Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỪA THIÊN HUẾ
Ngày cập nhật 02/01/2013

Kinh tế trang trại đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng khóa VIII và Nghị quyết 06 ngày 10/11-1998 của Bộ Chính trị khẳng định và khuyến khích phát triển. Ngày 02 tháng 02 năm 2000 Chí phủ đã có Nghị quyết 03 về kinh tế trang trại, đây là cơ sở pháp lý để Kinh tế trang trại phát triển.

Kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế bước đầu mới phát triển nhưng đã tự khẳng định là hình thức tổ chức quan trọng, có thể coi là bước đột phá thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, thể hiện vai trò tích cực, phát huy nội lực để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, đó là con đường làm giàu cho nông dân. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.

 Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại là: Tích tụ và tập trung sản xuất là quy luật của quá trình sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, từ sản xuất hàng hóa giản đơn lên sản xuất hàng hóa ở trình độ cao. Nhờ thế những ưu thế của phân công lao động mới được tận dụng triệt để, sản xuất hàng hóa do vậy mới phát triển. Xuất phát từ quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy đòi hỏi quy mô sở hữu, QHSX, phương thức, công cụ sản xuất và biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh cũng phải thay đổi cho phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu thực hiện và nâng cao trình độ xã hội hóa thực tế của nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế trang trại gắn liền với sự phát triển của phân công lao động. Xuất phát từ nội dung vận hành của cơ chế thị trường. Trang trại với ưu thế quy mô, vừa có điều kiện tăng năng suất lao động, vừa có khả năng khai thác hữu hiệu lợi thế so sánh của từng vùng, nhờ vậy có thể thực hiện tốt việc sản xuất ra hàng hóa nhiều với chi phí thấp nhất, trên cở đó thúc đẩy tăng trưởng cả thị trường đầu ra lẫn thị trường đầu vào.

Có thể nhận dạng kinh tế trang trại với những đặc điểm sau: Trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, kinh doanh tổng hợp. Ngoài sử dụng lực lượng lao động của gia đình, có sử dụng lao động thường xuyên, sử dụng lao động thuê thời vụ. Chủ trang trại là người có kiến thức, có kinh nghiệm, có khả năng điều hành và quản lý sản xuất ở trang trại. Lấy sản xuất hàng hóa là đặc trưng cơ bản đánh dấu sự khác biệt giữa kinh tế trang trại và kinh tế tiểu nông.

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế: Năm 2007 Thừa Thiên Huế có 478 trang trại (theo TTLT số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 13/6/2000 v/v hướng dẫn tiêu chí KTTT). Cụ thể như sau:

 - Trang trại trồng trọt nông nghiệp:                             232

- Trang trại lâm nghiệp:                                               50

- Trang trại chăn nuôi:                                                 32

- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản:                              121            

- Trang trại tổng hợp:                                                  43

Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011với quy định tiêu chí để đạt KTTT như sau:

-Trang trại trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, KDTH:

.Diện tích: 2,1 ha

.Giá trị sản lượng hàng hóa = 700 triệu/năm

-Chăn nuôi: Giá trị sản lượng hàng hóa:  = 1 tỷ đồng /năm

-Lâm nghiệp: .Diện tích có 31 ha, GTHH = 500 triệu/năm

Qua tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản năm 2012 theo hương dẫn TT số 27 thì:

1. Số trang trại đạt là 40 trang trại. Trong đó:

.Trang trại chăn nuôi là: 21 trang trại. Chiếm 52,5 %

.Trang trại lâm nghiệp:  04 trang trại. Chiếm 10 %

.Nuôi trồng thủy sản:    14 trang trại. Chiếm  35 %

.Trang trại tổng hợp:       01 trang trại. Chiếm 2,5 %

2.Đất đang sử dụng của trang trại:   Tổng số: 797 ha. Trong đó:

Đất SX nông nghiệp:  66 ha.

Đất lâm nghiệp: 620 ha.

Đất NTTS: 95 ha.

Đất khác: 16 ha.

3.Loại hình trang trại sử dụng đất:

Trang trại chăn nuôi: 95 ha. B/q 1 trang trại 4,5 ha

 Trang trại lâm nghiệp: 609 ha. B/q 1 trang trại là 152 ha

.Trang trại NTTS: 79 ha. B/q 5,6 ha.

Trang trại tổng hợp: 14 ha. (1 trang trại)

4. Số trang trại được phân bổ ở huyện, thị xã như sau:

Phú Vang: 5 trang trại. (2 NTTS, 3 chăn nuôi)

Phong Điền: 8 trang trại. (4 chăn nuôi, 4 NTTS)

Quảng Điền: 12 trang trại.  (9 chăn nuôi, 3 NTTS)

Hương Thủy: 9 trang trại.  (2 NTTS, 2 LN, 4 chăn nuôi, 1 TH)

Hương Trà: 2 trang trại. ( 1 NTTS, 1 chăn nuôi )

Phú lộc: 4 trang trại.  (2 LN, 2 NTTS)

5.Giá trị thu từ Nông, lâm, thủy sản: Tổng thu: 78.605 triệu đồng

Chăn nuôi:        41.084 triệu đồng.   B/q là 1,9 tỷ đồng

Lâm nghiệp:       9.322 triệu đồng.    B/q là 2,330 tỷ đồng

NTTS:               27.469 triệu đồng.   B/q là 1,962 tỷ đồng

KDTH:                   730 triệu đồng.  B/q là 730 triệu đồng.

*Đánh giá chung tình hình cơ bản trên.

-Dựa vào điều kiện tự nhiên khí hậu thời tiết và đất đai từng vùng, từng địa phương gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có như điện, giao thông , thủy lợi tập quán và truyền thống lao động mà các trang trại hình thành một cách tự phát.

-Từ thực tế phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua và hiện nay  là giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nông - lâm - ngư nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân, cùng với chủ trương “dồn điền, đổi thửa” tập trung ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để trang trại phát triển.

-Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, đó là: Trang trại ở Thừa Thiên Huế được hình thành theo hướng tự phát, chưa có quy hoạch về phát triển kinh tế trang trại nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo chủ trương của nhà nước chưa được quan tâm.

Một số giải pháp phát triển KTTT: Nghị quyết số 03/CP cần nghiên cứu kịp thời một số chính sách nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với Kinh tế trang trại. Cụ thể như sau:

1. Về quy hoạch phát triển Kinh tế trang trại:

Thực hiện Thông tư số 62/2000/TT.BNN-KH ngày 06/06/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, V/v “Hướng dẫn quy hoạch phát triển Kinh tế trang trại”

*Nội dung quy hoạch:

+ Quy hoạch sử dụng đất.

+ Quy hoạch sản xuất Nông - Lâm nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

+ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

+ Bảo vệ môi trường.

2. Về đất đai:

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 456/2001/QĐ-UB ngày 5/3-2001 về chính sách khuyến khích đất trống, đồi núi trọc, mặt nước đầm phá, đất hoang hoá ven biển, ven phá vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

3.Về đầu tư:

Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân và các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh theo mô hình Kinh tế trang trại. Thực hiện Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Luật. Khuyến khích đầu tư trong nước, để các chủ trang trại được xác định là đối tượng hưởng chính sách đầu tư quy định theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

 4.Về tín dụng:

Các trang trại thực hiện theo Nghị quyết số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, . Mức cho vay một trang trại từ 500 triệu.

5.Về lao động:

Đối với lao động chủ trang trại thuê để làm việc thường xuyên trong trang trại, chủ trang trại phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã được quy định tại Thông tư số 23/2000/TT-LĐTBXH, ngày 28/9/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại.

6.Về thị trường:

Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra: Cần khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 02/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

7. Việc cấp giấy chứng nhận Kinh tế trang trại, đăng ký kinh doanh:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển, các chủ trang trại có thể thực hiện đăng ký kinh doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp quy định tại Nghị định số02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh hoặc xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí trang trại theo tinh thần TT số 27/2011/TT-BNN ngày 13/4 năm 2011.

8. Khoa học và công nghệ:

Cần sớm hoàn thiện hệ thống khuyến nông để chỉ đạo trang trại và xác định nội dung cụ thể nhằm hướng dẫn và giúp đỡ một cách thiết thực đối với trang trại. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với trường Đại học Nông lâm, Đại học Kinh tế nghiên cứu mô hình, chỉ đạo Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển cây ăn quả, Trung tâm giống cây trồng và vật nuôi đi sâu vào nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống cây con có giá trị kinh tế cao, thích nghi với điều kiện từng vùng với việc xây dựng quy trình canh tác, chế biến và bảo quản sản phẩm, thực hiện tốt viêc chuyển giao các công nghệ cho chủ trang trại.

9. Về nội lực của trang trại:

Trình độ quản lý và kỹ thuật của chủ trang trại và người lao động: Đa số chủ trang trại có trình độ học vấn thấp, đại bộ phận chưa qua đào tạo nên lúng túng trước cơ chế thị trường, việc điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu dưa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của chủ trang trại nên chất lượng sản xuất - kinh doanh trang trại chưa cao và thiếu bền vững. Lao động làm việc trong các trang trại chưa qua đào tạo nghề. Lực lượng lao động thuê ngoài là lao động phổ thông, trong đó tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm 95%. Còn 5% có tay nghề về cơ khí, vận hành và điều khiển máy móc trong tổng số lao động của trang trại.

10.Tăng cường quản lý nhà nước đối với Kinh tế trang trại:

Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục PTNT&QLCLNLTS thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Kinh tế trang trại, chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển trang trại, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, quy hoạch thuỷ lợi, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, thông tin thị trường, tổ chức tập huấn kỹ thuật, quản lý cho chủ trang trại.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 15.180