi trâu sinh sản và lấy thịt (chỉ một ít dùng cho cày kéo);

- Có phát triển đàn bò về số lượng và cải tiến cơ bản về chất lượng, đồng thời áp dụng phương thức vừa chăn thả vừa bổ sung thức ăn và trồng cỏ. Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) để cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hóa (lai Sindhi hoặc Brahman). Quy hoạch một số diện tích trồng cỏ. Phát triển đàn bò chủ yếu tại Hương Trà, Quảng Điền, Phú Lộc, Phong Điền và Phú Vang;

- Đẩy mạnh biện pháp cải tiến đồng bộ các khâu từ giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh... qua Đề án Phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao giai đoạn 2009 - 2015 đã được phê duyệt. Khuyến khích và hỗ trợ chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai theo phương thức trang trại, gia trại để có thể đủ cung ứng con giống tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạnh đàn lợn tại Quảng Điền, Phú Vang, Hương Trà, Phong Điền và Nam Đông;

- Phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức thâm canh công nghiệp; sử dụng các giống gia cầm chuyên dụng như gà, vịt chuyên trứng, gà kiêm dụng trứng thịt, gà đồi, gà thả vườn. Vùng gò đồi, miền núi, hộ gia đình có đất vườn rộng phát triển chăn nuôi các giống gà địa phương (gà ri) hoặc các giống nhập nội phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu đa dạng của thị trường. Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi gia cầm phân tán sang chăn nuôi công nghiệp; chuyển từ nuôi vịt chạy đồng sang chăn nuôi có kiểm soát. Đàn gia cầm phát triển tại các địa phương (trừ Hương Thuỷ và thành phố Huế);

- Phát triển chăn nuôi dê và đưa vào nuôi thử nghiệm một số vật nuôi có giá trị cao (thỏ, đà điểu, …) theo từng vùng sinh thái phù hợp với đặc điểm giống để kích thích phát triển đa dạng hóa vật nuôi;

- Gắn việc phát triển chăn nuôi theo quy hoạch của tỉnh để hạn chế dần và tiến đến không phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư nhằm chủ động kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh…không để lây lan và đảm bảo vệ sinh môi trường.

3. Giải pháp chọn lọc, lưu giữ, cải tạo, lai tạo con giống:

- Đối với giống trâu: Để nâng cao trọng lượng và tầm vóc đàn trâu thì tốt nhất là thay đàn trâu đực giống của một địa phương (cấp thôn, xã của một huyện) bằng đàn trâu đực giống đã chọn lọc tốt của một địa phương khác; trâu đực được chọn để thay giống càng xa thì càng tốt; đồng thời triển khai công tác TTNT cho đàn trâu để cải tạo chất lượng và giải quyết tình trạng một số vùng có nuôi trâu cái nhưng thiếu trâu đực giống.

- Đối với công tác cải tạo đàn bò:

+ Chọn những con bò cái trưởng thành địa phương (3 năm tuổi trở lên) có trọng lượng trên 170kg, có ngoại hình và thể chất đạt tiêu chuẩn và đặc điểm giống; cho bò đực lai Zêbu nhảy trựctiếp (với tỷ lệ 1 đực/20 cái) để cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò cái lền. Thiến hoặc bán thịt dần đàn bò đực cóc; đồng thời loại thải những bò cái vàng lúc 3 năm tuổi có trọng lượng dưới 170kg và những con có khả năng sinh sản kém, già yếu,...

+ Dùng tinh bò đực giống ngoại thuần TTNT với đàn bò cái nền đạt 250kg trở lên. Những nơi nuôi ít, quản lý kém, vùng sâu, vùng xa chưa có dẫn tinh viên,... hoặc những bò cái dưới 250kg thì dùng bò đực giống lai có tỷ lệ từ 50% - 75% máu Zêbu cho phối giống trực tiếp để nâng cao tầm vóc.

- Đối với giống lợn:

Dùng lợn nái ngoại để tăng tỷ lệ nạc của đàn lợn thịt, đồng thời quản lý tốt có chọn lọc đàn lợn nái Móng Cái có khả năng sinh sản tốt để tạo ra con lai F1, việc dùng lợn nái lai F1 để làm nền tạo ra con lai F2 thương phẩm (3/4 máu ngoại) là bước đi đúng trong việc nâng dần tỷ lệ nạc của đàn lợn giống thương phẩm hiện nay. Hơn nữa việc bố trí cơ cấu nuôi 3 loại lợn thương phẩm (F1, F2 và lợn ngoại) là rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi khác nhau của từng địa phương, từng vùng trên địa bàn tỉnh.

- Đối với giống gia cầm:

Phát triển giống gia cầm đặt mục tiêu là phải đảm bảo an toàn và được sự quản lý và giám sát chặt chẽ về dịch bệnh. Nhập một số giống gia cầm có năng suất và khả năng chống bệnh cao để sản xuất thử và nhân rộng theo hướng chăn nuôi thâm canh, công nghiệp, an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

KS. Đặng Ái - Trưởng Phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.698.924
Truy câp hiện tại 7.481