Trong Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến 2045 nêu rõ: Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á
Căn cứ định hướng trên, những mục tiêu cụ thể được đưa ra trong năm 2021 cần hướng đến là:
1. Chuyển đổi số hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số:
- 100% hoạt động quản lý nhà nước sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã và liên thông với Quốc gia trong các hoạt động quản lý nhà nước (Ngoại trừ các văn bản Mật theo quy định).
- 100% dịch vụ công đủ điều kiện công bố mức độ 4.
- 100% quy trình xử lý dịch vụ hành chính được thực hiện bằng quy trình số.
- 50% dữ liệu chuyên ngành qua hệ thống số hóa dùng chung của tỉnh và được số hóa quy trình khai thác.
- Triển khai hệ thống phòng họp số (Báo gồm ứng dụng họp thông minh và giải pháp họp trực tuyến).
- Triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu thống kê” Ngành trên nền tảng dữ liệu lớn của tỉnh. Hình thành bước đầu hệ thống báo cáo số tích hợp vào hệ thống báo cáo số của tỉnh.
- Triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội” trên nền tảng dữ liệu lớn của tỉnh. Hình thành bước đầu hệ thống báo số tích hợp vào hệ thống báo cáo số của tỉnh.
2. Chuyển đổi số hướng đến xây dựng Xã hội số:
- 100% cán bộ công chức, viên chức cài Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S.
- 100% người dân có điện thoại thông minh có cài Hue-S và sử dụng các dịch vụ Hue-S cung cấp.
- 100% các vấn đề của Ngành, Địa phương được thông báo, tuyên truyền qua Hue-S.
- 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân được xử lý đảm bảo đúng điều kiện.
3. Chuyển đổi số hướng đến phát triển Kinh tế số:
- 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp trên Hue-S.
- 100% người dân có cài Hue-S tại tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.
- 20% Doanh nghiệp, cơ Sở kinh doanh có áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt được hỗ trợ thông qua chương trình Hue-S.
- Thúc đẩy các thành phần kinh tế có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.
Với những mục tiêu trên, các cơ quan, đơn vị cần tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong năm 2021 như sau:
1. Chuyển đổi số hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số tập trung vào:
- Rà soát đăng ký Sở Thông tin và Truyền thông cấp phát chữ ký số cho 100% cán bộ, công chức, viên chức.
- Rà soát đăng ký Sở Thông tin và Truyền thông cấp phát chữ ký số qua sim di động cho 100% cán bộ lãnh đạo cấp Phòng trở lên.
- Ban hành quy chế thực hiện nghiêm và các điều kiện đảm bảo 100% văn bản quản lý nhà nước của đơn vị thực hiện qua môi trường mạng, trong đó 100% các văn bản ban hành có áp dụng chữ ký số. Đối với các trường hợp đã được cấp chữ ký số thì tham gia ký số vào quy trình ban hành văn bản theo quy định.
- Rà soát dịch vụ công của đơn vị, vận dụng các tiện ích đã được triển khai vào thực tiễn như (dịch vụ bưu chính công ích, hồ sơ điện tử, chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt, xác thực danh tính) .v.v. để áp dụng và thủ tục hành chính đảm bảo đủ điều kiện công bố mức độ 4.
- Rà soát, hoàn thiện và ban hành quy định triển khai quy trình số trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
- Tổ chức thống kê lại cơ Sở dữ liệu chuyên ngành gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp. Lập kế hoạch và sử dụng công cụ số hóa dùng chung của tỉnh để tổ chức số hóa dữ liệu. Trên cơ Sở đó ban hành quy trình số khai thác dữ liệu được số hóa.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, ban hành quy định và xây dựng phòng họp số tại đơn vị
+ Đối với phần mềm họp thông minh ban hành quy định việc thực hiện thống nhất trong các cuộc họp của Ngành
+ Đối với các cuộc họp trực tuyến do UBND tỉnh chủ trì các đơn vị áp dụng hệ thống thống nhất đã triển khai. Đối với các cuộc họp do ngành chủ trì, sử dụng hệ thống dùng chung của Sở Thông tin và Truyền thông để tiết kiệm kinh phí.
- Căn cứ vào Quyết định của Bộ, Ngành, Trung ương về ban hành “Hệ thống thống kê”, các đơn vị rà soát lại các hệ thống thông tin do các ngành đã triển khai để kế thừa dữ liệu. Đối với các số liệu chưa có từ các hệ thống thông tin chuyên ngành thì xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành (Lưu ý, tránh trùng lắp với các hệ thống dùng chung của quốc gia). Dự thảo quy định và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để xây dựng và tổ chức triển khai đảm bảo chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, Sở có thể chủ động xây dựng các hệ thống báo cáo số để phục vụ công tác quản lý chuyên ngành.
- Các Địa phương số hóa, chuyển đổi số quy trình cập nhật số liệu quản lý chỉ tiêu kinh tế xã hội trên để hình thành báo cáo số. Xây dựng quy định, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông để lập lộ trình triển khai phù hợp.
- Ban hành bộ tiêu chí sử dụng dữ liệu về kết quả triển khai quy trình số hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc, dịch vụ công trực tuyến, phản ánh hiện trường, công tác cập nhật báo cáo số để làm tiêu chí quan trọng đánh giá xếp loại công chức, viên chức cuối năm.
2. Chuyển đổi số hướng đến xây dựng Xã hội số tập trung vào:
- Xây dựng các giải pháp triển khai tiêu chí (100% cán bộ công chức, viên chức (Ngành, Địa phương bao gồm cả đơn vị trực thuộc) cài Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S. Xây dựng mô hình điểm danh, mở cửa vào cơ quan bằng hình thức quet QR trên Hue-S.
- Xây dựng các giải pháp truyền thông kết hợp với các giải pháp huy động nguồn lực hỗ trợ để thực hiện mục tiêu (100% người dân có điện thoại thông minh tại (Địa phương) có cài Hue-S và sử dụng các dịch vụ Hue-S cung cấp).
- Các giải pháp Tổ chức giám sát, đánh giá và có phương án đảm bảo tất cả các phản ánh hiện trường, góp ý của người dân đều được xử lý theo đúng quy định.
3. Chuyển đổi số hướng đến phát triển Kinh tế số tập trung vào:
- Xây dựng các giải pháp thanh toán các dich vụ thiết yếu như điện nước, viễn thông, khuyên khích thanh toán các dịch vụ công cộng bằng quét QR để đạt mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức (Ngành, Địa phương và các đơn vị trực thuộc) sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp trên Hue-S.
- Xây dựng các giải pháp tuyên truyền chủ động kết hợp với chương trình chuyển đổi số của tỉnh để đạt mục tiêu 100% người dân có cài Hue-S tại (Địa phương) tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.
- Đối với các ngành có quản lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa, xây dựng triển khai các giải pháp để các doanh nghiệp tham gia vào nền tảng thanh toán không dùng tiền, đạt mục tiêu 30% Doanh nghiệp (Ngành quản lý) tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.
- Đối với các Địa phương xây dựng và triển triển khai các giải pháp nhằm huy động các cơ Sở kinh doanh buôn bán trên địa bàn tham gia vào chương trình đạt mục tiêu 20% Doanh nghiệp, cơ Sở kinh doanh tại (Địa phương) có áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt được hỗ trợ thông qua chương trình Hue-S.
- Xây dựng các giải pháp thúc đẩy các thành phần kinh tế có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.
4. Một số hoạt động tại các đơn vị để triển khai.
- Đẩy mạnh chủ động triển khai và tham gia các chương trình nâng cao về nhận thức chuyển đổi số.
- Đối với các giải pháp đã triển khai địa phương xây dựng phương án bằng quy định, quy trình triển khai.
- Đối với số hóa các đơn vị lập danh mục, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp làm căn cứ xin kinh phí hàng năm để triển khai.
- Đối với các hệ thống thông tin các địa phương phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông danh sách để đăng ký vào danh mục trung hạn.
- Đối với hạ tầng đường truyền, các địa phương tập trung nâng cao gói dịch vụ CPNet để đảm bảo chất lượng.
- Đối với hạ tầng máy tính nên theo hướng lãnh đạo cấp đơn vị ưu tiên đầu tư máy tính bảng, lãnh đạo và các cấp còn lại ưu tiên máy tính xách tay, thống kê các nghiệp vụ đặc biệt để trang bị máy chuyên dụng.
- Đối với các đơn vị đặc thù không thuộc hạ tầng dùng chung của tỉnh như du lịch, giao thông.v.v. thì lập danh mục dự án thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông để đưa xin chủ trương đưa vào đầu tư trung hạn.
- Triển khai hệ thống đảm bảo an toàn thông tin dùng chung của tỉnh.
- Đăng ký danh sách và cử cán bộ tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ của Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện.
Về tổ chức thực hiện đề nghị các đơn vị quan tâm một số vấn đề.
1. Phát huy vai trò của cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin;
2. Quan tâm đến việc phân công xây dựng các các quy định, quy trình và thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể xây dựng các danh mục số hóa, các hệ thống thông tin và phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông để tham mưu nguồn lực triển khai hiệu quả.
4. Phân công nhiệm vụ xây dựng bộ tiêu chí làm căn cứ quan trọng trong việc đánh giá tổ chức, đơn vị và công chức, viên chức trong quá trình triển khai kế hoạch bằng dữ liệu.
5. Định kỳ họp Ban chỉ đạo của cơ quan, đơn vị để đánh giá và triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số của đơn vị
6. Tích cực tham gia các chương trình do tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai.
7. Đăng ký mô hình thí điểm