Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tuần lễ Chuyển đổi số Huế - 2021 với chủ đề “Cơ hội – Thách thức” đã đạt được nhiều kết quả tích cực
Ngày cập nhật 18/05/2021

Nhằm triển khai các nội dung của Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030; Quyết định số 1957/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để tiến hành triển khai chuyển đổi số một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực trọng điểm của tỉnh, góp phần thúc đẩy thúc đẩy, xúc tiến, hợp tác, đầu tư các ngành, các lĩnh vực tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và nền kinh tế khu vực, cả nước nói chung, tạo ra cơ hội để các cơ quan, các hiệp hội, các doanh nghiệp của các địa phương gặp gỡ, trao đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực, trọng tâm của năm 2021 là các lĩnh vực đầu tư, du lịch, y tế, giáo dục và dịch vụ hành chính công.

Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh, các Sở chuyên môn thuộc tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức, triển khai “Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2021” với chủ đề “Cơ hội – Thách thức”, thời gian từ ngày 27-30/4/2021, tại Khách sạn Indochine và các địa điểm hoạt động bên lề khác.

Hoạt động này đã thu hút hơn 400 đại biểu về tham gia các sự kiện, trong đó có đại diện Lãnh đạo các Bộ, Ngành như: Thứ trưởng Bộ TT&TT, Lãnh đạo các đơn vị của các Bộ KHĐT, VHTTDL, Y tế; Đại diện Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế như: Ông Lê Trường Lưu – Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Phan Thiên Định – Bí thư thành ủy Huế, cùng nhiều Lãnh đạo và đại biểu các tỉnh, thành: TP.HCM, Quảng Trị, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre; Đại diện lãnh đạo các Sở, ngành các tỉnh từ Quảng Bình trở vào miền Nam.

Đặc biệt, Tuần lễ chuyển đổi số thu hút đông đảo đại diện tham gia từ phía các doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp -Viễn thông quân đội Viettel và hơn 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và TP.HCM.

Các hoạt động tại Tuần lễ chuyển đổi số được tổ chức đa dạng, phong phú về nội dung và có trọng tâm, trong đó có những hoạt động nổi bật thu hút được sự quan tâm đông đảo của đại biểu và nhân dân như:

- Khai mạc Khu trải nghiệm, trưng bày sản phẩm, ứng dụng, giải pháp Chuyển đổi số

Khu trải nghiệm, trưng bày sản phẩm đã tổ chức trình diễn, giới thiệu sản phẩm, giải pháp của các đơn vị lớn trong nước như Viettel, VietsoftPro, Vietinbank,FPT, Dell, ZOHO, SMC Huế,… để giới thiệu các giải pháp, thuyết trình các công nghệ mới;  Kết thúc, Ban tổ chức đã trao chứng nhận tham gia gian hàng tại Khu trải nghiệm, triển lãm cho 40 doanh nghiệp.

Khu trải nghiệm, triển lãm đã diễn ra trong suốt 02 ngày từ 27-28/4/2021 với nhiều hoạt động, chương trình và nhận được sự quan tâm của các cá nhân, doanh nghiệp với khoảng 1.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm. Trong thời gian diễn ra triển lãm, bên cạnh các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tham quan, trải nghiệm các giải pháp, khu trải nghiệm triển lãm đã nhận được sự quan tâm, tham gia của các đoàn tham quan đến từ các đơn vị cụ thể như: Trường THPT Quốc Học, Trường THPT Cao Thắng, Trường THPT Hai Bà Trưng, Trường THPT Đặng Trần Côn, Trường THPT Bùi Thị Xuân….

- Phiên toàn thể: Khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2021

Phiên khai mạc đã công bố triển khai nền tảng gồm: Hue-S, Học bạ điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử, Nền tảng du lịch thông minh, Thanh toán không dùng tiền mặt. Nội dung này nhằm làm cơ sở để triển khai các hệ thống của một số ngành trọng điểm trong thời gian tới.

Ban tổ chức đã triển khai lễ ký kết triển khai xe đạp thông minh, Biên bản ghi nhớ xúc tiến, hỗ trợ chuyển đổi số giữa các tổ chức, doanh nghiệp, trao chứng nhận đầu tư, và trao tặng đồ dùng học tập cho học sinh tại các vùng khó khăn.

Phiên khai mạc đã đạt kết quả với các báo cáo định hướng, đề ra các phương pháp triển khai chuyển đổi số hiệu quả, công bố các nền tảng chuyển đổi số quan trọng của tỉnh trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, du lịch,… của tỉnh để triển khai chính quyền số và đô thị thông minh trong thời gian tới, trao chứng nhận đầu tư cho liên danh Công ty SMC Huế - - Korea Land and Housing Corporation (LH) nhằm bước đầu hình thành Khu CNTT tập trung của tỉnh với vai trò là một thành viên của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

- Diễn đàn du lịch Huế năm 2021: Chuyển đổi số trong ngành Du lịch

Chuyển đổi số trong ngành du lịch sẽ tập trung vào các nền tảng, giải pháp để quản lý thông minh trong bối cảnh 4.0; xây dựng các tiện ích phục vụ tìm kiếm, chia sẻ thông tin, đặt dịch vụ và thanh toán không dùng tiền mặt… Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), 3D mapping… cũng được phát triển mạnh để giúp du khách có những trải nghiệm mới lạ, độc đáo khi đến Thừa Thiên Huế. Trong nỗ lực tái khởi động, phục hồi hoạt động du lịch, việc ứng dụng công nghệ số là tất yếu, có đóng góp tích cực trong việc bảo đảm an toàn cho du khách, tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị, quảng bá trực tuyến, thương mại điện tử.

Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ngành du lịch một cách nhanh chóng và hiệu quả được xác định như sau: (i) Tập trung hoàn thiện đảm bảo hệ thống hạ tầng, xây dựng hệ thống và số hóa cơ sở dữ liệu số ngành du lịch, phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin quản lý từ Trung ương đến cơ sở; (ii) Phát triển các ứng dụng du lịch thông minh hỗ trợ doanh nghiệp và phục vụ khách du lịch; (iii) Đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành du lịch dịch vụ. Nghiên cứu phát hành Thẻ điện tử phục vụ cho khách du lịch (Thẻ du lịch) liên kết và tích hợp các loại thẻ với các tài khoản hỗ trợ thanh toán đáp ứng toàn diện các vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt trong quá trình tham quan, du lịch góp phần đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch; (iiii) Triển khai phối hợp đào tạo cán bộ chuyển đổi số về các công nghệ số áp dụng trong du lịch gồm các tiêu chuẩn CNTT du lịch, các công nghệ số về dữ liệu du lịch làm nòng cốt trong chuyển đối số du lịch; (iiii) Một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số, đó là sự sẵn sàng, hợp tác của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đây là các đối tác chính và quan trọng trong hệ thống chuyển đổi số cùng đồng hành với cơ quan nhà nước, vì vậy cần có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị này. 

Trong dịp này, Tập đoàn Thiên Minh cho ra mắt ứng dụng Plutos Agent - Ứng dụng Đặt vé máy bay, khách sạn trực tuyến cho khách hàng đại lý. Sở Du lịch đã ký kết hỗ trợ truyền thông, quảng bá điểm đến với TikTok, Viettel VTS, Vietsoftpro; Ký kết giữa Công ty Plutos (Thiên Minh Group) với Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

- Chuyển đổi số trong doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Lãnh đạo UBND tỉnh đã khẳng định vai trò của chuyển đổi số trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2045, cụ thể, “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng”. Để thực hiện được vai trò đó, bước đầu, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung vào chuyển đổi số khối doanh nghiệp để hướng đến phát triển xã hội số và thúc đẩy phát triển kinh tế số.

UBND tỉnh đã tiến hành trao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho Liên danh Công ty TNHH SMC Huế (SMC Hue) - Korea Land and Housing Corporation (LH) với tổng vốn đăng ký 3.458 tỷ đồng để thực hiện dự án Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế (Thành phố truyền thông thông minh) tại Khu B, đô thị mới An Vân Dương. Dự án này được xác định là dự án động lực để thúc đẩy phát triển lĩnh vực CNTT của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lãnh đạo UBND tỉnh kêu gọi sự chủ động của các doanh nghiệp, sự phối kết hợp của các sở ngành trong việc hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, hướng đến thực hiện 100% dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh tích hợp các thủ tục và các dịch vụ tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, sớm hình thành cổng thông thông tin trao đổi, báo cáo trên môi trường mạng theo hướng một cổng giao tiếp gắn tích hợp dữ liệu và chia sẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế & Giáo dục

Với tỉnh Thừa thiên Huế, thời gian qua, chuyển đổi số đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh nhằm xây dựng chính quyền số, xã hội số, thực hiện mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng thành phố di sản, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; trong đó, phát triển y tế và giáo dục được xác định là hai trong các lĩnh vực nền tảng của tỉnh về chuyển đổi số.

Tại Hội nghị, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã có báo cáo tổng quan về mục tiêu chuyển đổi số. Cụ thể, đối với ngành y tế, đến nay, 100% đơn vị khám chữa bệnh đã liên thông; trên 95% người dân Thừa Thiên Huế đã có mã số hồ sơ sức khỏe điện tử và người dân có thể vào ứng dụng Hue-S để theo dõi sức khỏe của mình.

Sở Giáo dục và Đào tạo định hướng 5 nội dung lớn trong chuyển đổi số của Ngành giáo dục: (1) Việc xây dựng và triển khai hệ thống CSDL của ngành là trọng tâm của công tác chuyển đổi số; (2) Đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số trong toàn ngành Giáo dục; (3) Thúc đẩy phát triển học liệu số ở tất cả cấp học, môn học gắn với việc chia sẻ học liệu giữa các nhà trường, từ đó hình thành kho học liệu số toàn ngành giáo dục; (4) Triền khai họp trực tuyến và hàng loạt giải pháp dạy học trực tuyến; (5) Áp lên nền tảng Hue-S.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu clip hệ thống quá trình chuyển đổi số ngành giáo dục gồm 3 nội dung: (1) Giới thiệu tổng quan về hiện trạng và kết quả phát triển Chuyển đổi số ngành đã đạt được như: Đã hình thành CSDL về trường, lớp, học sinh, giáo viên tập trung và được cài đặt trên hệ thống dữ liệu của tỉnh (Hue IOC); Học bạ điện tử, liên lạc điện tử, đăng ký tuyển sinh đầu cấp trên nền tảng Hue-S; Hội họp trực tuyến bằng hệ thống hop.moet.gov.vn; Học trực tuyến bằng Microsoft Team; quản lý điều hành và dịch vụ công trong giáo dục…; (2) Chỉ ra ngành chuyển đổi gì để xác định Mục tiêu; (3) Hình thành 6 nhóm giải pháp thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

- Chuyển đổi số trong thương mại, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao

Các vấn đề về chuyển đổi số trong thương mại, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao được đại diện các doanh nghiệp trình bày cụ thể, trên cơ sở chỉ ra những rào cản trong chuyển đổi số, nhiều giải pháp công nghệ của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như: FPT, Acer, VNG Cloud, trang TMĐT của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh… được các đơn vị giới thiệu, quảng bá để các doanh nghiệp, HTX hoạt động trong các lĩnh vực có cơ hội trải nghiệm, gồm:

- Giải pháp chuyển đổi số cho các hợp tác xã và doanh nghiệp - Liên minh Hợp tác xã Thừa Thiên Huế;

- Chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử - Cơ hội cho doanh nghiệp bất phá - Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Chia sẻ câu chuyện thực tế chuyển đổi số về thương mại, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao của - Công ty Tư vấn chuyển đổi số FPT (FPT Digital);

- Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho chuyển đổi số - Trung tâm Dữ liệu và Điện toán, Dell Technologies Việt Nam;

- Giải pháp số trong Xây dựng và Vận hành kinh doanh thương mại của - Zoho Việt Nam;

-Kỷ nguyên mới của chuỗi cung ứng thực phẩm trên nền tảng IBM Food Trust và Blockchain -IBM Việt Nam;

- Giải pháp Cloud Camera và phân tích hình ảnh - Công ty VNG Cloud.

- Giao lưu sinh viên CNTT -TT tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương trình giao lưu đã diễn ra khá thành công với sự tham gia của hơn 500 sinh viên ngành CNTT-TT trên địa bàn tỉnh. Trong buổi giao lưu, chương trình chỉ dành 30 phút để các diễn giả có những chia sẻ, nội dung chính tập trung vào phần giao lưu để các em sinh viên có cơ hội để trao đổi, thảo luận thực tế hơn. Thông qua các bài tham luận, các diễn giả vừa cung cấp thông tin, vừa định hướng cho các em sinh viên cũng như gợi mở ra những vấn đề để phần giao lưu các em có thể có những trao đổi cụ thể về những vấn đề các em đang quan tâm cần sự giải đáp của những người có kinh nghiệm để các em có sự nhìn nhận đúng, thấu đáo về ngành nghề các em đang theo học cũng như tự tin và tự định hướng được cho con đường tiếp theo của mình.

  • Kết thúc chương trình giao lưu, Trung tâm Anh ngữ EUC trao học bổng cho đã trao 200 xuất khóa học PET Online trị giá 1.399.000đ/1 khóa, tổng giá trị tài trợ 279.800.000đ, trong đó:

      + Đại học Khoa học Huế: 80 suất

             + Đại học Kinh tế: 30 suất

             + Cao đẳng Công nghệ Huế: 30 suất

             + Cao đẳng Sư phạm Huế: 30 suất

             + Trung tâm đào tạo CNTT Aptech: 30 suất

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.287.581
Truy câp hiện tại 15.843