Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Công tác cải cách hành chính năm 2022 tiếp tục đạt được những kết quả tốt trên 6 nhóm nhiệm vụ chủ yếu
Ngày cập nhật 22/12/2022

Trong năm 2022, công tác CCHC được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, các văn bản chỉ đạo thực hiện CCHC được ban hành kịp thời. Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã phân công các cơ quan, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác CCHC. Các nhiệm vụ trong Chương trình CCHC gắn với phát triển chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh đã thực hiện đảm bảo các yêu cầu đặt ra, các văn bản chỉ đạo thực hiện được ban hành và triển khai kịp thời. Trung tâm điều hành UBND tỉnh, các Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và cấp huyện, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh vận hành có hiệu quả; cơ sở hạ tầng thông tin bước đầu được đầu tư hiện đại…; qua đó, đã nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Với sự kiên trì, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác CCHC ở địa phương thời gian qua, tỉnh đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về các chỉ số tác động cấp tỉnh; trong đó, chỉ số PAR Index năm 2020 xếp vị thứ 3 toàn quốc (tăng 10 bậc so với năm 2019), năm 2021 xếp vị thứ 4 toàn quốc; chỉ số PAPI năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên vươn lên xếp vị trí thứ nhất toàn quốc, tăng 9 bậc so với năm 2020; chỉ số PCI năm 2021 xếp vị thứ 8 toàn quốc (tăng 9 bậc so với năm 2020); chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) và chỉ số chuyển đổi số (DTI) của tỉnh 03 năm liên tục xếp vị trí thứ 2 toàn quốc.

Ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện chương trình trọng điểm về CCHC bằng các quyết định, kế hoạch, chỉ thị về đẩy mạnh CCHC gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh.

Ngày 05/01/2021, tại Hội nghị Kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã công bố kết quả đánh giá, xếp loại công tác CCHC của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện năm 2021. Qua đó, gắn với trách nhiệm người đứng đầu và công tác thi đua, khen thưởng đã góp phần tích cực, thay đổi sâu sắc nhận thức của người đứng đầu và cán bộ, công chức góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh.

Căn cứ vào Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh ở Việt Nam năm 2021 và Quyết định của Bộ Nội vụ được công bố tại Hội nghị ngày 25/5/2022, UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch duy trì và nâng cao các Chỉ số năm 2022 của tỉnh.

1. Cải cách thể chế

Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của đơn vị, địa phương được tiến hành nghiêm túc, kịp thời. Ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả cũng như nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại địa phương theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương.

a) Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Công tác ban hành văn bản QPPL tiếp tục được HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm chỉ đạo, đảm bảo tính kịp thời và nâng cao về chất lượng; nội dung văn bản được ban hành chủ yếu tập trung vào hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản hoặc bãi bỏ văn bản không còn phù hợp, đồng thời, ban hành một số chế độ, chính sách phù hợp với thực tiễn tại địa phương, đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật, phát huy hiệu quả điều chỉnh trong thực tiễn. Trong năm 2022, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp tham gia góp ý 320 dự thảo văn bản do các cơ quan Trung ương và các Sở, ban, ngành trưng cầu, trong đó có 131 dự thảo văn bản QPPL đảm bảo thời gian và chất lượng góp ý; tiếp nhận và thực hiện thẩm định 124 dự thảo văn bản, trong đó có 02 đề nghị xây dựng Nghị quyết, 38 dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh; 80 dự thảo Quyết định của UBND tỉnh do các Sở, ban, ngành gửi đến và 04 dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh do Sở Tư pháp soạn thảo. Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện thẩm định 42 văn bản QPPL.

HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành 85 văn bản QPPL (trong đó có 22 nghị quyết của HĐND tỉnh và 63 quyết định của UBND tỉnh) là các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ đầu tư, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Tại cấp  huyện, HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế ban hành 46 văn bản QPPL; các xã, phường, thị trấn ban hành 90 văn bản QPPL.

b) Tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật

- Công tác theo dõi thi hành pháp luật: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 14/12/2021 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022; chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo theo quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, Thông tư số 14/2014/TT-BTP, Thông tư số 04/2021/TT-BTP, các Kế hoạch và văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trong đó lưu ý bảo đảm về nội dung, thời gian thực hiện và triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật.

Về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật: ban hành Quyết định số 2348/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 về việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2022 và giao Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra và ban hành kết luận kiểm tra tại UBND huyện Phú Lộc và Phú Vang.

Về thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 28/01/2022 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022; các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được tổ chức thực hiện theo Kế hoạch, cụ thể:

+ Về thu thập và xử lý thông tin tình hình thi hành pháp luật: UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Công văn số 190/STP-BTTP ngày 11/02/2022 về thu thập và xử lý thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; sau khi thu thập các thông tin về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi đến, tổng hợp, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định trong Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022. Ban hành Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 về công bố danh mục VBQPPL còn hiệu lực do HĐND, UBND tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành năm 2022.

+ Về phổ biến pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ: UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức 04 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

+ Về điều tra, khảo sát theo dõi tình hình thi hành pháp luật: UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Phương án số 1494/PA-STP ngày 28/8/2022 về thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành năm 2022 gửi các cơ quan, địa phương chủ động lựa chọn đối tượng, thực hiện khảo sát phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, địa phương; đảm bảo số lượng và thông tin tại Phiếu; chuyển giao đầy đủ số lượng Phiếu điều tra, khảo sát cho Sở Tư pháp theo thời gian được xác định tại Phương án chi tiết theo yêu cầu tại Kế hoạch số 32/KH-UBND của UBND tỉnh. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Sở Tư pháp đã có Báo cáo số 1909/BC-STP ngày 12/10/2022 tổng hợp thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật năm 2022 gửi Bộ Tư pháp.

c) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL)

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Kế hoạch số 98/KH-HĐPH ngày 18/01/2022 về hoạt động của Hội đồng năm 2022 và Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 20/10/2022 về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL. Tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 04 đơn vị. Tổ chức 08 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở cho hơn 480 đại biểu. Định hướng nội dung tuyên truyền, phổ biến phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương; chú trọng các văn bản pháp luật do HĐND và UBND các cấp ban hành; thông tin, phổ biến các chủ trương, quan điểm, chính sách lớn trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Kế hoạch số 674/KH-HĐPH ngày 28/4/2022 về tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế’’ với hơn 37 nghìn lượt tham gia. Sau cuộc thi, tổ chức hội nghị tổng kết, công bố và trao giải cho các cá nhân đạt giải.

Bên cạnh các hình thức, biện pháp PBGDPL truyền thống như Hội nghị, Hội thảo, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng việc xây dựng, vận hành Cổng/Trang Thông tin điện tử PBGDPL gắn với thực hiện chuyển đổi số trong PBGDPL. Áp dụng đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai phù hợp với đối tượng, địa bàn, mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

d) Kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 366/KH-UBND ngày 03/12/2021 về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022. Từ đầu năm đến nay, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện tự kiểm tra 51/51 văn bản quy phạm pháp luật do UBND ban hành. Qua tự kiểm tra không phát hiện văn bản quy phạm pháp luật nào có nội dung trái pháp luật. Thực hiện kiểm tra 26 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế gửi đến. Qua đó, không phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái pháp luật. Đối với một số sai sót về thể thức, kỹ thuật chưa đến mức phải kiến nghị xử lý, đã đề nghị HĐND, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Đã tổ chức 04 Đoàn Kiểm tra và thực hiện kiểm tra 106 văn bản QPPL do HĐND, UBND các huyện Nam Đông, Phong Điền, A Lưới và thành phố Huế ban hành và có kết luận kiểm tra văn bản QPPL gửi Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan. Qua đó, phát hiện 01 văn bản trái pháp luật về nội dung; 02 văn bản ban hành trái thẩm quyền và 29 văn bản có sai sót thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. Tại các huyện, thị xã, thành phố Huế đã tổ chức kiểm tra 146 văn bản QPPL; phát hiện 02 văn bản trái pháp luật về nội dung, trái thẩm quyền và 14 văn bản có sai sót thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.

Thực hiện Kế hoạch số 382/KH-UBND và Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 công bố Danh mục văn bản QPPL do HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2021. Kết quả, rà soát 697 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 58 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ và đã xử lý xong 58 văn bản này. Tại cấp huyện và cấp xã đã tổ chức rà soát 176 văn bản quy phạm pháp luật, đã xử lý 52 văn bản.

Nhìn chung, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên theo định kỳ và theo chuyên đề, lĩnh vực, nhờ vậy, kịp thời phát hiện những văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)

Công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước đã thường xuyên rà soát đơn giản hóa TTHC, hệ thống hóa bộ TTHC, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ TTHC. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên tham mưu UBND tỉnh kịp thời ban hành các quyết định công bố TTHC chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý chuyên ngành ở các cấp, các ngành. Công tác cải cách TTHC gắn với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Việc công khai TTHC trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và các phương tiện thông tin đại chúng luôn được chú trọng.

a) Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3497/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, các đơn vị Sở, ngành, UBND cấp huyện được giao rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình. Kết quả, các đơn vị đã hoàn thành 100% kế hoạch, đã rà soát 87 TTHC thuộc 21 lĩnh vực, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương bổ sung, sửa đổi 34 văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Lợi ích tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC: 682.863.479 đồng/năm và tỉ lệ cắt giảm chi phí 28%

b) Tổng hợp, cập nhật số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3489/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) năm 2022, đồng thời đã ban hành Quyết định số 3497/QĐ-UBND về Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2022; UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện đúng quy định về việc đánh giá tác động của quy định về TTHC trong quy trình soạn thảo văn bản QPPL; tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo, nhằm giảm thiểu TTHC, nâng cao chất lượng dịch vụ công tại địa phương.

Trong năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành 62 Quyết định công bố danh mục TTHC và 03 Quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh. Cập nhật công khai TTHC trên CSDL quốc gia 551 TTHC và bãi bỏ 96 TTHC. Trong đó: Chuẩn hoá: 258 TTHC; mới ban hành: 84 TTHC; sửa đổi, bổ sung: 196 TTHC; thay thế: 13 TTHC.

100% TTHC sau khi được UBND tỉnh công bố đã được các sở, ban, ngành cấp tỉnh cập nhật vào Hệ thống thông tin TTHC tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định; niêm yết công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị cấp tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; niêm yết, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, niêm yết, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND cấp xã và công khai trên Trang thông tin điện tử của đơn vị và công khai tiến độ kết quả giải quyết các cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.

c) Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC

- Về tình hình công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa: Đến nay, toàn tỉnh có 2.135 TTHC  được đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Trong đó: 1.612 TTHC tại cấp tỉnh (gồm có: 444 TTHC liên thông lên UBND tỉnh và 47 TTHC liên thông cùng cấp); 395 TTHC tại UBND cấp huyện (gồm có: 20 TTHC liên thông cùng cấp và 42 TTHC liên thông giữa các cấp chính quyền); 128 TTHC tại UBND cấp xã.

- Về tình hình công bố, phê duyệt quy trình nội bộ, cấu hình điện tử:

UBND tỉnh đã ban hành 34 Quyết định, trong đó đã phê duyệt bổ sung 264 quy trình nội bộ để cấu hình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung tỉnh. Hiện nay, đã phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 2.592 quy trình (cấp tỉnh: 1.612, cấp huyện: 395 (40 quy trình của Công an, Bảo hiểm xã hội và Thuế), cấp xã: 128, cơ quan khác: 14, liên thông lên UBND tỉnh: 443 và đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Hiện tại, trên toàn tỉnh có 524 TTHC thực hiện tại chỗ toàn bộ quy trình giải quyết TTHC, trong đó có 359 TTHC được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (đạt tỉ lệ 23%) và 165 TTHC được thực hiện tại các Trung tâm Hành chính công cấp huyện (đạt tỉ lệ 52%). Ngoài ra, UBND tỉnh đã công bố 486 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích, trong đó cấp tỉnh: 451 TTHC, cấp huyện 28 TTHC, cấp xã: 7 TTHC (Quyết định 3102/QĐ-UBND ngày 19/12/2020 của UBND tỉnh).

d) Tình hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp

Việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, công dân tại Bộ phận Một cửa các cấp được thực hiện nghiêm túc, là địa chỉ thân thiện, quen thuộc của các công dân, tổ chức khi cần giải quyết các TTHC. Với phương châm “Thân thiện - Đúng hẹn - Đơn giản”, thể hiện được khoảng cách giữa chính quyền và người dân ngày càng được thu hẹp.

Thực hiện Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, UBND tỉnh đã giao cho Bưu điện tỉnh thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả TTHC thay cho công chức của Sở: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công Nghệ; đồng thời, đề xuất cho phép Bưu điện tỉnh được tiếp nhận thêm TTHC của một số Sở, ngành khác.

đ) Kết quả thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC.

Thực hiện nghiêm túc Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.

Từ 15/12/2021 -  14/12/2022, tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận: 413.519 hồ sơ, trong đó, trực tuyến: 103.078 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 310.441 hồ sơ; số lượng hồ sơ đã giải quyết: 384.893 hồ sơ (đạt tỉ lệ 93%). Trong đó, giải quyết trước hạn: 220.734 hồ sơ, đúng hạn: 138.426 hồ sơ, quá hạn: 25.733 hồ sơ; số lượng hồ sơ đang giải quyết: 16.435 hồ sơ; trong hạn: 13.313 hồ sơ, quá hạn: 3.122

- Cấp tỉnh: Tổng số hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo là: 86.119 hồ sơ (trực tuyến: 52.208 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 33.911 hồ sơ); số lượng hồ sơ đã giải quyết: 83.306 hồ sơ: trong đó, giải quyết trước hạn: 53.039 hồ sơ, đúng hạn: 28.238 hồ sơ (đạt tỷ lệ: 97,56%), quá hạn: 2029 hồ sơ; số lượng hồ sơ đang giải quyết: 2.750 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 2.488 hồ sơ, quá hạn: 262 hồ sơ.

- Cấp huyện: Tổng số hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo là: 142.783 hồ sơ (trực tuyến: 41.487 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 101.296 hồ sơ). Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 128.603 hồ sơ (trong đó: 12.081 hồ sơ không hợp lệ) giải quyết trước hạn: 81.270 hồ sơ, đúng hạn: 30.926 hồ sơ (đạt tỷ lệ 96,29%), quá hạn: 16.407 hồ sơ. Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 10.802 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 9.120 hồ sơ, quá hạn: 1.682 hồ sơ.

- Cấp xã: Tổng số hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo là: 184.617 hồ sơ (trực tuyến: 9.383 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 175.234 hồ sơ); số lượng hồ sơ đã giải quyết: 172.984 hồ sơ: trong đó, giải quyết trước hạn: 86.425, đúng hạn: 79.262 hồ sơ (đạt tỷ lệ 95,78%), quá hạn 7.297 hồ sơ. Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 2.883 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 1.705 hồ sơ, quá hạn: 1178 hồ sơ.

Nguyên nhân chủ yếu của việc chậm giải quyết hồ sơ TTHC được các sở, ban, ngành, địa phương xác định chủ yếu là do: một số hồ sơ cần phải xác minh cụ thể hoặc phải thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định và do các nguyên nhân khách quan khác, kể cả từ phía người nộp hồ sơ.

e) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định TTHC

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện đăng tải công khai các thông tin về địa chỉ, email, số điện thoại của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC để kịp thời tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Trong năm 2022, tỉnh nhận được 98 phản ánh, kiến nghị về quy định TTHC, đã xử lý và công khai 96 PAKN, còn 02 PAKN trong hạn giải quyết.

3. Cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước

a) Kết quả rà soát, hoàn thiện các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh

Trong năm 2022, tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung xây dựng phương án tổ chức lại các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo yêu cầu tại các Nghị định 107/2020/NĐ-CP, 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ.

Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo đúng quy định. Trong đó, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh là 15/21 đơn vị. Hiện nay, đã có 17 Bộ chuyên ngành ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn cấp huyện, trên cơ sở đó, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho 50/101 phòng chuyên môn cấp huyện.

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế, nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật. Trong năm 2022, đã thực hiện chi trả chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP cho 81 người (nghỉ hưu 70, thôi việc 11).

Sau khi có quyết định tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào Thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức để xây dựng dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mình, gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành theo đúng quy định. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho 33 đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương

Căn cứ Thông tư của các bộ, ngành về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện tiến hành rà soát, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan, địa phương. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành đã xây dựng Đề án và lấy ý kiến các cơ quan có thẩm quyền trước khi trình UBND tỉnh ban hành.

Trong năm 2022, UBND tỉnh quyết định sắp xếp, tổ chức bộ máy, thành lập mới của 11 đơn vị, tổ chức cấp sở và tổ chức bên trong các cơ quan chuyên môn cấp sở; công nhận xếp hạng, xếp lại hạng 09 bệnh viện, Trung tâm Y tế thuộc Sở Y tế và các Trung tâm Y tế cấp huyện; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 43 cơ quan, đơn vị.

Hiện nay, số lượng đơn vị sự nghiệp là 691 đơn vị, giảm 89 đơn vị so với thời điểm 30/12/2015 (tỷ lệ 11,41%). Trong đó: sự nghiệp thuộc UBND tỉnh 13 đơn vị, sự nghiệp trực thuộc sở 109 đơn vị, sự nghiệp trực thuộc sự nghiệp 08 đơn vị; sự nghiệp trực thuộc Chi cục 01 đơn vị; sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện 53 đơn vị; sự nghiệp trực thuộc phòng cấp huyện 507 đơn vị.

c) Tình hình quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức

Trên cơ sở số lượng biên chế công chức được giao theo quyết định của Bộ Nội vụ; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3438/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 về việc giao biên chế công chức năm 2022 trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh theo đúng số lượng biên chế được giao của Bộ Nội vụ. Tổng biên chế công chức giao cho các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 là 1.992 biên chế, giữ nguyên như năm 2021. Năm 2015, Bộ Nội vụ giao biên chế công chức cho tỉnh là 2.269. Như vậy, so với năm 2015, đến nay đã thực giảm 277 biên chế công chức, đạt tỷ lệ 12,20%.

Thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 25/01/2022 của HĐND tỉnh về phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước của tỉnh năm 2022; ngày 08/02/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 378/QĐ-UBND về việc phân bổ tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các hội có tính chất đặc thù của tỉnh năm 2022 với tổng số là 23.524 người làm việc, giảm 1.011 người so với năm 2021, đạt tỷ lệ 4,12%. Số người làm việc có mặt tại thời điểm báo cáo là 22.887 người. So với số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh năm 2015 là 28.415 người, đến năm 2022 toàn tỉnh đã giảm 4.980 viên chức, đạt tỷ lệ 17,52%.

d) Kết quả thực hiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa các cấp chính quyền ở địa phương

Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, hoàn thiện các quy định về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm phát huy thế mạnh, tính chủ động của các đơn vị. Nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước đã được phân cấp khá mạnh, đúng Nghị quyết của Chính phủ. Kết quả phân cấp cho thấy công việc giải quyết nhanh, sát thực tế hơn; nhiều nguồn lực được huy động, sử dụng hiệu quả hơn; từng bước tạo sự công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, miền, địa phương.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 48/2022/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 về ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế  và cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế thay thế Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015. Quyết định Quy định về phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, quản lý vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thay thế các Quyết định: số 05/2015/QĐ-UBND ngày 29/01/2015, số 2829/QĐ-UBND ngày 04/11/2019.

4. Cải cách chế độ công vụ

a) Xây dựng, ban hành các quy định về vị trí việc làm của công chức, viên chức

Đến nay, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt Đề án vị trí việc làm của 31/31 cơ quan hành chính (22 đơn vị cấp Sở và 09 đơn vị cấp huyện), phê duyệt danh mục vị trí việc làm cho 50/50 đơn vị, địa phương với 691/691 đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt việc bố trí công chức, viên chức theo danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt; qua đó, phát huy được năng lực, sở trường công tác và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Đồng thời, tích cực triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án công vụ để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả trong thời gian tới.

b) Thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức

- Về công tác quản lý, tuyển dụng và sử dụng công chức

Hàng năm, tỉnh tổ chức, triển khai, rà soát việc sử dụng biên chế tại các đơn vị, địa phương. Căn cứ nhu cầu đăng ký tuyển dụng công chức của các cơ quan, đơn vị, UBND tỉnh xây dựng và ban hành kế hoạch tuyển dụng công chức. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trên cơ sở các văn bản của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Trong năm 2022, tỉnh chưa tổ chức kỳ tuyển dụng công chức

- Về công tác quản lý, tuyển dụng và sử dụng viên chức

Trên cơ sở phân cấp về công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức; hàng năm, tỉnh giao Sở Nội vụ chủ động xây dựng kế hoạch để thanh tra, kiểm tra công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị, qua đó kịp thời hướng dẫn và xử lý các sai phạm (nếu có); và yêu cầu các đơn vị báo cáo đánh giá chất lượng, tình hình biến động, số lượng viên chức nghỉ hưu trong năm theo quy định.

Trong năm 2022, các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã tuyển dụng 403 viên chức.

c) Kết quả thực hiện bổ nhiệm, đề bạt công chức, viên chức.

Đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý; cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch vào chức vụ lãnh đạo mới được xem xét bổ nhiệm, người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Trong năm 2022, tỉnh đã bổ nhiệm mới 12 trường hợp; bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian 29 trường hợp; điều động và bổ nhiệm 15 trường hợp.

 Công tác rà soát, sắp xếp, bố trí số lượng lãnh đạo cấp phó ở các cơ quan, đơn vị được tiến hành thường xuyên và theo quy định của Trung ương. Hiện nay, số lượng cấp phó các cơ quan, đơn vị ở tỉnh Thừa Thiên Huế được bố trí đảm bảo theo quy định của Trung ương.

d) Kết quả thực hiện thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị.

Trong năm 2022, tỉnh đã tổ chức kỳ thi, kết quả đã nâng ngạch, thăng hạng cho 194 công chức, viên chức từ nhân viên, cán sự lên chuyên viên và tương đương.

Xây dựng kế hoạch để dự kiến tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở Du lịch.

đ) Tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức

Ngay từ đầu năm, tỉnh đã ban hành các Kế hoạch số: 11/KH-UBND ngày 14/01/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Kế hoạch số 65/KH-TCT ngày 18/01/2022 của Tổ Công tác về kiểm tra công vụ theo Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch kiểm tra công vụ năm 2022.

Trong năm 2022, có 03 lãnh đạo cấp phòng thuộc sở, ngành và UBND huyện bị kỷ luật, 22 viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập vi phạm bị xử lý kỷ luật.

e) Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp được triển khai theo Quyết định. Đến nay, tỉnh đã triệu tập 04 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên và 03 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính, 03 lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, 02 lớp bồi dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã, 04 lớp bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã, 06 lớp bồi dương chức danh người đứng đầu các đoàn thể cấp xã và 03 Bồi dưỡng HĐND cấp huyện, 05 lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nam Đông và A Lưới. Ngoài ra, đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn.

g) Tình hình ban hành và kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút người có tài năng vào làm việc tại các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Hiện nay, tỉnh đã và đang tiếp tục thực hiện Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Trong năm 2022, đã tuyển dụng được 03 giáo viên cho Trường THPT chuyên Quốc Học Huế theo nghị định 140/2017/NĐ-CP. Ngoài ra, UBND tỉnh đang chỉnh sửa chính sách tuyển dụng công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên các đối tượng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo Nghị định số 140 của Chính phủ để nâng cao chất lượng CBCCVC, góp phần xây dựng tỉnh thành trung tâm văn hoá, du lịch, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế chuyên sâu và là trung tâm kinh tế của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và của cả nước.

5. Cải cách tài chính công

a) Kết quả thực hiện các quy định về quản lý tài chính - ngân sách tại địa phương

Thực hiện công khai tài chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh đã công bố công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, trong đó công khai rõ tổng nguồn thu, nguồn chi, chi tiết các nguồn thu và chi trong năm 2021 và công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương làm căn cứ để các cơ quan, địa phương thực hiện phân cấp quản lý tài chính và ngân sách đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của HĐND các cấp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đều có ban hành quy chế chi tiêu nội bộ (100% đơn vị), thông qua kinh phí năm 2022 tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm.

Nâng cao hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ; đến nay, số lượng đơn vị trên địa bàn tỉnh được giao thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm là 363 đơn vị (trong đó: cấp tỉnh 59 đơn vị; cấp huyện 163 đơn vị; cấp xã 141 đơn vị). Việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách và công khai các nguồn thu, các khoản chi luôn được thực hiện nghiêm túc. Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, minh bạch về tài chính tại các cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng lên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, giám sát, góp phần hạn chế các vi phạm về chế độ quản lý tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của Nhà nước. 

b) Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL)

Thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai xây dựng cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đến nay, đã tiến hành phê duyệt cho 32 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và trực thuộc các Sở, ban, ngành.

Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo, đến thời điểm hiện nay 691 đơn vị (trong đó: đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí thường xuyên và chi đầu tư: 01; đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: 45; Đơn vị tự bảo đảm 1 phần chi phí hoạt động: 151; đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: 494).

Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách và công khai các nguồn thu, các khoản chi tại tỉnh luôn được thực hiện nghiêm túc. Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, minh bạch về tài chính tại các cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, giám sát, góp phần hạn chế các vi phạm về chế độ quản lý tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của Nhà nước. Triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, UBND tỉnh ban hành Công văn số 7046/UBND-KH ngày 09/08/2021 về việc thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, yêu cầu các Sở, ban, ngành và địa phương có nhiệm vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung và lập danh mục dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực.

6. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền số

a) Kết quả hoàn thiện thể chế phục vụ xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số ở địa phương

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch, Quyết định  triển khai thực hiện CCHC gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh. Đã kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số các sở, huyện: Tổng số đơn vị cấp sở, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số: 29 đơn vị. Có 29 đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách, phụ trách chuyển đổi số.

b) Kết quả xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật

Đã triển khai mạng diện rộng tỉnh theo mô hình mạng MetroNet kết nối mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ; thiết lập việc truy cập internet trong cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng tập trung. Đến nay, 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã triển khai kết nối mạng MetroNet kết nối mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ, Internet tập trung. Đã triển khai giải pháp giám sát, phòng, chống mã độc tập trung cho 100% máy chủ tại Trung tâm Giám sát, Điều hành đô thị thông minh;

Đã có 426 cơ quan đơn vị các cấp kết nối mạng truyền số liệu CPNet, chiếm 100%. Trong đó, băng thông trung bình 5Mbps/ máy. Tổng số đơn vị đã chuyển đổi sang IPv6 hoàn toàn có 452 cơ quan, đơn vị.

Tổng dung lượng lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu chính là 750 TB, Trung tâm dữ liệu dự phòng (Cổng TTĐT) 10 TB. Trung bình cấp dung lượng cho đơn vị cấp sở, ngành là 1 TB/đơn vị, cấp huyện 1 TB/đơn vị, cấp xã 100 GB/đơn vị.

c) Kết quả xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng

Các đơn vị đã số hóa kết quả giải quyết và trả kết quả trên môi trường mạng qua hệ thống Cổng dịch vụ công tỉnh. Đã liên thông Cổng dịch vụ công quốc gia: đã triển khai xác thực tài khoản, tiếp nhận hồ sơ và đồng bộ hồ sơ lên cổng dịch vụ công quốc gia. Cổng dịch vụ công tỉnh đã tích hợp thanh toán trực tuyến trên nền tảng Payment Platform của Cổng dịch vụ công quốc gia. Hiện tại, đã tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia trên Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về cơ sở dữ liệu tài khoản và xác thực điện tử: Hệ thống đã tổ chức và đang vận hành theo cơ chế mã định danh (ID) như sau: Công dân sử dụng số CMND; Doanh nghiệp sử dụng số cấp giấy đăng ký kinh doanh; Cơ quan nhà nước sử dụng mã định danh quốc gia. Tất cả ID này là thống nhất và được sử dụng đồng nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã. 73 hệ thống thông tin các ngành được đưa vào hoạt động. Đã triển khai kết nối, chia sẻ với LGSP 73 hệ thống thông tin. Kết nối 02 hệ thống thông tin với NGSP.

d) Kết quả xây dựng, phát triển dữ liệu

Hiện nay tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng 73 CSDL dùng chung, chuyên ngành; Đã triển khai Cổng dữ liệu mở của tỉnh và ban hành quy định vận hành Cổng (đã có 37 dữ liệu mở được đăng tải trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh).

Đã triển khai hệ thống số hóa dữ liệu dùng chung toàn tỉnh, đã số hóa dữ liệu phục vụ việc triển khai dịch vụ công (DVC) trực tuyến, dịch vụ đô thị thông minh. Đến nay, đã có 21.286 tài khoản cán bộ công chức viên chức sử dụng nền tảng này. Trong năm 2022, đã số hóa dữ liệu liên quan đến các ngành: y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, lao động thương binh và xã hội, thông tin và truyền thông,... nhằm phục vụ công tác quản lý của cơ quan nhà nước và chia sẻ thông tin cho người dân, doanh nghiệp.

- Về dữ liệu GIS: 41 đồ án quy hoạch được tích hợp; 334 lớp dữ liệu quản lý ngành. 6 tháng đầu năm 2022, có 03 đồ án quy hoạch và 22 lớp được chuyển đổi và tích hợp mới.

- Dữ liệu lớn: 02 dữ liệu lớn được triển khai và 02 công cụ phân tích dữ liệu lớn được đưa vào vận hành.

Ttriển khai Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh; đến nay, tỉnh đã thực hiện được việc tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Việc sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung Quốc gia thông qua nền tảng liên thông Quốc gia tuy được thực hiện tốt, song cũng chưa đạt tối đa. Nguyên nhân, kỹ thuật phía nền tảng Quốc gia thường xuyên thay đổi, dữ liệu dùng chung được cập nhật bổ sung thường xuyên. Việc điều chỉnh nền tảng liên thông của Tỉnh để đáp ứng yêu cầu và sự thay đổi cũng như lấy nguồn dữ liệu mới đòi hỏi nguồn kinh phí thường xuyên cho hoạt động này

đ) Kết quả xây dựng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ nội bộ

Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số: 100% cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống phần mềm dùng chung tích hợp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đã được liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia theo mô hình 04 cấp; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã áp dụng chữ ký số trong trong văn bản điện tử.

Thư điện tử: đã cấp 14.800 tài khoản cho cán bộ công chức, viên chức chiếm tỉ lệ 100%. Trong đó, có 2.403 tài khoản không sử dụng. Có 03 tài khoản có hiện tượng phát tán thư rác, vi phạm quy định đã được ngăn chặn.

100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã áp dụng chữ ký số cho cơ quan và lãnh đạo trong việc ban hành văn bản điện tử. Đến nay toàn tỉnh đã có 7.368 chứng thư số chuyên dùng và 101 sim KPI (trong đó: 183 Tổ chức CQNN cấp tỉnh;  277 Tổ chức UBND cấp huyện, thị xã, thành phố; 141 Tổ chức UBND cấp xã, phường, thị trấn; 6.767 USB Token cá nhân).

Đã tổ chức 172 Hội nghị truyền hình trực tuyến (trong đó: 11 cuộc họp giữa tỉnh với các sở, huyện; 25 cuộc họp giữa huyện với các xã; 136 cuộc của các sở, ngành họp với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc).

e) Kết quả xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp:

Ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng di động, tích hợp lên ứng dụng Hue-S. Hiện tại, đã có gần 957.789 tài khoản công dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia.

g) Kết quả xây dựng, phát triển đô thị thông minh

Trung tâm HueIOC đã ứng dụng các giải pháp, công nghệ hiện đại để vận hành các dịch vụ đô thị thông minh theo 03 nhóm quy trình chính: Quy trình xử lý có thời gian, Quy trình xử lý tức thời, Quy trình hỗ trợ chỉ huy.

Dịch vụ đô thị thông minh được Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh vận hành thông qua các công cụ chính sau: Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh: Là cổng thông tin duy nhất để kết nối, cung cấp dịch vụ đô thị thông minh và giải quyết mối quan hệ toàn diện giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, công dân trong dịch vụ đô thị thông minh. Ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng di động phục vụ cho xã hội: Ứng dụng có tên Hue-S là ứng dụng duy nhất trên nền tảng di động, được tích hợp toàn diện, cung cấp dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng di động. Đến nay HueIOC đã đưa vào vận hành gần 20 dịch vụ.

h) Kết quả cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 3 và 4

100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 và thực hiện Một cửa liên thông trên môi trường mạng. 100% UBND cấp xã có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mô hình Một cửa điện tử hiện đại; 100% UBND cấp huyện có phòng họp trực tuyến (thuê dịch vụ).

Hiện nay, toàn tỉnh có 1.894 DVC trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó có 454 DVC trực tuyến mức độ 3 và 1440 DVC trực tuyến mức độ 4; 377/454 DVCTT mức độ 3 có phát sinh hồ sơ (tỷ lệ 83%); 349/1440 DVCTT mức độ 4 có phát sinh hồ sơ (tỷ lệ 24%); Đã giải quyết 359.259 hồ sơ DVC mức độ 3 và 4 (có 278.531 hồ sơ mức độ 3; có 80.728 hồ sơ mức độ 4).

Đã cung cấp 1.903 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương lên Cơ sở dữ liệu TTHC quốc gia. Tính đến ngày 25/11/2022, 1.456 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đã được tích hợp, công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, chiếm tỉ lệ 76.5% vượt mục tiêu tăng 20% so với năm 2021 theo yêu cầu Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ. Trong thời gian tới, Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quy trình tích hợp, kiểm thử và công khai các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Về hồ sơ điện tử đã hoàn thiện, hệ thống đã phân loại theo: Thành phần hồ sơ số hóa được ký số; thành phần hồ sơ đã được tiếp nhận (trực tuyến); kết quả xử lý của thủ tục hành chính.

Về thực hiện kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công Quốc gia để thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế… trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ công: Cổng dịch vụ công tỉnh đã tích hợp thanh toán trực tuyến trên nền tảng Payment Platform của Cổng dịch vụ công quốc gia. Hiện tại, đã tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.

7. Những mô hình, sáng kiến, giải pháp mới trong CCHC được thí điểm, nhân rộng và triển khai có hiệu quả tại địa phương

Tỉnh đã xây dựng Đề án thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần tiết kiệm rất nhiều chi phí xã hội cho người dân và nhất là phù hợp với bối cảnh đại dịch Covid-19. Theo đó, tỉnh đã triển khai rộng rãi việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tại 9 huyện, thị xã, thành phố gồm 141 xã, phường, thị trấn, tinh giản tối đa các TTHC rườm rà để tạo điều kiện chi trả kinh phí nhanh nhất cho các đối tượng theo quy định. Giải pháp thí điểm cho phép Bưu điện tỉnh thực hiện phương án tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thay cho Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ là ý tưởng mới bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực, phù hợp với chủ trương cho phép các đơn vị dịch vụ thực hiện một số khâu cung cấp dịch vụ hành chính công theo sự uỷ quyền của Nhà nước. Giải pháp này góp phần giảm tải số công chức các Sở đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công để tập trung giải quyết công việc chuyên môn.

Đặc biệt, với giải pháp triển khai “Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế” (Hue-S) được trao giải tại lĩnh vực: Các nền tảng Chuyển đổi số. Theo đó, với những giải pháp mới, sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số “Make in Viet Nam” năm 2022 ở Top 10 Hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho Xã hội số.

 

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.677.394
Truy câp hiện tại 10.292