Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2023 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngày cập nhật 09/02/2023

Nhằm tiếp tục triển khai kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023.

Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tạo được những chuyển biến rõ rệt, tích cực trên toàn diện các lĩnh vực. Thể chế quản lý an toàn thực phẩm tiếp tục hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở, của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm được nâng cao. Những vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội đã được kiểm soát giảm cả số lượng, mức độ và hiện tượng.

Nhằm tiếp tục triển khai kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Ngày 01/02/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023.

I. MỤC TIÊU

Triển khai đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp theo Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới và Đề án đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030,... nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

- Tỷ lệ các cơ cở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B tăng lên 98,5% so với 98,3% năm 2022; tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 92% so với 89% năm 2022;

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10%/năm (so với năm 2022).

- Tỷ lệ sản phẩm chế biến làm sẵn, ăn liền tăng 10%/năm (so với năm 2022).

- Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP tăng 10%/năm (so với năm 2022).

- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm (so với năm 2022);

- 100% các văn bản QPPL, tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn được hoàn thành theo kế hoạch được giao. - 100% các địa phương rà soát, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp;

- Trên 80% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

Xem nội dung đầy đủ Kế hoạch tại Quyết định số 394/QĐ-BNN-CLCB kèm theo./.

Tập tin đính kèm:
CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.679.274
Truy câp hiện tại 17.559