Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kỹ thuật nuôi bán thâm canh tôm càng xanh trong ao nuôi tôm bị nhiễm ngọt
Ngày cập nhật 22/09/2016

Tôm càng xanh là loài tôm bản địa có giá trị kinh tế cao (giá bán >200 ngàn đồng/kg). Hiện nay, tôm được phát triển nuôi nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loài tôm thích hợp với vùng nuôi nước ngọt và lợ nhẹ có độ mặn dao động 0 - 10‰. Ở Thừa Thiên Huế có nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản trong vùng đầm phá trước đây được xây dựng làm ao nuôi tôm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu nhiều vùng nuôi bị ngọt hóa kéo dài không thuận lợi cho việc nuôi tôm sú.

Để giúp người dân có thêm sự lựa chọn đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của Tỉnh, Trung tâm Khuyến Nông xin giới kỹ thuật nuôi bán thâm canh tôm càng xanh trong ao nuôi tôm bị nhiễm ngọt.

1. Chọn địa điểm

- Địa điểm gần nguồn cung cấp nước tốt, nếu bị nhiễm mặn thì độ mặn không quá 10‰.

- Vị trí xây dựng ao tốt nhất là gần đường giao thông, lưới điện, xa các khu công nghiệp, tránh các vùng ô nhiễm, có an ninh trật tự tốt…

2. Xây dựng ao

- Ao có hình chữ nhật là thích hợp nhất.

- Diện tích ao: Tùy thuộc vào qui mô của trại, có thể từ vài trăm m2/ao đến vài nghìn m2/ao. Tốt nhất 2.000 - 5.000m2.

- Bờ ao: Phải đủ cao và chắc chắn, đảm bảo giữ được mực nước trong ao từ 1 – 1.5m.

- Nền đáy ao: mặt đáy ao cần có độ nghiêng theo chiều dài ao về phía cống thoát.

- Lưới ngăn chặn địch hại: trước các cống lấy nước cần có lưới, đăng che chắn. Bờ ao được chắn lưới.

- Hệ thống quạt nước tăng cường oxy cho ao.

3. Chuẩn bị ao nuôi

Sửa lại bờ, cống, đắp hang mọi, rò rỉ và sửa thiết bị chống địch hại, xả cạn nước, phơi khô đáy ao. Cần diệt tạp trước khi lấy nước.

Ao có pH thấp (5 - 6,5) bón từ 200 – 300 kg vôi (CaCO3)/1.000m2.

Ao cũ bón 100 – 200 kg vôi (CaCO3)/1.000m2.

 

9

Sau khi bón vôi 2 - 3 ngày, lấy đầy nước vào ao nuôi qua túi lọc.

 

Gây màu nước: Có thể bón phân hữu cơ (20 kg/1.000m2) hoặc vô cơ NPK (5kg/1.000m2), hoặc Urê hoặc lân... để gây màu.

Thả chà (nhánh cây khô, rụng lá, không chát) được cắm thành từng cụm trong ao để làm nơi trú ẩn cho tôm.

4. Chọn và thả giống:

Nên mua giống tại cơ sở bán giống có uy tín, giống được sử dụng là giống tôm càng xanh toàn đực.

Con giống phải được kiểm dịch, kích cỡ tương đối đồng đều, khỏe mạnh, không bị nhiễm ký sinh hoặc bị đục cơ. Kích cỡ giống từ: 1- 2 cm.

Mật độ thả giống thích hợp đối với hình thức nuôi bán thâm canh là: 8 - 12 con/m2. Nên thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

5. Quản lý ao nuôi

5.1. Thức ăn

- Loại thức ăn: Tốt nhất nên cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp, có độ đạm từ 25 – 32%. Giai đoạn đầu có thể sử dụng thức ăn cho tôm sú hoặc thẻ chân trắng. Giai đoạn sau có thể sử dụng xen (1 lần/ngày) thức ăn tự chế biến để hạ giá thành.

- Phương pháp cho ăn: Thời gian đầu rải khắp ao, về sau hạn chế đường rãnh giữa ao nuôi (nơi tập trung nhiều chất thải).

- Số lần cho ăn từ 2 – 3 lần/ngày.

- Liều lượng cho ăn (cho 100.000 con giống): Ngày đầu tiên cho ăn 1.2 kg, sau đó tăng dần khoảng 100gam/ngày, tuần thứ 2 là 200gam/ngày, tuần thứ 3 là 400gam/ngày, tuần thứ 4 là 600gam/ngày. Sau đó cần tham khảo theo bảng 1.

Bảng 1. Khẩu phần cho tôm ăn

Thời gian

nuôi (ngày)

Khối lượng

bình quân

(gam/con)

Khẩu phần cho ăn

(% khối lượng thân/ngày)

Thức ăn cho vào sàn

(% khẩu phần ăn/ngày)

30 – 40

2

5.5

1

41 - 50

5

5.2

1.2

51 – 65

10

4.8

1.4

66 – 80

15

4.4

1.6

81 – 95

20

4.0

1.8

96 – 110

25

3.6

2.0

111 - 125

35

3.2

2.2

126 – 140

35

2.8

2.0

141 – 155

45

2.4

1.8

156 - 180

55

2.0

1.6

* Lưu ý: Liều lượng cho ăn phụ thuộc vào khả năng bắt mồi của tôm, thời tiết, thông qua thức ăn còn lại trong nhá.

5.2. Quản lý môi trường ao nuôi

Cần duy trì các yếu tố môi trường trong khoảng tối ưu hoặc trong các trường hợp có sự thay đổi, thì biên độ của sự thay đổi càng nhỏ là càng tốt. 

- Chế độ quạt nước, sục khí: Nhu cầu máy quạt nước cho ao nuôi như sau: Ao có độ sâu nhỏ hơn 1.2m, diện tích từ 1.000 m2 - 4.000m2, cần 2 giàn quạt nước và mỗi giàn quạt nước bố trí từ: 12 - 15 cánh quạt; Ao có độ sâu trên 1.2m và diện tích 4.000mtrở lên, cần bố trí 4 giàn quạt và mỗi giàn quạt bố trí từ: 12 - 15 cánh. Ngoài ra có thể bổ sung hệ thống máy sục khí để cung cấp oxy cho tôm nuôi.

Bảng 2: Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi

 

Yếu tố

Tối ưu

Cho phép

Chú ý

DO (ppm)

> 5

> 3

Quạt nước, sục khí hợp lí

Ph

8 ± 0.3

7.0 - 8.7

Dao động trong ngày £0.5

Nhiệt độ (oC)

28 – 31

26 - 33

Độ sâu ao nuôi, quạt nước

Độ kiềm (ppm)

100-120

60 - 180

Tăng: bón CaCO3/ Dolomite

Độ mặn (ppt)

0 – 5

0 – 10

Thay nước giảm từ từ

Độ trong (cm)

30 – 40

30 - 50

Màu nước (mật độ tảo, tăng, giảm/ bón phân)

NH3 (ppm)

0

<0.1

Độ độc phụ thuộc vào pH

H2S (ppm)

0

<0.02

Độ độc phụ thuộc vào pH

Thay nước: cần chủ động và thay nước thường xuyên, lượng nước thay từ 20 – 30% nước trong ao nuôi. Khi cấp nước cần kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao lắng và ao nuôi phải có sự tương đồng và đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp vào không bị ô nhiễm.

- Theo dõi và quản lý sức khỏe tôm nuôi: Hàng tuần cần chài tôm để quan sát đường ruột nhằm đánh giá mức độ bắt mồi, những dấu hiệu của bệnh trên tôm (quan sát mang, màu sắc, khối cơ, những biến dạng khác của tôm…), cần theo dõi và dự đoán thời kỳ lột xác của đàn tôm nuôi trong ao để có những điều chỉnh về lượng thức ăn, quạt nước, sục khí, hoặc chuẩn bị thu hoạch…

6. Thu hoạch

Sau thời gian nuôi khoảng 5 - 6 tháng có thể tiến hành thu hoạch. Việc thu hoạch cần lưu ý đến kích cỡ, chất lượng tôm nuôi và giá cả thị trường. Thu hoạch tôm càng xanh cần phải tiến hành thu nhiều lần. Thực hiện các biện pháp nhằm để tôm không bị chết ngạt.

 

Trung tâm Khuyến nông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.361.515
Truy câp hiện tại 14.166