Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
THÔNG BÁO Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa vụ Đông Xuân 2019-2020
Ngày cập nhật 26/03/2020

THÔNG BÁO

Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa vụ Đông Xuân 2019-2020

 

Vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn Tỉnh đã gieo cấy khoảng 28.667ha lúa. Hiện nay, lúa đã và đang trổ khoảng 6.502,5 ha, diện tích đại trà đang giai đoạn làm đòng-chuẩn bị trổ. Qua điều tra đồng ruộng cho thấy: Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại tỷ lệ 1-3%, nơi cao 3-5%; bệnh lem lép hạt gây hại tỷ lệ 3-5%, nơi cao 7-10%, tập trung chủ yếu trên các chân ruộng đất cát pha, có tầng canh tác mỏng, gieo sạ dày, bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, các chân ruộng phun bệnh chưa đảm bảo đúng kỹ thuật.

Do điều kiện thời tiết thuận lợi, ngày nắng ấm, đêm và sáng có sương mù, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch, thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt lúa phát sinh gây hại trên diện rộng nếu không tích cực chỉ đạo phun phòng bệnh để ngăn chặn các nấm xâm nhiễm gây bệnh giai đoạn lúa trổ.

Để bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020 và hạn chế thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt lúa gây ra. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1. Khẩn trưởng tổ chức triển khai thực hiện theo Công văn Số 448/SNNPTNT-TTBVTV ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt lúa vụ Đông Xuân 2019-2020.

2. Tập trung chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt đúng thời điểm:

- Phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông đúng thời điểm khi lúa trổ vè thưa (trổ 3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 5-7 ngày tùy theo giống lúa) bằng các loại thuốc như Beam 75WP, Trizole 75 WP, Filia 325SC, ... kết hợp phun phòng trừ bệnh lem lép hạt như Tilt super 300EC, Nevo 300EC, Nativo 750WP, Folicur 250WG, … nhằm hạn chế bệnh phát sinh phát triển gây hại nặng làm ảnh hưởng đến năng suất.

- Đối với diện tích lúa đang giai đoạn đòng- chuẩn bị trổ, đang nhiễm bệnh đốm nâu, gạch nâu, nhất là trên các vùng có tầng canh tác mỏng, đất cát pha,… cần chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phun bổ sung các loại phân bón lá siêu Kali để cung cấp dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình trổ bông, hình thành gié, hạt và tích lũy chất khô trong hạt được thuận lợi, hạn chế hiện tượng lép hạt ảnh hưởng đến năng suất.

Lưu ý: + Phun thuốc phải đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”, phun đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích (20-30 lít/500 m2), khi phun không nên phối trộn nhiều loại thuốc, nên phun vào chiều tối, sau khi phun gặp mưa dông tiến hành phun lại lần 2 để hạn chế sinh vật tái nhiễm gây hại.

+ Khuyến cáo nông dân duy trì đủ nước cho cây lúa từ giai đoạn trổ-chín, đến trước khi thu hoạch 7 ngày nhằm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện nắng nóng đến quá trình trổ-chín làm gia tăng tỷ lệ lép hạt lúa.

3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết trong thời gian lúa trổ và sau khi đã phun phòng bệnh để có biện pháp chỉ đạo. Đối với diện tích lúa trổ gặp điều kiện bất lợi như mưa dông, thời tiết âm u, đêm và sáng có sương mù đậm kéo dài, … chỉ đạo nông dân phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lặp lại bằng các loại thuốc hóa học nói trên nhằm ngăn ngừa bệnh phát triển lây lan. Tiếp tục theo dõi và chỉ đạo phun trừ các đối tượng sinh vật gây hại khác như: bệnh khô vằn, sâu cuốn lá, rầy nâu,… ngay từ diện hẹp để hạn chế lây lan.

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.353.242
Truy câp hiện tại 10.263