Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Những điều nông dân cần biết về nuôi trồng thủy sản ( tháng 8/2017)
Ngày cập nhật 16/08/2017

Trong tháng 8 thời tiết của tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ ít xuất hiện tình trạng nắng nóng đến giữa tháng 8 thời tiết sẽ chuyển sang dịu mát tuy nhiên vẫn có xuất hiện hiện tượng mưa giông vào buổi chiều , để có vụ nuôi thành công bà con cần lưu ý những vấn đề sau:

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như : nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, H2S, NH3, độ kiềm ... ; theo dõi hoạt động của vật nuôi nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Vào cuối vụ nuôi, nhất là đối với những ao nuôi sử dụng thức ăn là cá tạp với số lượng lớn, thức ăn phân hủy sẽ làm tảo (màu nước của ao nuôi) phát triển mạnh kéo pH ao nuôi biến động mạnh, thiếu oxy vào thời gian đêm và sáng sớm.  Khi tảo tàn sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy và khí độc cho ao nuôi. Khi thấy màu nước phát triển quá mức người nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Tiến hành thay nước để giảm mật độ tảo khi thấy màu nước ao nuôi quá đậm. Trong trường hợp tảo phát triển quá mức bà con có thể sử dụng các hóa chất để diệt bớt tảo như: BKC, formaline…

+ Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi để duy trì chất lượng nước ao nuôi.

+ Nếu ao nuôi có pH ngày đêm biến động lớn, cần bón thêm Dolomite để tăng độ kiềm hạn chế sự biến động pH .

+ Bổ sung thêm quạt nước, sục khí để tăng cường oxy cho ao nuôi nhất là thời gian từ đêm về sáng.

+ Quản lý tốt thức ăn tránh dư thừa vừa tránh lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường nuôi làm tảo phát triển nhanh.

- Sau 1 thời gian nuôi dài ao nuôi sẽ tích tụ nhiều chất thải hữu cơ (do thức ăn dư thừa và chất thải của tôm cá) khi gặp trời giông vào buổi chiều các chất thải hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra các khí độc như H2S, NH3, NO2… dẫn đến hiện tượng tôm cá bị chết. Để tránh hiện tượng tôm cá nuôi chết do khí độc người nuôi cần sử dụng các loại chế phẩm vi sinh dùng để phân hủy đáy kết hợp với bón Zeolite hạt để hấp thụ các khí độc, thời gian bón vào buổi sáng khi có mặt trời kết hợp với sục khí.

Vào cuối vụ nuôi các động vật giáp xác (tôm, cua …) cần nhiều khoáng cần thiết cho quá trình lột xác vì vậy ao nuôi cần duy trì độ kiềm > 80mg/l  đồng thời bổ sung khoáng trực tiếp vào ao nuôi và thức ăn cho tôm, cua; tăng cường bón Dolomite để ổn định độ kiềm của ao nuôi; bổ sung vitaminC (3-5g/kg thức ăn) vào thức ăn để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Trước và sau khi trời mưa cần bón vôi để ổn định pH của ao nuôi bón đều quanh ao và trên bờ đê.

Kiểm tra kỹ bờ ao, đăng chắn của ao nuôi để tránh thất thoát do mưa lũ đầu mùa vào cuối tháng 8 hằng năm.

Tiến hành thu tỉa tôm cua cá đạt trọng lượng thu hoạch và nuôi tiếp các tôm, cua, cá kích cỡ nhỏ. Tiến hành thu hoạch toàn bộ trước mùa mưa lũ đối với những ao nuôi dễ bị ngập lụt để tránh thiệt hại do mưa lũ.

Chúc bà con có một vụ nuôi thành công./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.359.740
Truy câp hiện tại 13.277