UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan nghiên cứu, triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết 06/2024/NQ-HĐND đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án hộ đê trước ngày 15/5 hàng năm.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh danh mục các công trình đê điều cần duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố trên địa bàn toàn tỉnh trước ngày 31/10 hàng năm. Trong đó chịu trách nhiệm xác định danh mục, xây dựng nhu cầu kinh phí duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều (quy định tại Điều 2, Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND) đối với các tuyến đê đã được phân cấp (quyết định số 1475/QĐ-BNN-PCTT ngày 22/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xác định danh mục, xây dựng nhu cầu kinh phí duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều đối với các tuyến đê chưa được phân cấp (các tuyến đê sông, đê bao nội đồng, …).
- Hàng năm, xây dựng, tổng hợp nhu cầu kinh phí duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều đối với các tuyến đê đã được phân cấp trên địa bàn tỉnh khi được giao nhiệm vụ, bố trí kinh phí.
2. Sở Tài chính
- Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu kinh phí duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều của các cơ quan, đơn vị và các địa phương, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND ngày 14/5/2024 của HĐND tỉnh và các văn bản liên quan.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cân đối nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án; phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND ngày 14/5/2024 của HĐND tỉnh.
4. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết 06/2024/NQ-HĐND ngày 14/5/2024 của HĐND tỉnh đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh kịp thời, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện.
- Hàng năm, chủ động bố trí nguồn kinh phí của địa phương để thực hiện các nội dung duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều được quy định tại Nghị quyết 06/2024/NQ-HĐND ngày 14/5/2024 của HĐND tỉnh.
- Thực hiện việc đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án hộ đê, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trước ngày 30/4 hàng năm.
- Xây dựng danh mục, nhu cầu kinh phí duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều (quy định tại Điều 2, Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND) đối với các tuyến đê trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trước ngày 31/10 hàng năm. Trong đó xác định rõ nội dung sử dụng ngân sách địa phương, nội dung sử dụng ngân sách tỉnh.
- Thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều đối với các tuyến đê trên địa bàn khi được giao nhiệm vụ, bố trí kinh phí.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, giải quyết theo quy định./.