Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC VẬN HÀNH, ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP ĐA CẤP VÀ PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Ngày cập nhật 22/12/2022

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 120/CTr-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Một trong các nội dung của Kế hoạch đó là Chuyển đổi số hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số, Công sở số; trong đó có giải pháp vận hành Trang điều hành tác nghiệp đa cấp và Phần mềm dịch vụ công trực tuyến của tỉnh trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã vận hành có hiệu quả Trang điều hành tác nghiệp đa cấp và Phần mềm dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Đã triển khai Trang điều hành tác nghiệp đa cấp đến 100% đơn vị trực thuộc Sở sử dụng hiệu quả; đã cung cấp, cấu hình đầy đủ 100% TTHC đủ điều kiện lên mức độ 3-4  trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Hiện tại 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (109 dịch vụ công trực tuyến); đã tích hợp, kiểm thử thành công trên Cổng dịch vụ công quốc gia với 82/109 dịch vụ công của Sở, đạt 75,2%. Trong 2 năm 2021-2022, đã tiếp nhận trực tuyến 1.606/2.084 bộ hồ sơ, đạt 77,7%, riêng năm  2022 đạt tỷ lệ 94,2% hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước hạn, đúng hạn đạt trên 99%. Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 289/KH-UBND ngày 4/8/2022 về việc Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó có nội dung chuyển đổi số trong dịch vụ công.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Văn phòng Sở, các đơn vị trực thuộc Sở chưa cập nhật, vận dụng đầy đủ, kịp thời tất cả các tính năng mới trên Trang điều hành tác nghiệp đa cấp (một số khâu còn xử lý bằng văn bản giấy, chưa xử lý online 100% như khâu trình/xin ý kiến lãnh đạo trên PM); hệ thống hay bị lỗi, nhất là thao tác trả các văn bản có YKCĐ của UBND tỉnh; các đơn vị trực thuộc Chi cục vẫn chưa lắp đặt và vận hành được phần mềm do kinh phí lắp đặt và duy trì hàng năm cao.  Việc tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến cho người dân, đặc biệt người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa còn nhiều hạn chế.  Việc số hóa kết quả giải quyết TTHC đã được thực hiện nhưng việc tích hợp, chia sẽ lên kho dữ liệu hồ sơ điện tử để phục vụ việc xây dựng cấp phát cho CD/TC sử dụng lại cho các lần sử dụng dịch vụ công trực tuyến tiếp theo vẫn chưa được thực hiện…

Để nâng cao công tác vận hành Trang điều hành tác nghiệp đa cấp và Phần mềm dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp như sau:

1. Về Trang điều hành tác nghiệp đa cấp

- Thường xuyên cập nhật các chức năng mới trên trang điều hành tác nghiệp đa cấp để tập huấn, hướng dẫn CBCC toàn ngành ứng dụng triệt để các chức năng của hệ thống như tạo lập, quản lý, lưu trữ, luân chuyển xử lý văn bản và hồ sơ công việc của cơ quan thông qua mạng nội bộ; giải quyết và theo dõi tiến độ giải quyết công việc; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện của lãnh đạo; kiểm tra, soát xét nhiệm vụ cần thực hiện của các chuyên viên, các phòng ban chuyên môn; hỗ trợ công tác lưu trữ hồ sơ, lập danh mục hồ sơ điện tử….

- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đủ năng lực thực hiện như: Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung cho Khối Văn phòng Sở; đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm, giải pháp phòng chống virus tập trung; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường truyền CPNet đảm bảo dung lượng truy cập theo yêu cầu của chuyển đổi số.

- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế ứng dụng công nghệ thông tin, quy chế vận hành các hệ thống phần mềm chuyên ngành đảm bảo theo mục tiêu “4 không” “1 có”.

- Xây dựng các quy định, quy trình xử lý văn bản, xử lý công việc; định kỳ rà soát, cập nhật bổ sung, xây dựng mới các quy trình quản lý văn bản đi, văn bản đến, quy trình lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan... theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.

- Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin cho toàn thể CBCC,VC trong ngành; thực hiện nghiêm các quy định về bảo mật thông tin trong quản lý nhà nước, an toàn thông tin mạng.

2. Về Phần mềm dịch vụ công trực tuyến của tỉnh

-  Thường xuyên rà soát để đưa 100% TTHC/DVC đủ điều kiện lên mức độ 3, 4, đặc biệt là mức độ 4 (109/109 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở hiện đã cung cấp dịch vụ công mức độ 4 - dịch vụ công trực tuyến toàn trình); cập nhật kịp thời vào CSDL TTHC và cấu hình trên cổng DVC để thuận lợi cho việc nộp/xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng; rà soát các DVC đủ điều kiện tích hợp lên Cổng DVC quốc gia để DN/TC/CN có thể nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi không phân biệt khoảng cách địa lý và thời điểm.

- Liên kết, công khai đầy đủ theo quy định Danh mục TTHC thuộc chức năng quản lý của Sở (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), tra cứu kết quả giải quyết hồ sơ TTHC, Phản ánh, kiến nghị liên quan TTHC lên trang TTĐT của Sở (Link từ trang DVC https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn)

- Xây dựng ứng dụng hỗ trợ nhận diện TTHC lĩnh vực cấp giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trên trang TTĐT của đơn vị trực tiếp thụ lý TTHC, giúp cơ sở nhận diện được cơ quan quản lý (thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT, Công thương hay Y tế), ứng dụng được hỗ trợ truy cập trên các phương tiện khác nhau như máy tính, điện thoại thông minh...

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống trả lời tự động AI (Chatbot) và cung cấp đầy đủ eform điện tử trên Cổng DVC của tỉnh.

- Ứng dụng/tạo mã QR code để tra cứu nhanh thông tin cũng như hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đối với những TTHC phát sinh số lượng hồ sơ lớn của Sở.

- Bố trí máy tính, các thiết bị CNTT, cử công chức hướng dẫn, hỗ trợ tạo tài khoản, nộp hồ sơ trực tuyến; vận động, hướng dẫn thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC tỉnh, quốc gia; sử dụng dịch vụ BCCI, Hue-S để nộp hồ sơ trực tuyến, tuyên truyền, hướng dẫn qua điện thoại, mạng xã hội facebook, zalo…

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nội dung Nghị định số 59/2022/NĐ-CP như: Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công hành chính trên môi trường điện tử.

- Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện phương châm “4 không, 1 có” bao gồm: Làm việc không giấy tờ; Hội họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của việc số hóa dữ liệu.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC, đảm bảo 100% kết quả giải quyết TTHC được số hóa nhằm phục vụ việc xây dựng kho dữ liệu hồ sơ điện tử cấp phát cho CD/TC. Kho dữ liệu từ các hồ sơ đã đăng ký và kết quả trực tuyến; kho dữ liệu số hóa cá nhân; Kho dữ liệu từ hệ thống chứng thực pháp lý văn bản điện tử. Dữ liệu này sẽ được sử dụng lại cho các lần sử dụng dịch vụ công trực tuyến tiếp theo.

Vận hành tốt Trang điều hành tác nghiệp đa cấp và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, góp phần vào thành công của Kế hoạch Chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp và PTNT; hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số, Công sở số. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính là công cụ công khai, minh bạch trong quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi hoạt động của xã hội, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hy vọng, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính sẽ đạt được mục tiêu đề ra trở thành một phương thức hiện đại trong quá trình cải cách hành chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế./.

ảnh 1: Trang điều hành tác nghiệp đa cấp: https://sso.thuathienhue.gov.vn/

ảnh 2: Phần mềm dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn

                                                                                                                                                                                                                          Hồ Thị Như Trang - VP Sở

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.273.426
Truy câp hiện tại 7.289