Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hướng dẫn triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi đợt 3 năm 2014
Ngày cập nhật 27/12/2014

Hiện nay, bệnh Lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc đã phát sinh và lây lan tại một số địa phương như Hà Tĩnh, Lạng Sơn và một số tỉnh khác như Thanh Hóa, Lào Cai, Đăk Nông; dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra tại tỉnh Trà Vinh, H5N6 xảy ra tại tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, theo thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ đầu năm 2014 đến nay, Dịch cúm gia thể độc lực cao xảy ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Lào, Campuchia …; dịch LMLM đang xảy ra ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia…và một số nước Châu Phi.

Măt khác, trong thời gian tới thời tiết thay đổi, rét đậm, rét hại kéo dài; việc, buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm sẽ gia tăng nhiều nhất là trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán sẽ là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh trên gia súc, gia cầm có thể xuất hiện, lây lan thành dịch lớn.

Thực hiện Công văn số 10000/BNN-TY ngày 12/12/2014 của của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 3/2014; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 16/01/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật; Công văn số 1542/SNNPTNT-CCTY ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 3/2014.

Để chủ động ngăn chặn các chủng vi rút nguy hiểm trên gia súc, gia cầm bằng biện pháp cắt đứt đường truyền lây của vi rút trên quần thể gia súc, gia cầm và trong môi trường; Chi cục Thú y đề nghị Trạm Thú y các huyện, thị xã, các phòng liên quan tham mưu cho phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố Huế phát động và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi” trong toàn tỉnh đợt 3, cụ thể như sau:

I. Địa điểm thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng

- Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, khu cách ly, địa điểm tập kết gia súc, gia cầm để thực hiện kiểm dịch, chợ mua bán gia súc, gia cầm sống, cơ sở kinh doanh, ấp nở gia cầm.

- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; quầy bán sản phẩm gia súc, gia cầm; cơ sở chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm; phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm.

- Các vùng có ổ dịch cũ, hố chôn hủy gia súc, gia cầm và những nơi có nguy cơ cao.

- Các khu vực chăn nuôi của hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, khu vực công cộng, đường làng, ngõ xóm có nguy cơ cao.

 

 

II. Nội dung vệ sinh, tiêu độc khử trùng

1. Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm

a). Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung:

- Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân rác để  đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

- Bố trí hố sát trùng có chứa vôi bột hoặc thuốc sát trùng tại đường vào khu vực chăn nuôi.

- Tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 01 lần.

- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi,…trước khi ra/vào cơ sở.

b). Đối với chăn nuôi hộ gia đình:

- Hàng ngày quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm; thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 01 lần.

- Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển sau mỗi lần vận chuyển.

c). Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm:

- Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu huỷ.

- Bố trí hố sát trùng có chứa vôi bột hoặc thuốc sát trùng tại đường vào cơ sở ấp nở.

- Phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở,…

2. Cơ sở, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

- Nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ: Sau khi gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ, phải thu gom rác thải để chôn hoặc đốt, sau đó phun tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực nhốt, giữ gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ.

- Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ.

- Nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.

- Định kỳ thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ cơ sở giết mổ.

- Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh.

3. Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống ở khu vực nông thôn

- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật, khu vực giết mổ và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ.

- Phương tiện, dụng cụ vận chuyển phải được phun khử trùng khi vào ra khỏi chợ.

- Những quầy bán thịt phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc, sát trùng cuối mỗi buổi chợ.

- Quét dọn, thu gom và xử lý chất thải rắn trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt.

- Định kỳ hàng tuần thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chợ và khu vực xung quanh.

4. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm

- Thường xuyên vệ sinh, quét dọn, phun tiêu độc khử trùng và thu gom rác thải để xử lý.

5. Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ

- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lâu bị bắt giữ.

- Quét dọn, thu gom phân, rác thải để xử lý chôn hoặc đốt; sau đó phun thuốc khử trùng khu vực nhốt, giữ, khu vực tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm ngay sau khi hoàn thành việc tiêu hủy.

III. Cách thức tiến hành vệ sinh tiêu độc, khử trùng

- Những trại chăn nuôi tập trung, chủ kinh doanh, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm, chủ cơ sở tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan thú y.

- Các xã tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, kinh phí do ngân sách địa phương cấp. Việc phun khử trùng được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như thu gom chất thải, quét dọn, cọ rửa ...

- Loại hóa chất sát trùng đã được Chi cục thú y cấp theo kế hoạch, cách tiến hành như đã áp dụng trong các lần vệ sinh tiêu độc khử trùng trước đây và hướng dẫn của nhà sản xuất.

IV. Tổ chức thực hiện

- Trạm Thú y các huyện, thị xã tham mưu cho phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi tại địa phương đồng thời hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức thực hiện. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức cho nhân dân biết sự nguy hại của dịch bệnh, lợi ích của công tác tiêu độc, khử trùng để mọi người dân tự giác thực hiện.

- Tổ chức đội vệ sinh tiêu độc, khử trùng cấp xã. Rà soát, thống kê các khu vực có nguy cơ cao, phát sinh lây lan dịch để hướng dẫn tiêu độc khử trùng, tiêm phòng vắc xin theo quy định.

- Tiến hành tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, khu vực chăn nuôi và nơi có nguy cơ cao từ ngày 20/12/2014 đến 20/01/2015; sau đó tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ hàng tháng theo qui định.

- Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện về Ban phòng chống dịch cấp huyện và Chi cục Thú y trước ngày 23/01/2015.

- Phòng Kiểm dịch động vật lập kế hoạch tiêu độc khử trùng trên địa bàn thành phố Huế. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng 3, BCĐ phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh, Sở NN-PTNT. 

Chi cục Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 8.218