Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 17/08/2021

Thừa Thiên Huế là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, với đặc điểm về địa hình có cả ba vùng gồm: đồng bằng, trung du - miền núi và biển, đầm phá, hệ thống giao thông khá phát triển về cả đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không, tỉnh Thừa Thiên Huế hội tụ đầy đủ yếu tố địa lý thuận lợi và các tiềm năng để phát triển nông nghiệp.

1. Về tiềm năng
- Tiềm năng về vị trí địa lý
Là một tỉnh ở vị trí trung độ trục giao lưu Bắc - Nam và trên hành lang kinh tế xuyên Á (Đông - Tây), nằm giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị. Với hệ thống giao thông khá phát triển về cả đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không, tỉnh Thừa Thiên Huế hội tụ đầy đủ yếu tố địa lý thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng, đồng thời với đặc điểm về địa hình có cả ba vùng gồm: đồng bằng, trung du - miền núi và biển, đầm phá là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi để phát triển nông nghiệp hiện đại quy mô lớn.
- Tiềm năng về văn hóa, du lịch: Là trung tâm về văn hóa du lịch của cả nước với nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, nhiều lễ hội và ngành nghề truyền thống,… đây là một trong những tiềm năng để phát triển nông nghiệp gắn với du lịch nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp kết hợp bảo tồn phát triển thế mạnh về văn hóa và du lịch của địa phương.
- Tiềm năng về tri thức, nguồn nhân lực: Là một trong những trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu thuộc Đại học Huế là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp, là một trong những tiềm năng và lợi thế lớn để thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào định hướng tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới.
2. Một số hạn chế
Bên cạnh những tiềm năng lợi thế, ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế và nhiều vấn đề đặt ra, đó là: 
- Nông nghiệp tuy có tăng trưởng, nhưng thiếu bền vững; năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa cao; bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng còn thấp. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh ATTP chưa nhiều; tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm. Chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn làm cơ sở cho tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân. Công tác xóa đói, giảm nghèo tuy có chuyển biến, nhưng chưa thật bền vững... nhiều địa phương vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới.
- Kết quả xây dựng nông thôn mới một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là đối với các xã miền núi, xã bãi ngang ven biển... Chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn thấp, nhiều xã, nhiều tiêu chí mới đạt ở mức tối thiểu, việc duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế, trong khi đó yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ngày càng cao, nhất là các tiêu chí liên quan đến sản xuất và đời sồng người dân như Thu nhập, Tỷ lệ hộ nghèo, Nhà ở, Tổ chức sản xuất, Môi trường,...
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.282.012
Truy câp hiện tại 12.373