Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Xây dựng mô hình an toàn dịch bệnh động vật ở gia súc, gia cầm ở
Ngày cập nhật 02/08/2012

1. Đặt vấn đề

Công tác xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là nhiệm vụ then chốt trong khống chế và thanh toán các bệnh nhằm hướng tới nền chăn nuôi bền vững, an toàn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Tuy nhiên thời gian qua tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp, đặc biệt dịch cúm gia cầm, dịch lỡ mồm long móng, dịch tả lợn đã và đang xảy ra tại nhiều địa phương trong nước, đây là các dịch bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm  được tổ chức Thú y Thế giới OIE xếp vào danh mục A, danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng, dịch tả lợn...).

Để xây dựng được các mô hình cơ sở an toàn dịch bệnh động vật một cách bài bản, đủ điều kiện, tiêu chuẩn được Trung ương thẩm định và công nhận nhằm triển khai nhân ra diện rộng, góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh; được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thú y Thừa Thiên Huế triển khai nghiên cứu đề tài  ‘‘Xây dựng mô hình thí điểm cơ sở (xã, liên xã) cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm ở Thừa Thiên Huế” từ tháng 4/2009 đến tháng 11/2011.

2.   Mục tiêu của đề tài là:

- Có được 3 mô hình cơ sở (xã, liên xã) ATDB động vật, trong đó 1 CSATDB đối với bệnh cúm ở gia cầm(xã Phú Lương - huyện Phú Vang); 2 mô hình CSATDB đối với bệnh dịch tả ở lợn (xã Quảng Thành, Quảng An - huyện Quảng Điền)

- Đề xuất các giải pháp xây dựng CSATDB động vật trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

3. Các nội dung nghiên cứu ứng dụng và triển khai

- Nghiên cứu tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, phân tích và xác định những nguy cơ xảy ra dịch bệnh động vật của các xã được chọn xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp củng cố và nâng cao năng lực của hệ thống giám sát dịch bệnh, nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, xây dựng quy chế (qui định) để thực hiện tốt các nhiệm vụ giám sát dịch bệnh, quản lý việc xuất nhập, giết mổ gia súc tại các xã lựa chọn.

- Tập trung chỉ đạo, triển khai để nhân dân chấp hành Quyết định s63/2005/QĐ-BNN, ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ NN-PTNT  V/v Ban hành Quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm. Khảo sát khả năng bảo hộ của các loại vắc xin sau tiêm phòng.

- Đề xuất các giải pháp xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật ở Thừa Thiên Huế.

4. Kết quả:

Qua thời gian 2 năm triển khai đề tài “Xây dựng mô hình thí điểm cơ sở (xã, liên xã) ATDB gia súc, gia cầm ở Thừa Thiên Huế”. Đề tài thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn mà đề cương đã đặt ra; Đề xuất được các giải pháp xây dựng cơ sở ATDB động vật ở xã, phường để có thể áp dụng cho các xã, phường khác khi đăng ký xây dựng cơ sở ATDB động vật.

1 .Điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi, dịch bệnh và nhập gia súc trên địa bàn 3 xã Quảng Thành, Quảng An và Phú Lương, phân tích xác định được nguy cơ xảy ra dịch.

2. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện được các giải pháp củng cố và nâng cao năng lực của hệ thống giám sát dịch bệnh, nâng cao nhận thức của người chăn nuôi để thực hiện tốt các nhiệm vụ giám sát dịch bệnh, quản lý việc xuất nhập, giết mổ gia súc tại các xã lựa chọn gồm có:

- Triển khai rộng rãi các văn bản quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y đến người chăn nuôi, kinh doanh giết mổ gia súc để họ tự giác thực hiện.

- Thành lập và củng cố Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở ATDB động vật để xây dựng kế hoạch, triển khai và chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động của cơ sở ATDB động vật.

- Củng cố hoạt động của mạng lưới thú y xã, đào tạo và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho thú y xã để nâng cao năng lực trong phòng chống dịch bệnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ban CNTY được tăng cường và khá đầy đủ.

- Thực hiện đúng quy định về việc khai báo dịch bệnh.  UBND xã chỉ đạo cho thú y xã kết hợp với trưởng thôn và các ban, ngành liên quan triển khai công tác giám sát dịch bệnh và tiêm phòng gia súc, gia cầm đến từng hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Ban chăn nuôi thú y xã triển khai tiêu độc định kỳ hàng tháng ở những nơi nguy cơ cao như ổ dịch cũ, hố chôn hủy gia súc, gia cầm, chợ, lò mổ… và hướng dẫn cho người chăn nuôi tự tiêu độc khử trùng 1 lần/tuần.

- Thực hiện tuyên truyền bằng phát thanh trên loa truyền thanh xã thông qua viêc viết bài và đọc các bản tin về chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và hướng dẫn cách phòng chống. In ấn tờ rơi về phòng chống bệnh dịch tả lợn và cúm gia cầm phát cho hộ chăn nuôi.

- Tập huấn giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm và chăn nuôi an toàn sinh học trong nông hộ cán bộ chủ chốt của xã, đoàn thể chính trị xã hội, các hộ chăn nuôi điển hình, thú y viên cơ sở.

- Thực hiện  đúng quy định về việc kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào cơ sở an toàn dịch bệnh.

Ban CNTY xã phối hợp với Trạm Thú y huyện tổ chức kiểm dịch và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn xã theo qui định của ngành thú y. Duy trì tổ chức kiểm tra 3 ngày/tuần điều kiện VSTY đối với chợ mua bán động vật - sản phẩm động vật.

3. Khảo sát được tình hình công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và khả năng bảo hộ của các loại vắc xin sau tiêm phòng.

- Thực hiện đạt và vượt quy định về việc tiêm phòng. Công tác tổ chức, chỉ đạo và triển khai tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm như vắc xin Tam liên lợn, cúm gia cầm, LMLM gia súc, THT trâu bò và các loại vắc xin khác theo qui định của cơ sở ATDB động vật đạt trên 90% so với tổng đàn đối với bệnh đăng ký an toàn và trên 80% so với diện tiêm đối với bệnh không đăng ký an toàn.

- Thực hiện  đúng quy định về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh. Đã tổ chức và triển khai lấy mẫu máu trên đàn lợn và gia cầm để khảo sát sự bảo hộ của vắc xin Dịch tả lợn và cúm gia cầm sau tiêm phòng.

- Thực hiện đúng Quy định về xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm

4. Có được 3 mô hình cơ sở (xã, liên xã) ATDB động vật: Hội đồng thẩm định của Chi cục Thú y đã thẩm định đang đề nghị Cục Thú y Quyết định công nhận xã Quảng Thành, Quảng An đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn dich bệnh đối với bệnh dịch tả lợn và xã Phú Lương đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn dich bệnh đối với bệnh cúm gia cầm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ Nông nghiệp-PTNT qui định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

5. Mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực cho 3 xã thực hiện đề tài. Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện xây dựng cơ sở ATDBDV ở 3 xã Quảng Thành, Quảng An và Phú Lương mặc dù thời tiết khí hậu, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp nhưng chăn nuôi ở cả 3 xã tiếp tục được duy trì ổn định và có bước phát triển.

6. Đề xuất được các giải pháp xây dựng cơ sở ATDB động vật ở xã, phường bao gồm: Giải pháp về tổ chức, chỉ đạo; Giải pháp về kỹ thuật; Giải pháp về cơ chế, chính sách để có thể áp dụng cho các xã, phường khác khi đăng ký xây dựng cơ sở ATDB động vật.

5. Kiến nghị

- UBND tỉnh giao cho Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thú y xã, phường, thị trấn trình UBND tỉnh phê duyệt.

- UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai trên diện rộng mô hình cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cho các xã, phường, thị trấn và các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở đã đánh giá cao và xếp loại khá cho đề tài. Đề tài được nghiệm thu góp phần xây dựng mô hình cơ sở (xã, liên xã) an toàn dịch bệnh động vật và đề xuất các giải pháp xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tập tin đính kèm:
BSTY. Thân Trọng Tuyến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 6.122