Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa
Ngày cập nhật 06/04/2012

BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

Vụ Đông xuân 2011-2012 toàn tỉnh Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích trồng lúa 27.200 ha .Tình hình  thời tiết  khá thuận lợi nên hiện nay lúa đang sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên một số loài sâu bệnh trên lúa cũng đang phát sinh phát triển, như bệnh đạo ôn đã gây hại trên một số giống nhiểm: lúa nếp, Xi23, IR 38; đặc biệt là đã phát triển nhiều trên một số ruộng bón nhiều đạm bị lốp đổ; trên một số diện tích đất có tầng canh tác mỏng, những vùng đất cát ven biển, đầm phá...

 

Triệu chứng bệnh:

Bệnh đạo ôn lúa do nấm Pyricularia oryza gây ra, bệnh gây hại trong suốt quá trinh trưởng phát triển của cây lúa, nhưng thường biểu hiện rõ nét nhất là thời kỳ lúa con gái gây bệnh đạo ôn trên lá và thời kỳ lúa trổ đến vào chắc gây bệnh đạo ôn cổ bông.

Trên lá: Lúc đầu vết bệnh chỉ bằng mủi kim màu xám sau chuyển sang màu nâu rồi lan rộng thành hình thoi ở giữa có máu trắng sáng. Nếu bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối tiếp nhau gây cháy luôn cả lá, chết cây.

Trên thân, cổ bông: vết bệnh có thể xuất hiện ở trên thân, cổ bông cổ gié lúa; lúc đầu chỉ là một vết nhỏ màu xám sau chuyển thành màu nâu ăn lan quanh thân, cổ bông lúa làm tắt mạch dẫn, bông lúa bị khô không vào chắc được, gây lép lững.

Trên hạt: Vết bệnh là những đốm tròn màu nâu trên vỏ trấu, nếu xuất hiện sớm, gặp điều kiện thuận lợi bệnh sẽ nhiểm váo hạt làm cho hạt bị lép.

Điều kiện phát sinh phát triển:

Trong điều kiện thời tiết trời âm u kéo dài, nhiệt độ  22- 300C, ẩm độ không khí cao 90-95% , nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh đạo ôn phát sinh phát triển.

Biện pháp phòng trừ:

Để phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa có hiệu quả, chúng tôi đề nghị bà con nông dân quan tâm một số vấn đề:

Đồi với những vùng thường xảy ra dịch bệnh đạo ôn cần phải quan tâm tiêu huỷ nhũng tàn dư thực vật sau khi thu hoach lúa: cày lật gốc rạ, bón vôi, xử đất triệt để, dọn sạch bờ mương, sơn bờ trước khi xuống vụ.

Xử lý hạt giống bằng 3 sôi 2 lạnh ( 540C ) trong 10 phút hoặc xử lý bằng các loại thuốc hoá học như Sulfat đồng (CuSO4), Carbenzim v.v...

Cần phải bón phân cân đối, nên dùng phân hổn hợp N-P-K ; tăng cường bón thêm phân chuồng, lân, kali ; hạn chế bón quá nhiều đạm; không nên bón quá nhiều phân trong một lúc (nên bón nhiều lần).

Xử dụng các giống lúa kháng bệnh, các giống lúa mới lai tạo...

Tăng cường chăm sóc để cây lúa khoẻ , tười nước đầy đủ...

Khi lúa đã bị bệnh cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân kali; Phun thuôc kịp thời bằng các loại thuốc hoá học như Fujione , Baem... Cần lưu ý là phải phun đúng nồng độ ghi trên nhản thuốc, phun đủ liều lượng mỗi sào 500m2 phun 16-20 lít nước pha thuốc; phun lần 2 cách nhau 5-10 ngày tuỳ theo tình hình .

Đối với những ruộng đã bị bệnh đạo ôn trên lá cần phải phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi trổ, nên phun vào lúc chiều tối để khỏi ảnh hưởng đến việc trổ bông phơi mào.

Trên đây là một số vấn đề cần quan tâm trong việc phòng trừ bệnh đạo ôn lúa, đề nghị bà con nông dân thường xuyên quan tâm theo dõi đồng ruộng để điều tra dự tính dự báo sâu bệnh kịp thời, liên hệ với cán bộ khuyến nông, cán bộ Bảo vệ thực vật, cán bộ các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp... để có thêm thông tin,  tuỳ theo điều kiện cụ thể để xử lý  kịp thời nhằm sản xuất lúa đạt kết quả tốt .

 

                                                                                                                                             Trần Quang Phước

Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.312.630
Truy câp hiện tại 10.125