Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, các đơn vị Sở, ngành, UBND cấp huyện được giao rà soát, đơn giản hóa các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình. Kết quả, các đơn vị đã hoàn thành 100% kế hoạch; tổng số TTHC kiến nghị phương án đơn giản hóa gồm 32 TTHC thuộc 20 lĩnh vực, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương bổ sung, sửa đổi 25 văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Lợi ích tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC: 576.792.940 đồng/năm và tỉ lệ cắt giảm chi phí 33%.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện đăng tải công khai các thông tin về địa chỉ, email, số điện thoại của cơ quan đầu mối tiếp nhận, xử lý PA, KN tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC để kịp thời tiếp nhận, xử lý theo quy định.
Tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận và xử lý trong Quý III năm 2023 là: 131.387 hồ sơ; số mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo là: 124.130 hồ sơ (Trong đó: trực tuyến: 59.335 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 64.795 hồ sơ); số từ kỳ trước chuyển qua: 7.257 hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 123.814 hồ sơ. Trong đó, giải quyết trước hạn: 58.834 hồ sơ, đúng hạn: 62.850 hồ sơ, quá hạn: 2.130 hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 7.573 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 7.157 hồ sơ, quá hạn: 416 hồ sơ.
- Nguyên nhân chủ yếu của việc chậm giải quyết hồ sơ TTHC được các Sở, ban, ngành, địa phương xác định chủ yếu là do: một số hồ sơ cần phải xác minh cụ thể hoặc phải thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định và do các nguyên nhân khách quan khác, kể cả từ phía người nộp hồ sơ...
- Việc công khai tiến độ giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh, đã được cập nhật thường xuyên và công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh
Trong Quý III năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã; 100% TTHC đủ điều kiện được đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa các cấp, trừ các TTHC thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
Đến nay, toàn tỉnh có 2.095 TTHC được đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Trong đó: 1.578 TTHC tại cấp tỉnh (gồm có: 403 TTHC liên thông lên UBND tỉnh và 47 TTHC liên thông cùng cấp); 385 TTHC tại cấp huyện (gồm có: 20 TTHC liên thông cùng cấp và 42 TTHC liên thông giữa các cấp chính quyền); 132 TTHC tại UBND cấp xã.
Trong Quý III năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành 24 Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, trong đó đã phê duyệt bổ sung 166 quy trình nội bộ để cấu hình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đã hoàn thành phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hiện tại, trên toàn tỉnh có 524 TTHC thực hiện tại chỗ toàn bộ quy trình giải quyết TTHC, trong đó có 359 TTHC được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (đạt tỉ lệ 23%) và 165 TTHC được thực hiện tại các Trung tâm Hành chính công cấp huyện (đạt tỉ lệ 52%).
UBND tỉnh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện đưa vào sử dụng chính thức Kho dữ liệu kết quả giải quyết TTHC theo quy định và tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 08/7/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến, trong đó đã cung cấp 1.859 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình, một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (bao gồm: 787 DVCTT toàn trình (chiếm tỉ lệ 40%), 1.072 DVCTT một phần (chiếm tỉ lệ 55%)) thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh)
Hiện tại, số lượng dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là 1.451 dịch vụ công (Trong đó: 619 TTHC cung cấp dịch vụ công một phần (đạt 32,39%); 832 TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đạt 43,54%) và còn lại 460 TTHC (chiếm 24,07%).
Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương chuyên môn cấp sở, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và Trung tâm Hành chính công tỉnh và cấp huyện tạo nên môi trường giao tiếp, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị với cá nhân và doanh nghiệp.
Tiếp tục tổ chức đối thoại truyền hình trực tuyến, tạo điều kiện giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình thực tế, tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, tổ chức để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình lãnh, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các chức năng, tính năng, yêu cầu nghiệp vụ của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đáp ứng yêu cầu số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; hoàn thành kết nối chia sẻ dữ liệu trong tiếp nhận, giải quyết TTHC giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định tại Chương V Thông tư 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ.
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua Dịch vụ Bưu chính công ích (BCCI) đã được các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 10/7/2023 về việc công bố danh mục TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ BCCI trên địa bàn tỉnh để đảm bảo theo yêu cầu tại Văn bản số 1669/BTTTT-BC ngày 09/5/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đẩy mạnh triển khai Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI.
Bên cạnh đó, thông tin về TTHC được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố và tổ chức công khai trên mạng điện tử và niêm yết tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, các địa phương đã có nhiều nỗ lực, tích cực trong tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Nhìn chung, kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo Kế hoạch đề ra.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác Kiểm soát TTHC trong thời gian tới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các chức năng trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, Thông tư số 01/2018/TT-VPCP về hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ,… đồng thời đảm bảo kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ; đẩy mạnh thực hiện giải pháp đảm bảo năng lực hạ tầng công nghệ thông tin cho việc nâng cấp, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống Thông tin một cửa điện tử trong phạm vi toàn tỉnh được thông suốt, nhanh chóng, thuận lợi.