Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
KẾT QUẢ SAU 03 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2023 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngày cập nhật 14/06/2023

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp lãnh đạo, chỉ đạo hết sức quyết liệt, toàn diện, đồng bộ. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao dần được hình thành và phát triển. Công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã được quan tâm đầu tư. Chương trình mỗi xã một sản phẩm đang dần được mở rộng ở các địa phương. Chương trình du lịch nông thôn và công tác chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh được tỉnh quan tâm đầu tư và được các địa phương và người dân hưởng ứng. Văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường từng bước được quan tâm, góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân nông thôn phát triển theo hướng lành mạnh, văn minh hơn. Hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường và củng cố; an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn tiếp tục được giữ vững.

Với sự vào cuộc của các cấp các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư nông thôn, hạ tầng nông thôn đã được tăng cường đầu tư, bộ mặt nông thôn có bước khởi sắc.

Đời sống của nhân dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng khá; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm đáng kể. Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh như: Tỷ lệ người dân tham gia BHYT; Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nước hợp vệ sinh; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn,… đều tăng đáng kể.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 67 xã/94 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 71,3%. Dự kiến đến cuối năm 2023 có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao lên 05 xã;có 2 đơn vị cấp huyện có quyết định công nhận: Thị xã Hương Thuỷ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện Quảng Điền đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác xây dự nông thôn mới của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn có các tồn tại, hạn chế: Bên cạnh các tồn tại khách quan nhưBộ tiêu chí, các cơ chế chính sách, một số nội dung hướng dẫn thực hiện Chương trình của Trung ương chưa được ban hành kịp thời gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện Chương trình ở địa phương.Nguồn vốn trung ương phân bổ chậm, huy động nguồn lực người dân và doanh nghiệp tham gia vào xây dựng nông thôn mới, thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; giá cả và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp không ổn định. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng đến thực hiện chương trình... vẫn còn một số nguyên nhân chủ quan: Một số người dân và cán bộ còn  tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, người dân chưa thực sự phát huy vai trò là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Bộ máy tham mưu, giúp việc cho BCĐ xây dựng NTM từ huyện đến xã đều hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên một số xã kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phụ trách còn hạn chế. Việc sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành chưa kịp thời.

Cácnhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục thực hiện đạt kết quả chương trình nông thôn mới giai đoạn 2023-2025

(1) Hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện Chương trình đến năm 2025 về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

(2) Rà soát, điều chỉnh lập mới quy hoạch chung xây dựng xã theo quy định pháp luật về quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá. Từng bước lập quy hoạch chi tiết xây dựng (sau quy hoạch chung xây dựng xã) nhằm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan ở khu vực nông thôn.

(3)Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền.

(4) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở mỗi địa phương gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư; Triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn,… góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.

(5)Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của người dân nông thôn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn.

(6) Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn Thừa Thiên Huế. Triển khai hiệu quả Chương trình “Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.

(7)Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.

(8)Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Tổ chức triển khai tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

(9) Tăng cường công tác giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.

(10) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh, đa dạng hình thức thông tin, truyền thông về xây dựng nông thôn mới; tiếp tục triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.154.824
Truy câp hiện tại 3.508