Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Những khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 29/04/2020

Hiện nay, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với nông dân. Từ đó, góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng "được mùa, mất giá".

 

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh về việc xây dựng các mô hình sản xuất lúa vụ Đông xuân 2019 - 2020, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với các HTX trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện  “Mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa ” với quy mô 65 ha, ở 4 hợp tác xã nông nghiệp thuộc 3 huyện/thị xã  Phú Lộc, Hương Thủy, Phú Vang bao gồm các hoạt động như hỗ trợ tư vấn liên kết; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ về giống, vật tư, xây dựng mối liên kết giữa các đối tác trong cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm .

Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp; hợp tác xã và người nông dân đang phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản vẫn còn nhiều hạn chế như tỷ lệ các hộ tham gia liên kết sản xuất thấp so với mặt bằng sản xuất chung. Mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà phân phối trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn còn lỏng lẻo; sản phẩm chưa tiêu thụ được nhiều.

Nguyên nhân là do:

- Quy mô liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhỏ, lẻ, phân tán, không tập trung, sản phẩm không thường xuyên.

- Hoạt động của các HTX, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn thụ động, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước, chưa có chiến lược rõ ràng, định hướng cụ thể; Giá cả nông sản trong những năm vừa qua biến động liên tục nên các doanh nghiệp thu mua chưa mạnh dạn áp dụng chính sách bảo hiểm giá.

- “Các chuỗi liên kết sản xuất mới bước đầu hình thành nên sự liên kết chưa chặt chẽ, quá trình thực hiện còn lúng túng. Hợp đồng liên kết còn nhiều bất cập, chưa có chế tài xử lý khi vi phạm hợp đồng liên kết. Nội dung hợp đồng bao tiêu sản phẩm là hợp đồng có tính hướng dẫn, không phải là hợp đồng kinh tế nên tính pháp lý không cao, do đó các bên dễ vi phạm hợp đồng”. Đây cũng là khó khăn lớn trong quá trình liên kết.

Để tiếp tục thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và người nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản thì chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Chính quyền các cấp phải đứng ra tổ chức xúc tiến việc liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Quan tâm công tác đánh giá, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhập, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản. Đây là cơ sở để giúp người nông dân, doanh nghiệp  nghiên cứu, điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường và chủ động tìm đầu ra cho nông sản, là cơ sở thiết lập hợp đồng dài hạn giữa người sản xuất và người chế biến, tiêu thụ. 

- Kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc thu mua, phân phối, tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp với hợp tác xã kiểu mới, nhằm xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững, khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy làm” và bị tư thương ép giá ở các địa phương. 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.268.192
Truy câp hiện tại 4.150