Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phân tích kết quả xếp hạng Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công của tỉnh năm 2020 và các giải pháp cần thực hiện cho năm 2021
Ngày cập nhật 04/08/2021

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện việc cung cấp nước sạch cho người dân theo chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đảm bảo chất lượng các công trình cấp nước sạch cho nhân dân.

Mục tiêu của chương trình Chỉ số PAPI hướng tới cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức công nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của nhân dân thông qua việc: Tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền, vận động chính quyền cải thiện cung cách phục vụ nhân dân và thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương.

Chỉ số PAPI được thực hiện trong năm 2020, bao gồm 8 chỉ số nội dung (trong đó, có 29 nội dung thành phần và hơn 120 chỉ tiêu chính) như sau: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường và quản trị điện tử.

Giai đoạn từ năm 2019 - 2020, kết quả đánh giá, xếp hạng Chỉ số PAPI của tỉnh Thừa Thiên Huế diễn biến cụ thể như sau:

TT

Chỉ số nội dung, nội dung thành phần đánh giá

Năm 2019

Năm 2020

Điểm

Thứ hạng

Điểm

Thứ hạng

1

Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

5,24

17

5,04

23

1.1

Tri thức công dân

0,79

22

0,81

23

1.2

Cơ hội tham gia

1,55

31

1,48

22

1.3

Chất lượng bầu cử cơ sở

1,63

15

1,69

10

1.4

Đóng góp tự nguyện

1,28

16

1,06

39

2

Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương

5,29

37

5,47

22

2.1

Tiếp cận thông tin

0,87

16

0,84

24

2.2

Công khai danh sách hộ nghèo

1,78

34

1,84

17

2.3

Công khai thu, chi ngân sách cấp xã

1,37

35

1,36

41

2.4

Công khai kế hoạch sử dụng đất, khung giá bồi thường

1,27

56

1,42

16

3

Trách nhiệm giải trình với người dân

5,46

2

5,03

17

3.1

Hiệu quả tương tác với các cấp chính quyền

2,06

7

1,92

50

3.2

Giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc  của người dân

1,36

8

1,07

19

3.3

Tiếp cận dịch vụ tư pháp

2,04

4

2,04

5

4

Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công

6,72

38

7,32

11

4.1

Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền

1,66

44

1,86

18

4.2

Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công

2,13

14

2,16

10

4.3

Công bằng trong tuyển dụng vào nhà nước

1,01

49

1,29

15

4.4

Quyết tâm chống tham nhũng

1,92

31

2,01

14

5

Thủ tục hành chính công

7,2

47

7,41

29

5.1

Chứng thực, xác nhận của chính quyền

1,82

24

1,89

9

5.2

Dịch vụ cấp Giấy phép xây dựng

1,73

62

1,87

43

5.3

Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1,76

34

1,72

40

5.4

Dịch vụ làm TTHC ở cấp xã

1,89

38

1,94

13

6

Cung ứng dịch vụ công

7,52

9

7,33

13

6.1

Y tế công lập

2,10

10

2,08

10

6.2

Giáo dục tiểu học công lập

1,72

35

1,35

46

6.3

Cơ sở hạ tầng căn bản

2,24

7

2,31

3

6.4

An ninh, trật tự tại địa bàn khu dân cư

1,46

24

1,59

2

7

Quản trị môi trường

4,11

10

3,94

9

7.1

Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường

0,97

30

1,17

8

7.2

Chất lượng không khí

2,17

6

1,94

9

7.3

Chất lượng nước

0,97

9

0,82

11

8

Quản trị điện tử

4,31

8

2,99

16

8.1

Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương

0,43

8

0,47

3

8.2

Tiếp cận và sử dụng internet tại địa phương

1,95

16

2,02

30

8.3

Phúc đáp qua cổng thông tin điện tử

1,93

7

0,51

2

Tổng hợp

45,86

5

44,53

10

 

Theo Báo cáo chỉ số PAPI năm 2020, Chỉ số PAPI của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 44,53/80 điểm, xếp vị thứ 10/63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (giảm 1,33 điểm và giảm 5 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm 16 tỉnh, thành phố đạt điểm cao nhất của cả nước.

Căn cứ số liệu về điểm và vị thứ xếp hạng của 8 chỉ số nội dung và 29 nội dung thành phần năm 2019 và 2020 đã nêu trên, trong đó:

1.1 Chỉ số nội dung “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương”

Đạt 5,47/10 điểm (điểm trung bình toàn quốc là 5,28), xếp vị thứ 22/63 (tăng 0,18 điểm và tăng 15 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm đạt điểm trung bình cao; thể hiện các cấp chính quyền có quan tâm đến việc công khai, minh bạch hóa thông tin nhằm đáp ứng “quyền được biết” của người dân về những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đời sống và sinh kế của họ.

1.2. Chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt 7,32/10 điểm (điểm trung bình toàn quốc là 6,96), xếp vị thứ 11/63 (tăng 0,60 điểm và tăng 27 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm đạt điểm cao; thể hiện việc đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả trong kiểm soát phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền, phản ánh mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân cũng như sự quyết tâm giảm thiểu tham nhũng của chính quyền và người dân.

1.3. Chỉ số nội dung “Thủ tục hành chính công”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt 7,41/10 điểm (điểm trung bình toàn quốc là 7,36), xếp vị thứ 29/63 (tăng 0,21 điểm và tăng 18 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm đạt điểm trung bình cao; thể hiện việc đo lường chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công ở những lĩnh vực cần thiết nhất cho đời sống của người dân, qua đó các cấp chính quyền có thể đánh giá mức độ chuyên nghiệp và khả năng đáp ứng yêu cầu của người dân đối với dịch vụ hành chính công.

1.4. Chỉ số nội dung “Quản trị môi trường”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt 3,94/10 điểm (điểm trung bình toàn quốc là 3,56), xếp vị thứ 9/63 (giảm 0,17 điểm nhưng lại tăng 1 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm đạt điểm cao; thể hiện việc đánh giá của người dân về những vấn đề môi trường tác động trực tiếp tới sức khỏe con người, qua đó đánh giá được chất lượng không khí và nguồn nước sinh hoạt nơi cư trú, giúp các cấp chính quyền hiểu rõ hơn về vấn đề môi trường của người dân qua thời gian, đồng thời xác định những “điểm nóng” về môi trường và tìm các giải pháp xử lý kịp thời các điểm nóng đó.

2.1. Chỉ số nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt 5,04/10 điểm (điểm trung bình toàn quốc là 4,78), xếp vị thứ 23/63 (giảm 0,2 điểm và giảm 6 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm đạt điểm trung bình cao; thể hiện việc đo lường tri thức công dân về quyền tham gia của người dân ở cấp cơ sở và mức độ hiệu quả của các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để người dân thực hiện tốt quyền tham gia có hạn chế so với năm 2019.

2.2. Chỉ số nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt 5,03/10 điểm, xếp vị thứ 17/63 (giảm 0,43 điểm và giảm 15 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm đạt điểm trung bình cao; thể hiện việc đo lường trách nhiệm giải trình với người dân của chính quyền trong các cuộc tiếp công dân và tính chủ động của công dân và chính quyền trong việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền theo quy định của Luật tiếp công dân, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo có giảm so với năm 2019.

2.3. Chỉ số nội dung “Cung ứng dịch vụ công”

Đạt 7,33/10 điểm (điểm trung bình toàn quốc là 7,06), xếp vị thứ 13/63 (giảm 0,19 điểm và giảm 4 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm đạt điểm cao; thể hiện việc chia sẻ trải nghiệm của người dân về mức độ thuận tiện khi sử dụng cung ứng dịch vụ công, chất lượng và mức độ sẵn có của các dịch vụ công căn bản từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh tiếp tục được duy trì.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4. Chỉ số nội dung “Quản trị điện tử”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt 2,99/10 điểm (điểm trung bình toàn quốc là 2,77), xếp vị thứ 16/63 (giảm 1,32 điểm và giảm 8 bậc so với năm 2019), nằm trong nhóm đạt điểm cao; thể hiện việc cung cấp thông tin về độ sẵn có của cổng thông tin điện tử và khả năng đáp ứng của chính quyền địa phương cũng như mức độ tiếp cận thông tin về quy trình, thủ tục, chính sách người dân cần tuân thủ, giúp các cấp chính quyền xem xét điều kiện khả thi cho việc phát triển chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng chính quyền chủ động tương tác với người dân qua nền tảng Internet trong cả ba khâu: Xây dựng, thực thi và giám sát thực thi chính sách.

Để cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, tăng cường công khai, minh bạch và nâng cao Chỉ số PAPI năm 2021 của tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Đối với nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”: UBND các xã, phường, thị trấn:

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư, đảm bảo người dân hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật; ý thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào đời sống chính trị tại cơ sở; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo hướng đi vào thực chất, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở dân chủ, trong sạch, vững mạnh.

- Phổ biến và mở rộng các kênh giao tiếp thông tin với người dân qua các hình thức ứng dụng trực tuyến, thư điện tử, tổng đài. Có cơ chế giám sát việc giải quyết phản ánh của người dân.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia, nhất là các nội dung như: Vận động nhân dân tự nguyện tham gia, đóng góp kinh phí xây mới, sửa chữa công trình công cộng; công khai các khoản đóng góp tự nguyện theo quy định, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, do người dân quyết định thực hiện và quyết định mức đóng góp dưới sự giám sát của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng hoặc Ban Thanh tra nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bầu cử các chức danh trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố ở cơ sở.

2. Đối với chỉ số nội dung “Công khai, minh bạch”

- Sở Tư pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật theo kế hoạch đã được phê duyệt. Theo dõi, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương, đa dạng hóa các hình thức công khai chính sách, pháp luật hiện hành để người dân có cơ hội tiếp cận các thông tin chính sách pháp luật.

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình rà soát, xét duyệt và công khai các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết các chế độ chính sách xã hội theo đúng quy trình, thủ tục quy định; đánh giá mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân trên địa bàn trong lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tăng cường chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện niêm yết công khai, minh bạch, kịp thời các quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, khung giá đền bù thu hồi đất; các quy định, chính sách liên quan đến đền bù,  hỗ trợ, giải tỏa, tái định cư,... trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người dân biết, tiếp cận, thực hiện và giám sát thực hiện. Tăng cường kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...;

+ Tiếp tục rà soát các cơ chế chính sách về đất đai còn bất cập để đề xuất thay thế, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế; thực hiện đúng quy định về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân đối với dự thảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Tiếp thu đầy đủ, giải trình, thông tin kịp thời, xem xét điều chỉnh và công khai để người dân được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

- UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công khai, minh bạch theo Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Tiếp cận thông tin nhằm đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về công khai danh sách hộ nghèo; công khai thu, chi ngân sách cấp xã, phường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá bồi thường thu hồi đất; công khai các quy hoạch đất đai được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã, các đoàn thể quần chúng, cán bộ, công chức và nhân dân; kịp thời ngăn chặn những dấu hiệu tiêu cực, xử lý theo đúng quy định đối với những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

3. Đối với chỉ số nội dung “Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân”

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ về trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Thông tư số 02/2014/TT-TTCP ngày 29/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ. Phải cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ giải trình trong nội quy, quy chế làm việc; chỉ đạo, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giải trình trước Nhân dân.

- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo quy định; tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật những khiếu nại, tố cáo, phản ánh; kiến nghị của tổ chức, công dân. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức đối thoại với tổ chức, cá nhân khi có những vấn đề bức xúc trong quá trình triển khai nhiệm vụ theo Điều 125 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình với người dân, nhất là đối với các vấn đề thuộc các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, như: đất đai, tài nguyên,… Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã để củng cố sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân.

- Thanh tra tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện tốt trách nhiệm giải trình với người dân.

4. Đối với chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”

- Thanh tra tỉnh giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh; đồng thời công khai rộng rãi kết quả xử lý, báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng hàng năm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị phụ trách.

- Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng các dịch vụ công được cung cấp trong lĩnh vực y tế, giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân.

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công khai, minh bạch về tuyển dụng công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước đảm bảo theo quy định pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo tuyển dụng được những người có năng lực vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.

- Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có chính sách và cơ chế bảo vệ người dân khi thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng.

5. Đối với chỉ số nội dung “Thủ tục hành chính công”

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số dịch vụ công trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

- UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh giải quyết tốt các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực liên quan đến người dân như: Chứng thực, xác nhận của chính quyền, đất đai, cấp giấy phép xây dựng, các thủ tục hành chính cấp xã...; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức đã được quy định trong khâu hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Thực hiện niêm yết công khai các TTHC đã được UBND tỉnh công bố tại trụ sở, trên Trang thông tin điện tử địa phương và tại nơi đông người (nhà văn hóa cộng đồng,...); đa dạng hóa hình thức niêm yết để thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu của cá nhân, tổ chức khi đến giải quyết các TTHC. Thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với với các trường hợp trễ hạn hồ sơ trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân; đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm của cán bộ, công chức để xảy ra tình trạng chậm trễ hồ sơ, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Triển khai việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, cán bộ, công chức giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các dịch vụ công do Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp để nâng cao chất lượng phục vụ; tăng cường theo dõi, giám sát hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, nhất là trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung đổi mới, tăng cường giám sát bộ phận cung ứng dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng cho cá nhân, tổ chức; đảm bảo giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đúng hạn, tránh gây bức xúc trong Nhân dân.

6. Đối với chỉ số nội dung “Cung ứng dịch vụ công”

- Sở Y tế chủ trì triển khai các giải pháp cụ thể, đồng bộ nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công của ngành, cải tiến quy trình khám, chữa bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thông tin ngành y tế nhằm cắt giảm, đơn giản hóa TTHC. Tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế, nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn nhân lực ngành y tế, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Tiếp tục rà soát lại toàn bộ hệ thống Bệnh viện công lập tuyến cấp huyện; báo cáo hiện trạng và tổ chức hoạt động, tập trung vào các tiêu chí sau: Người bệnh không phải nằm chung giường; phòng bệnh có quạt máy; nhà vệ sinh sạch sẽ; cán bộ y tế trực thường xuyên; thái độ phục vụ bệnh nhân tốt; chi phí khám chữa bệnh hợp lý; không phải chờ đợi quá lâu; khỏi hẳn bệnh khi xuất viện; bác sĩ không chỉ định điểm mua thuốc; hài lòng với dịch vụ y tế ở bệnh viện;...

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về năng lực, kỹ năng giảng dạy và phẩm chất đạo đức. Tiếp tục rà soát lại toàn bộ trường Tiểu học công lập trên địa bàn tỉnh; báo cáo hiện trạng và tập trung vào các tiêu chí sau: Lớp học là nhà kiên cố; nhà vệ sinh sạch sẽ; học sinh có nước uống sạch ở trường; học sinh không phải học ca ba; giáo viên không ưu ái học sinh học thêm; giáo viên có trình độ sư phạm tốt; phụ huynh thường xuyên nhận được phản hồi; nhà trường công khai việc thu, chi với phụ huynh học sinh… ; có kế hoạch trình UBND tỉnh xem xét nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ của trường Tiểu học công lập trong thời gian sắp đến.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện việc cung cấp nước sạch cho người dân theo chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đảm bảo chất lượng các công trình cấp nước sạch cho nhân dân.

- Tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng căn bản: Nâng cấp lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sinh hoạt của người dân. Từng bước thực hiện bê tông hóa các tuyến đường ở nông thôn để phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất kinh doanh của nhân dân. Thực hiện tốt dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, nước thải ở các khu vực, địa bàn dân cư, nhất là tại các vùng nông thôn.

- Giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn khu dân cư thông qua triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trình, mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự; không để xảy ra các hoạt động côn đồ và các loại tội phạm mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

7. Đối với chỉ số nội dung “Quản trị môi trường”

- Các cấp chính quyền quan tâm hơn đến chất lượng nguồn nước và không khí để có những hành động kịp thời, trong đó cần huy động người dân tham gia cải thiện điều kiện môi sinh tại khu dân cư. Tìm ra những điểm nóng về ô nhiễm môi trường để có giải pháp, biện pháp xử lý và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và kịp thời xử lý các hành vi không tuân thủ cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý và chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường để chủ động trong công tác kiểm soát, cảnh báo chất lượng môi trường không khí.

8. Đối với chỉ số nội dung “Quản trị điện tử”

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử. Chủ động tham mưu UBND tỉnh các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bổ sung các tiện ích phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh; có giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ kê khai hồ sơ cho cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến được dễ dàng thuận lợi.

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến đến người dân biết và sử dụng Cổng thông tin điện tử của tỉnh; trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các cấp trong việc khai thác tìm hiểu những chính sách, pháp luật của tỉnh, của các địa phương.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn:

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch này xây dựng kế hoạch, đề ra nội dung thực hiện lồng ghép đảm bảo hiệu quả thực hiện tại đơn vị, địa phương mình; tạo điều kiện để người dân tham gia sâu, rộng vào việc đánh giá kết quả thực hiện. UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung, kết quả thực hiện Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công hàng năm của tỉnh đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã và nhân dân tại địa phương; chỉ đạo rà soát để khắc phục những hạn chế, yếu kém qua kết quả khảo sát năm 2020.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công, những quy định của pháp luật liên quan đến việc cung ứng dịch vụ công trong cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.300.697
Truy câp hiện tại 2.962