Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai thực hiện một số biện pháp sau:
1. Tập trung chỉ đạo huy động tối đa công suất làm việc của các loại máy gặt để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa Đông Xuân 2019-2020 đối với diện tích lúa đã chín, ưu tiên thu hoạch các diện tích lúa bị đỗ ngã 85%. Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại trên trà muộn nhất là rầy nâu,…để chỉ đạo phun trừ kịp thời, hạn chế thiệt hại năng suất.
2. Về thời vụ gieo trồng trên cây lúa triển khai thực hiện Công văn số 605/HD-SNNPTNT ngày 10/4/2020 về Hướng dẫn lịch thời vụ gieo trồng Hè Thu 2020, trong đó bố trí chủ yếu nhóm giống lúa ngắn ngày và cực ngắn, chủ lực là: Khang dân, TH5, HT1, HN6, ĐT100 (KH1), IR352(nếp), … Để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, các địa phương cần bố trí hợp lý các giống trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất. Mở rộng diện tích gieo cấy giống ĐT100 (KH1) ở những vùng đất tốt, thâm canh, sâu bùn
3. Chỉ đạo huy động tối đa công suất của các loại máy làm đất để cày lật đất ngay sau khi thu hoạch và thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ theo Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/4/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với diện tích bị nhiễm chua phèn hàng năm (đặc biệt là các vùng thấp trũng, tù đọng nước) cần bón vôi trước khi làm đất để thau chua rửa phèn nhằm hạn chế thiệt hại đầu vụ do lúa chết phải gieo sạ lại.
4. Tổ chức nạo vét, tu bổ kênh mương để tích trữ nước phục vụ sản xuất Hè Thu 2020 và chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi do mưa lớn ở các vùng thấp trũng có khả năng ảnh hưởng năng suất lúa Đông Xuân 2019 – 2020. Rà soát số lượng, chất lượng giống lúa xác nhận để đăng ký mua ở các đơn vị cung ứng để gieo cấy ngay sau thu hoạch.
5. Xây dựng kế hoạch, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, nhất là diện tích đất trồng lúa bị khô hạn, thiếu nước năm 2019 sang cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới hơn