Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hướng dẫn thực hiện “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường”
Ngày cập nhật 23/11/2022

Ngày 21/11/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành hướng dẫn số 2729/HD-SNNPTNT về việc thực hiện “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường”

Theo đó, đã tập trung hướng dẫn các nội dung theo theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Công văn số 11811/UBND-NN ngày 08/11/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường; một số nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu
- Đảm bảo tiêu độc khử trùng đúng đối tượng, tiêu diệt triệt để mầm bệnh;
- Hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, người sử dụng cũng như động vật, sản phẩm động vật.
II. Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng tiêu độc
1. Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.
2. Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (lau chùi, quét dọn, cạo, cọ rửa).
3. Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.
III. Loại hóa chất sát trùng
- Sử dụng hóa chất (Benkocid và Iodine) để phun tiêu độc khử trùng đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp theo kế hoạch. Cách tiến hành như đã áp dụng trong các lần tiêu độc khử trùng trước đây và theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất;
- Vôi bột, vôi tôi, nước vôi, xà phòng, nước tẩy rửa.
IV. Đối tượng vệ sinh, khử trùng tiêu độc (nơi nguy cơ cao)
1. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung.
2. Hộ gia đình có chăn nuôi động vật.
3. Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.
4. Cơ sở giết mổ động vật.
5. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
6. Chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống.
7. Địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán, kinh doanh, nơi cách ly kiểm dịch động vật.
8. Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật.
9. Trạm, chốt kiểm dịch động vật, chốt kiểm soát ổ dịch.
10. Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.
V. Cách  thức tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng
1. Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm
1.1.  Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung:
- Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân rác để  đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.
- Tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần.
- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn...trước khi ra, vào cơ sở.
1.2. Đối với hộ chăn nuôi gia đình:
- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm, thu gom phân rác, chất độn chuồng để  đốt hoặc chôn.
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần.
- Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển sau mỗi lần vận chuyển.
1.3. Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm:
- Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu huỷ.
- Phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở.
2. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
- Nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ; sau khi gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nuôi nhốt phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng;
- Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ;
- Nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất;
- Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh, thu gom chất thải rắn để xử lý.
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật 
Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
4. Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và sản phẩm động vật 
- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ;
- Phương tiện, dụng cụ vận chuyển phải được phun thuốc khử trùng khi vào, ra khỏi chợ;
- Những quầy bán thịt phải được vệ sinh sạch sẽ trước và phun thuốc tiêu độc, sát trùng cuối mỗi buổi chợ;
- Quét dọn và xử lý chất thải rắn trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt.
5. Khu vực chôn lấp, xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh; nơi thu gom, xử lý chất thải động vật
Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần.
6. Phượng tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
Vệ sinh cơ giới sạch sẽ và phun tiêu độc khử trùng trước và sau mỗi lần vận 
chuyển.
7. Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ
- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị bắt giữ;
- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực nhốt, giữ động vật ngay sau mỗi đợt tiêu hủy. Phân, rác thải phải được xử lý chôn hoặc đốt.
8. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm 
Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phun tiêu độc mỗi tuần 1 lần.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.294.576
Truy câp hiện tại 19.291