Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Lễ công bố Huyện Quảng Điền đạt chuẩn Nông thôn mới
Ngày cập nhật 23/11/2022
Lễ công bố huyện Quảng Điền đạt chuẩn nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế thành tựu và một số
vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2021-2025

Để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ
đạo các cấp từ tỉnh, huyện, xã đã sớm được thành lập. Đồng thời, tỉnh đã huy động
cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai Chương trình xây dựng NTM nhằm tạo sự
thống nhất trong quá trình triển khai Chương trình. Tổ chức lựa chọn các xã, huyện
điểm để ưu tiên xây dựng NTM nhằm phát huy được thế mạnh của địa phương và
tạo sức lan tỏa rộng. Trong giai đoạn này, Ban Chỉ đạo đã tập trung cho tuyên
truyền, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, triển khai công tác
quy hoạch và đề án xây dựng NTM cấp xã; đánh giá, xây dựng khung giám sát các
tiêu chí nông thôn mới v.v... Đã ban hành kế hoạch, phát động phong trào thi đua
“Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng nông thôn mới“; phát động các phong trào
thi đua xây dựng NTM tại các địa phương, đơn vị, đoàn thể
Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, ngày 29/9/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 353/KH-UBND triển
khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025)
xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong 4 chương trình trọng
điểm, số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Có ít nhất 82 xã, đạt tỷ lệ 87,2%; trong đó:
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 34 xã, đạt tỷ lệ 40,2%; Số đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu: 9 xã, đạt tỷ lệ 11%.

Sau gần 12 năm xây dựng nông thôn mới; hạ tầng nông thôn đã được tăng
cường đầu tư, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; toàn tỉnh đã huy động được trên
11.100 tỷ đồng để thực hiện chương trình. Trong đó, người dân, doanh nghiệp đã
đóng góp nguồn lực đáng kể để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất,
thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới. Đời sống của nhân dân vùng nông thôn từng
bước được cải thiện, nâng cao một phần nhờ vào thực hiện Chương trình; thu nhập
bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng khá; tỷ lệ hộ nghèo khu vực
nông thôn giảm đáng kể. Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh như: Tỷ lệ
người dân tham gia BHYT, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, nước hợp vệ sinh, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu
vực nông thôn,,,, đều tăng. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội cơ bản
được đảm bảo; chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên; chăm sóc y tế, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện cả về lượng và chất. Môi
trường nông thôn đã có chuyển biến, đã xây dựng và hình thành mô hình cảnh
quan xanh - sáng - sạch - đẹp. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm
củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng phát huy hiệu quả. An ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Cụ thể là:

Về số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Tính đến tháng 10 năm 2022, toàn tỉnh
đã có 68/94 xã (64,9%) đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số các xã còn lại có 13 xã
đạt từ 15-18 tiêu chí (13,9%); 15 xã đạt 10-14 tiêu chí (15,9%); 02 xã đạt 8-9 tiêu
chí (2,1%). Không còn xã dưới 8 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2022, toàn tỉnh sẽ
tăng thêm ít nhất 6 xã đạt chuẩn, đưa tổng số xã đạt chuẩn lên 74 xã (78,7%); có 02
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 1,2% so với xã đạt chuẩn nông thôn
mới.

Về số huyện đạt chuẩn nông thôn mới: có 02 đơn vị đạt chuẩn nông thôn
mới đạt tỷ lệ 25%.

(Bộ mặt Văn hóa nông thôn đã thay đồi)

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn tồn tại. Kết quả
xây dựng nông thôn mới một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đồng đều
giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là đối với các xã miền núi, xã bãi ngang
ven biển... Chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn thấp, việc duy trì nâng cao chất
lượng tiêu chí nông thôn mới sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn
chậm. Chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông
thôn để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn làm cơ sở cho tăng thu
nhập và đời sống người dân. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
còn chậm, hiệu quả hoạt động các HTX chưa cao. Công tác đào tạo nghề nông
thôn và sử dụng lao động tại chỗ sau đào tạo nghề còn hạn chế. Công tác giảm
nghèo chưa thật bền vững; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống, thu nhập một bộ phận người dân nông
thôn còn khó khăn. Công tác bảo vệ, cải thiện cảnh quan môi trường nông thôn vẫn
còn hạn chế, thiếu bền vững, nhất là công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải
trong sinh hoạt và sản xuất ở nông thôn. Công tác duy tu bảo dưỡng các công trình
sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Việc quản lý, sử dụng có hiệu quả một
số công trình hạ tầng, nhất là thiết chế văn hóa xã, thôn, chợ nông thôn,... một số
nơi còn hạn chế.

 

Đại hội thành lập hợp tác xã lâm nghiệp bền vững Thượng Nhật, xã Thượng Nhật, vùng Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

Để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong thời kỳ mới, tại
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới (2010-2020). Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định một số nhiệm vụ
và giải pháp trọng tâm giai đoạn 2020-2025:
Tiếp tục tăng cường và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị
tham gia vào Chương trình. Phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

đoàn thể các cấp để thực hiện Chương trình bảo đảm mục tiêu và hiệu quả cao.
Xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau năm
2021-2025 theo hướng rõ mục tiêu, nội dung cụ thể, phù hợp với điều kiện thực
tiễn từng địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đi vào
chiều sâu nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tạo sự
thống nhất cao trong nhận thức, hành động trong xây dựng nông thôn mới. Xem
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng
tâm, là một trong những giải pháp cơ bản và lâu dài trong xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm trong Chương trình nông thôn mới, triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi
xã một sản phẩm (OCOP). Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông
thôn; tạo việc làm với nhiều ngành nghề ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động
hợp lý; đẩy mạnh các hình thức hợp tác, liên kết phát triển các mô hình du lịch sinh
thái, du lịch làng nghề,... để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, trên
cơ sở đó nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản ở
nông thôn. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới; thực hiện
lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình. Thường xuyên làm tốt công
tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện và tháo gỡ khó khăn; thực hiện
duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn các tiêu chí, kịp thời khen thưởng những
tấm gương điển hình trong sản xuất, cách làm sáng tạo trong xây dựng nông thôn
mới ở các địa phương nhằm góp sức lan tỏa trong thực hiện Chương trình.
Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.
Củng cố, kiện toàn bộ máy giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp theo hướng chuyên
nghiệp, hoạt động hiệu quả, tăng cường bố trí cán bộ chuyên trách nông thôn mới,
nhất là cấp huyện, xã,...
Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh,
nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ, công
chức các cấp đảm bảo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới ở địa phương.
Tiếp tục tổ chức triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh
doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; xây dựng các
Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc “5
tự” và “5 cùng";triển khai hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn
2017-2025”;thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế; triển khai
hiệu quả Chương trình trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới.
Vun đắp, giữ gìn giá trị tốt đẹp và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam; thực hiện
Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

 

 

Phạm Văn Tần
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.154.824
Truy câp hiện tại 3.516