Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
THÔNG BÁO Về việc tăng cường công tác phòng trừ chuột vụ Đông Xuân 2019-2020
Ngày cập nhật 20/12/2019

THÔNG BÁO

Về việc tăng cường công tác phòng trừ chuột hại vụ Đông Xuân 2019-2020

 

Vụ Đông Xuân 2019-2020 toàn Tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 28.622 ha. Thời gian qua, do không có mưa lớn, không xảy ra lũ lụt nên đồng ruộng không bị ngập nước, cỏ dại, lúa chét phát triển tốt là nơi cư trú của các đối tượng sinh vật gây hại nhất là chuột phát sinh, phát triển, tích lũy trên đồng ruộng. Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay trên đồng ruộng số lượng chuột rất lớn. Với đặc tính sinh sản nhanh, thành thục sớm, nguy cơ chuột gây hại nặng vào đầu vụ là rất lớn, nếu công tác phòng trừ chuột không được quan tâm chỉ đạo.

Để chủ động phòng, chống chuột gây hại, bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020 có hiệu quả, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1. Khẩn trường chỉ đạo chính quyền địa phương, HTX xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt ngay từ đầu vụ.

2. Tuyên truyền, vận động nông dân ra quân đồng loạt, tập trung, điều khắp để diệt chuột bảo vệ sản xuất, bảo vệ cây trồng nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

3. Tổ chức tập huấn Quy trình kỹ thuật phòng chống chuột hại cây trồng (Ban hành kèm theo Công văn số 2475/BVTV-TV ngày 11/12/2014 của Cục Bảo vệ thực vật); phổ biến kinh nghiệm hay, hiệu quả về diệt chuột để nông dân biết và thực hiện.

a) Biện pháp canh tác

- Trước khi làm đất, vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, tìm và phá ổ chuột ngay từ đầu vụ, để hạn chế nơi cư trú của chuột.

- Chỉ đạo gieo cấy tập trung, đúng lịch thời vụ kết hợp phòng trừ chuột nhằm hạn chế thiệt hại.

b) Biện pháp vật lý, cơ học

- Biện pháp sử dụng các bẫy cơ học như: bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt, bẫy lồng , ...

- Tìm kiếm các hang, ổ của chuột để đào, đổ nước (nếu gần nguồn nước, đất thịt), hun khói hoặc soi đèn, … để đánh bắt chuột.

- Dùng rào cản bằng nylon để bao quanh ruộng.

- Sử dụng bẫy cây trồng, kết hợp với rào cản và lồng hom xung quanh ruộng bẫy được rào kín bằng nilon, mỗi bờ khoét 1-2 lỗ dưới chân hàng rào để đặt bẫy hom, miệng hướng ra phía ngoài.

- Tổ chức thu mua đuôi chuột, tuyệt đối không sử dụng điện để diệt chuột.

c) Biện pháp sinh học

- Khuyến khích nông dân nuôi mèo để diệt chuột.

- Nghiêm cấm săn bắt các loại sinh vật có ích (thiên địch) của chuột như: rắn, chim cú mèo, chim cú lợn, ...

d) Biện pháp sử dụng các loại bả sinh học, thuốc diệt chuột

- Sử dụng bả, thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với người, vật nuôi và môi trường. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và theo nguyên tắc “4 đúng”.

- Đối với bả diệt chuột sinh học biorat: Là sản phẩm của thuốc chống đông máu và vi khuẩn Salmonella với mồi bằng lúa hấp, hoặc lúa nẩy mầm, bả được đặt vào buổi chiều tối, không để ánh sáng chiếu trực sạ và liên tục trong 2-4 đêm.

- Đối với nhóm chống đông máu: Loại thuốc trộn với mồi làm bả như Racumin 0.75TP, Ran part 2% DS, Rát-K 2% DP, … dùng 1kg thuốc trộn với 25-30kg mồi là thóc ủ mầm hoặc thóc luộc để ráo (được 45-50kg mồi); Loại thuốc sử dụng trực tiếp mà không cần trộn với mồi: Như thuốc Storm 0.005 % block bait, …

4. Tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh, buôn bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục và các biện pháp diệt chuột nguy hiểm cho người và vật nuôi.

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.909
Truy câp hiện tại 12.197