I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: Cao nhất: 39,00C; Thấp nhất: 25,00C
- Độ ẩm: TB: 80,0%; Thấp nhất: 40,0%.
- Ngày mưa: 1 ngày.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Cây lúa
- Hè Thu 2019
|
25.817ha (Hè Thu sớm 160 ha, Hè Thu chính vụ:
25.657 ha)
|
* Hè Thu: Đã thực hiện 25.408,3 ha
trong đó:
- Hè Thu sớm: 160 ha
- Hè Thu chính vụ: 25.248,3 ha
|
* Hè Thu sớm: thu hoạch xong 160 ha.
* Hè Thu chính vụ: 25.248,3 ha
- Trổ: 16.258 ha
- Làm đòng: 8.990,3 ha
|
Cây lạc
|
355,5
|
351
|
Phát triển củ: 34 ha
Phân cành- ra hoa-đâm tia: 317 ha
|
Cây ngô
|
636,5
|
516,6
|
Thu hoạch: 5 ha
Trổ cờ phun râu-phát triển quả: 200 ha
Phát triển thân lá: 236,6 ha
Mới trồng: 75 ha
|
Cây sắn
- Đông Xuân 2018- 2019
- Hè Thu
|
5.448
400,8
|
5.648
400,8
|
Phát triển củ: 5.403 ha
Thu hoạch: 245 ha
Cây con: 400,8 ha (Nam Đông, A Lưới)
|
Đậu các loại
|
902,5
|
652,5
|
Phát triển quả: 192,7 ha
Phát triển thân cành-ra hoa: 459,8 ha
|
Khoai lang
|
651,5
|
617,7
|
Phát triển thân lá-hình thành
và phát triển củ
|
Cây ăn quả
|
3.367
|
3.213,6
|
Phát triển thân cành- Phát triển quả
|
Rau các loại
|
1.250,6
|
1.160,6
|
Phát triển thân lá: 885,6 ha
Mới trồng-cây con: 275 ha
|
Cây hành
|
90
|
90
|
Phát triển lá - thu hoạch
|
Cây sen
|
462
|
494,5
|
Thu hoạch
|
Cây hồ tiêu
|
275,4
|
275,4
|
Kinh doanh: 243,5 ha
KTCB: 31,9 ha
|
Cây cao su
|
8.955,0
|
8.955
|
Kinh doanh: 6.392,6 ha
Kiến thiết cơ bản: 2.562,4 ha
|
Thuốc diệt chuột đã sử dụng 512kg, thu đuôi chuột 30.400 đuôi.
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
1. Cây lúa
- Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 1.857 ha (tăng 1.857 ha so với tuần trước, tăng 1.827 ha so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 40-50%, diện tích nhiễm trung bình 671 ha, diện tích nhiễm nặng 61 ha (Quảng Phước, Quảng An, thị trấn Sịa, Quảng Thái, Quảng Lợi- Quảng Điền; Tây An, An Đông - Huế; Phú Lương, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Hồ, Phú Đa- Phú Vang; Thủy Châu, Thủy Phù, Thủy Tân, Phù Nam, Thủy Phương, Thủy Vân, Vân Thê- Hương Thủy; Hương An, Hương Toàn, Hương Xuân-Hương Trà; Lộc Trì, Lộc Bổn, Đại Thành, Lộc Sơn-Phú Lộc;…).
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 4.082 ha (tăng 732 ha so với tuần trước, tăng 1.352 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 40-50%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 500 ha, tỷ lệ bệnh 25-40% (tăng 190 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 150 ha, tỷ lệ bệnh 40-50% (tăng 100 ha so với tuần trước) (Sịa 2, Đông Phước, Đông Vinh, Quảng Thọ, Đông Phú - Quảng Điền; An Đông, Tây An, Thống Nhất-Huế; Thủy Phương, Phù Nam,...-Hương Thủy; Phú Đa, Vinh Thái, Vinh Hà - Phú Vang;...).
- Chuột: Diện tích nhiễm 968 ha (tăng 330 ha so với tuần trước, tăng 773 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao >20%, diện tích nhiễm trung bình 288 ha (tăng 150 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 40 ha (tăng 10 ha so với tuần trước) (Hương Long, Tây An - Huế; Thủy Tân, Thủy Dương,…- Hương Thủy; Hương Toàn, Hương Hồ, Hương An,…- Hương Trà; Ngũ Điền, Phong Sơn,…- Phong Điền; Đông Phước, Mai Dương, Lâm Lý - Quảng Phước, Quảng Thọ, Phú Thuận, Phú Hòa - Quảng Phú - Quảng Điền; Đại Thành, Lộc Sơn,...Phú Lộc).
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 680 ha (giảm 590 ha so với tuần trước, tăng 660 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 10-15 con/m2, nơi cao 30-40 con/m2, tuổi 2-3, diện tích nhiễm trung bình 25 ha (Vinh Hà, Vinh Thái, Phú Hồ, Phú Đa - Phú Vang; Điền Lộc, Điền Môn, Phong Chương, Phong Bình, Phong Hiền, Phong An - Phong Điền; Lộc An, Lộc Sơn, Lộc Bổn, Lộc Điền - Phú Lộc; Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Lương,…-Hương Thủy).
- Bọ phấn: Diện tích nhiễm 35 ha (giảm 40 ha so với tuần trước, tăng 35 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-15%, nơi cao 30-40% (Đông Phước, Sịa 2, Quảng Thọ, Quảng Lợi, Quảng Thái-Quảng Điền; Thủy Phương, Phù Nam- Hương Thủy).
- Nhện gié: Diện tích nhiễm 1.720 ha (tăng 650 ha so với tuần trước, tăng 710ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 30-40%; diện tích nhiễm trung bình 300 ha, tỷ lệ 30-40% (Thủy Phương, Phù Nam, Thủy Châu,...-Hương Thủy, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Phước,...-Quảng Điền; Phú Hồ, Phú Lương,..Phú Vang).
- Rầy các loại phát sinh gây hại cục bộ, diện tích nhiễm 17 ha mật độ 750-1.500 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 2-3, mật độ ổ trứng 1-3 ổ/dảnh (Vân An, Thanh Phước, Thuận Hòa-Hương Phong-Hương Trà; Thủy Phương-Hương Thủy).
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh lem lép hạt, bệnh bạc lá, sọc vi khuẩn, bệnh thối bẹ lá đòng, sâu keo, sâu xanh, … gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
2. Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 265 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 19 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, loét sọc miệng cạo,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
3. Cây bưởi Thanh Trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 180 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 46,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% trong đó diện tích nhiễm trung bình 12 ha (Thủy Bằng-Hương Thủy;Thủy Biều-Huế; Phong Thu-Phong Điền).
- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 110 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 65 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao 20% (Hương Trà).
- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
4. Cây tiêu
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 41 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 23,8 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 38,5 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 4,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%, bệnh cấp 1-3.
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đốm rong, chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.
5. Cây sen
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, thối thân, thối rễ, thối củ, đốm lá, ruồi đục lá, bọ trĩ,…gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
6. Cây hành lá
- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 50 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 20 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ hại 10-15%, diện tích nhiễm trung bình 15 ha, diện tích nhiễm nặng 10 ha (Hương Trà).
- Sâu xanh da láng: Diện tích nhiễm 50 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 10-15 con/m2, nơi cao >30 con/m2, trong đó diện tích nhiễm trung bình 15 ha, diện tích nhiễm nặng 5 ha (Hương Trà).
- Các đối tượng sinh vật như bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá,... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.
7. Cây sắn
- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 300 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 300 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 10-20%, nơi cao 40-50%, diện tích nhiễm trung bình 70 ha, diện tích nhiễm nặng 30 ha (Hương Trà, Phong Điền).
- Bọ phấn gây hại tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Hương Trà, Phong Điền).
- Các đối tượng sinh vật khác như rệp sáp, đốm lá,...gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp. Bệnh khảm lá sắn qua điều tra chưa phát hiện, cần tiếp tục tăng cường điều tra để có biện pháp quản lý.
8. Cây trồng khác (rau, lạc,…): Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.
III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Cây lúa
Theo dự báo Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, cuối tháng 7 và trong tháng 8/2019, thời tiết có khả năng chịu ảnh hưởng của dải áp thấp nơi phía tây thiết lập và gió mùa Tây nam gây hiệu ứng Phơn nên thời tiết tiếp tục có nắng nóng gay gắt trên diện rộng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại.
Bệnh lem lép hạt lúa tiếp tục phát sinh phát triển gây hại trên trà lúa trổ, ngoài yếu tố về thời tiết còn do các đối tượng sinh vật gây hại như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, nhện gié, khô vằn, thối thân, thối bẹ, …
Bệnh khô vằn gây hại gia tăng trên diện rộng. Rầy nâu, nhện gié tiếp tục gây hại gia tăng mật độ trên đồng ruộng. Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại nặng cục bộ trên diện tích lúa xanh tốt, diện tích nhiễm mật độ cao giai đoạn đòng trổ, ... Chuột gây hại gia tăng giai đoạn lúa làm đòng-trổ.
Các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh bạc lá, đốm nâu, gạch nâu, ... phát sinh, phát triển gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
2. Cây trồng khác
- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,...tiếp tục gây hại trên cây cao su.
- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả có múi.
- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.
- Bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy, … gây hại trên cây rau.
- Bệnh thán thư, thối thân, thối củ, đốm lá,… gây hại trên cây sen
IV. Đề nghị
1.Cây lúa
- Tăng cường chỉ đạo phun phòng bệnh lem lép hạt khi lúa trổ vè thưa (3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 5-7 ngày), lựa chọn các loại thuốc có tác dụng phòng bệnh lem lép hạt và trừ bệnh khô vằn, vàng lá, thối bẹ lá đòng,... như Amistar Top 325SC, Nevo 330EC,... để hạn chế bệnh phát tán lây lan trên diện rộng.
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng để chỉ đạo phun trừ rầy nâu, bọ phấn, sâu cuốn lá nhỏ nơi có mật độ cao (đối với rầy mật độ >1.500 con/m2, bọ phấn mật độ >3.000 con/m2; sâu cuốn lá nhỏ mật độ >20 con/m2). Sau phun 2-3 ngày kiểm tra đồng ruộng nếu thấy các đối tượng có xu hướng phát triển gia tăng chỉ đạo phun lần 2 để chống tái nhiễm.
- Hướng dẫn nông dân thường xuyên vệ sinh bờ dường để hạn chế nơi cư trú của nhện gié và chỉ đạo phun trừ nơi có tỷ lệ hại > 5% bằng các loại thuốc Nissorun 5EC, Nilmite 550SC, Kumulus 80WG, Kinalux 25EC, Sulox 80 WP, Aba-navi 40EC, …
- Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phun trừ trên diện hẹp.
- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột bằng các biện pháp để hạn chế mật độ, tỷ lệ hại.
Lưu ý: Phun thuốc phải đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”, phun đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích (20-30 lít/500 m2), phun vào chiều tối, sau khi phun gặp mưa dông phải tiến hành phun lại lần 2 để hạn chế sinh vật gây hại tái nhiễm gây hại. Khuyến cáo nông dân giữ nước trong ruộng từ khi làm đòng đến trổ chín, chỉ tháo cạn ruộng trước khi thu hoạch 7 ngày.
2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.
3. Cây ăn quả:Vệ sinh vườn, làm cỏ, chăm sóc, bón phân, tủ gốc, tưới nước,... để cây phát triển và nuôi quả tập trung. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
4. Cây trồng khác (ngô, rau màu, sắn, lạc, tiêu, cây lâm nghiệp,…): Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Quan tâm điều tra theo dõi phát hiện sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô, bệnh khảm lá, rệp sáp bột hồng trên cây sắn để chỉ đạo phòng trừ kịp thời.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế