Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
TỔNG KẾT SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT VÀ BVTV 2022, TRIỂN KHAI SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2022-2023
Ngày cập nhật 09/11/2022

Ngày 04/11/2022, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Tổng kết sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2022 và triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Long An – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thị xã và thành phố Huế; Đại diện Lãnh đạo các phòng trực thuộc Sở và các đơn vị liên quan; Đại diện Ban Giám đốc một số HTX trên địa bàn; Đại diện các Công ty sản xuất kinh doanh giống cây trồng, thuốc BVTV, phân bón trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2022, diễn biến khí hậu, thời tiết trái quy luật, nhất là các đợt mưa lớn bất thường, đặc biệt trong vụ Đông Xuân 2021-2022, làm thiệt hại đến sản xuất, nhiều diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả bị ngập úng, đổ ngã nên làm giảm năng suất, sản lượng đáng kể. Bên cạnh đó, tình hình giá cả vật tư, phân bón biến động, tăng cao đột biến (tăng khoảng 1,5 lần so với các năm trước) gây khó khăn và hạn chế trong việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo kịp thời của UBND Tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, đặc biệt sự nổ lực của bà con nông dân, sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị cung ứng dịch vụ trong sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật nên năm 2022 diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm khác ổn định. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận cả năm đạt 94%. Diện tích nhóm giống chất lượng đạt 19.582,1ha, bằng 118,1% so với năm 2021. Việc thu thập, khảo nghiệm, xác định các giống lúa mới năng suất, có nhiều ưu điểm vượt trội, ít sâu bệnh, thích hợp với từng chân đất của địa phương được ngành nông nghiệp hết sức quan tâm. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, hữu cơ tiếp tục phát triển với hơn 55.900m2 nhà lưới, 7.000 ha sản xuất theo VietGAP, 245 ha theo hướng hữu cơ. Công tác bảo vệ thực vật được chú trọng, công tác điều tra dự tính dự báo, phòng chống sinh vật gây hại được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Công tác chỉ đạo sản xuất, khắc phục hậu quả của mưa lớn, dịch bệnh được tiến hành đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật vẫn còn một số khó khăn, tồn tại: Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, người dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Giá nông sản còn thấp, chưa ổn định ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bà con nông dân, việc đầu tư chăm sóc chưa được quan tâm đúng mức; Việc sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ còn hạn chế nên tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch của người dân vẫn còn xảy ra khi chuyển tiếp vụ Đông Xuân sang vụ Hè Thu; Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn tùy tiện như tăng nồng độ liều lượng, phối trộn nhiều loại thuốc trong một lần phun, phun không đủ lượng nước trên đơn vị diện tích, phun thuốc trừ sâu khi chưa đến ngưỡng phun trừ nên ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng, ảnh hưởng đến kết quả chỉ đạo phòng trừ, gây ô nhiễm môi trường sinh thái; Đối với bệnh khảm lá sắn, một số nông dân chưa chú trọng công tác vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy các bộ phận của cây sắn bị nhiễm bệnh sau thu hoạch, vẫn sử dụng giống sẵn đã nhiễm bệnh để trồng, sau khi phát hiện bệnh trên đồng ruộng không tiến hành tiêu hủy đã tạo điều kiện cho bệnh khảm lá sắn lây lan, phát tán trên đồng ruộng; Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa về cây ăn quả đặc sản tại một số địa phương chưa được quan tâm. Nông hộ có cây đầu dòng được tuyển chọn chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn giống.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Long An đánh giá cao kết quả sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2022và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và giải pháp trong vụ Đông Xuân 2022-2023: Tổ chức thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ gieo trồng; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để gieo trồng các loại rau màu, đậu các loại... đảm bảo diện tích theo kế hoạch đề ra, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất trên một dơn vị diện tích. Tăng cường công tác dự tính, dự báo sâu bệnh hại trên cây trồng, có biện pháp phòng trừ kịp thời nhằm bảo vệ năng suất cây trồng. Tổ chức sản xuất theo mô hình kiên kết, cánh đồng lớn. Quan tâm chỉ đạo hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất các loại cây trồng, sản xuất ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, hữu cơ, quảng bá tư liệu các loại cây trồng. Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng, đặc biệt giống cây ăn quả).

                                                                                                                                                                                   Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.296.126
Truy câp hiện tại 449