Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Lần 7)
Ngày cập nhật 27/09/2021

BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (ngày 27/9/2021)

 

Chi cục Thủy sản thông tin một số nội dung như sau:

1. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển và các sông như sau:

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

NH4+-N (mg/l)

NO2- -N (mg/l)

PO43- -P (mg/l)

 

TSS

(mg/l)

I

Các điểm cấp nước tập trungvùng nuôi thủy sản đầm phá

1

 Vùng cao triều Quảng Công

8/9

30,2

19,9

8,1

0,115

<0,008

0,019

< 3,0

2

 Tân Lập - Thị trấn Sịa

8/9

32,0

13,4

8,5

0,673

<0,008

0,042

26,0

3

 Cồn Đâu - xã Hải Dương

8/9

30,1

21,1

8,2

0,075

<0,008

<0,018

29,2

4

 Cồn Tè –  xã Hương Phong

8/9

29,4

22,9

8,0

0,148

<0,008

<0,018

16,0

5

 Cồn Hạt Châu – P. Thuận An

8/9

29,1

24,0

7,8

0,059

<0,008

0,024

6,8

6

 Thủy Diện - xã Phú Xuân

9/9

31,8

25,4

8,5

0,092

<0,008

<0,018

7,6

7

 Viễn Trình – TT Phú Đa

9/9

31,6

25,3

8,4

0,097

<0,008

0,025

20,0

8

 Trường Hà – xã Vinh Thanh

9/9

30,2

24,2

7,8

0,103

<0,008

0,027

6,4

9

 Đình Đôi - xã Vinh Hưng

9/9

30,6

25,8

8,1

0,086

<0,008

<0,018

7,6

10

 Chùa Ma -  xã Giang Hải

9/9

30,6

35,0

8,4

0,095

<0,008

<0,018

20,4

II

 Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản trên cát ven biển

1

 Hải Thế - xã Phong Hải

8/9

30,7

25,7

7,9

1,200

0,320

0,076

5,2

2

 Trung Đồng – xã Điền Hương Hương

8/9

30,7

32,4

8,2

0,125

<0,008

0,024

< 3,0

 

GHCP trong NTTS(1) (2)

 

18÷33(1)

5÷35(1)

7-9(1)

< 0,9(2)

< 0,3(2)

< 0,05(2)

< 50(2)

III

 Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ và sông Đại Giang

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

DO (mg/l)

1

 Phước Yên  – xã Quảng Thọ

8/9

30,3

0,03

7,2

6,1

2

 Thôn 10 – xã Thủy Phù

9/9

30,6

0,06

7,1

4,0

 

GHCP trong nuôi lồng(3)

 

18÷33(3)

0-5(3)

6,5-8,5(3)

≥ 4(3)

 

 

Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt..

(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

(*) Do tình hình dịch Covid-19 nên điểm đo xã Vinh Hiền không tiến hành thu mẫu được.

Do ảnh hưởng cơn bão số 5 đã làm các yếu tố môi trường nước có sự thay đổi liên tục gây bất lợi cho đối tượng nuôi thủy sản. Nhiệt độ nước có xu hướng tăng cao vào ban ngày nhưng lại giảm mạnh vào ban đêm tạo ra khoảng chênh lệch lớn làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của thủy sản nuôi; Độ  kiềm tại các điểm đo cũng ở ngưỡng rất thấp (15,6 – 44,2 mg/l chưa đạt giới hạn cho phép NTTS là 60 -180 mg/l) nên không tạo hệ đệm tốt, gây khoảng dao động pH ngày đêm lớn, từ đó có thể làm vật nuôi dễ bị sốc môi trường, yếu và bỏ ăn. Vì vậy, trong những thời điểm mùa mưa bão và lũ lụt hàng năm xảy ra, Chi cục Thủy sản khuyến cáo cần theo dõi thời tiết và kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để có các biện pháp phù hợp đảm bảo an toàn cho thủy sản nuôi thương phẩm và dưỡng giống chuẩn bị cho vụ nuôi năm sau.

Điểm đo tại vùng nuôi tôm chân trắng trên cát thôn Hải Thế - xã Phong Hải (huyện Phong Điền) có chỉ tiêu NH4+-N =1,2 mg/l và NO2- -N = 0,32 mg/l vượt ngưỡng giới hạn cho phép (<0,9 mg/l và <0,3 mg/l), đây là thời điểm thu hoạch tôm nuôi vụ hè nhưng cũng bắt đầu thả giống tôm nuôi vụ đông của vùng nên đề nghị bà con và chính quyền các địa phương liên quan tăng cường theo dõi, giám sát và khuyến cáo cơ sở nuôi tôm trong hoạt động xả nước từ ao nuôi sau thu hoạch tôm thương phẩm ra ngoài để không ảnh hưởng đến môi trường nhằm thực hiện phòng bệnh tôm trong nuôi thủy sản bền vững.

2. Triển khai các nhiệm vụ để chủ động ứng phó với thiên tai

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia từ đây cho đến cuối năm có khoảng 3 - 4 cơn bão có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Để có phương án chủ động ứng phó với thiên tai năm 2021, đề nghị các địa phương triển khai đến người dân một số nội dung lưu ý như sau:

Các biện pháp lưu ý trước mùa mưa bão

- Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm;

- Nạo vét kênh mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao;

- Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh
lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có
dòng chảy nhẹ, độ mặn ổn định (đối với nuôi lợ mặn). Trường hợp không di
chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới
phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài;

- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh…) cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra;

- Chủ động gia cố nhà cửa, trang trại đảm bảo an toàn khi có mưa, bão; sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo không có thiệt hại về người.

Các biện pháp khắc phục sau mưa bão

- Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến
hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với
những ao nuôi thâm canh có mật độ cao;

- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi,
đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè
đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết);

- Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề
kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời;

- Sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm);

- Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước phù hợp.

Đối với cơ sở nuôi tôm chân trắng trên cát có kế hoạch thả giống vụ đông hoặc kéo dài và duy trì nuôi vào các tháng thường xảy ra bão lụt, cần kiểm tra cơ sở hạ tầng ao nuôi; chủ động về nguồn điện, cập nhật dự báo thời tiết, chuẩn bị máy nổ dự phòng và các trang thiết bị cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro do thiên tai. Khuyến cáo nên thả mật độ thấp 100 - 150 con/m2 và đầu tư chi phí phù hợp để rút ngắn thời gian nuôi và có thể thu hoạch tôm sớm hơn. Tôm giống phải kiểm tra PCR trước khi thả nuôi. Quá trình sản xuất phải theo dõi thời tiết, kiểm tra các yếu tố môi trường, xây dựng phương án ứng phó với mưa bão, lũ lụt và thực hiện theo yêu cầu của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tại địa phương để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

3. Một số thông tin

Để đồng hành với người dân trong thời gian giãn cách xã hội theo các quy định của Chính phủ. Bưu Điện tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện chương trình hỗ trợ 100% cước dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích từ ngày 01/9/2021 - 31/10/2021. Trong đó có thủ tục: Cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tại Công văn số 1430/BDTTH-KTVN ngày 30/8/2021 của Bưu Điện. Đề nghị các địa phương tuyên truyền rộng rãi đến người dân, các tổ chức trên địa bàn để được hỗ trợ khi thực hiện.  

Chi cục Thủy sản thông tin đến các đơn vị, các tổ chức và cá nhân biết và thực hiện. Bản tin được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) vào khung giờ 17h15 ngày thứ Hai (tuần thứ 4 hàng tháng); Bản tin cũng được phát thanh lúc 17h00 ngày thứ Hai trên Đài Phát thanh các xã có điểm quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.275.214
Truy câp hiện tại 8.437