.I. KẾT QUẢ 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 48-NQ/TW:
1. Kết quả đạt được:
1.1 Kết quả phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW:
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nội dung tập trung chủ yếu vào rà soát, xây dựng, nâng cao chất lượng tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, củng cố, kiện toàn bộ máy, đổi mới phương pháp làm việc; tuyên truyền phổ biến các văn bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành pháp luật chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT được tiến hành thường xuyên, tập trung vào những lĩnh vực có nhiều vi phạm.
1.2 Việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, lãnh đạo Sở trong việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW:
- Công tác phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW luôn được Đảng bộ và Lãnh đạo Sở quan tâm chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trong các đợt sinh hoạt định kỳ của chi bộ, của cơ quan, Lãnh đạo Sở đã quan tâm và yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thường xuyên cập nhật kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước mới ban hành, liên quan Nghị quyết số 48 đều được đăng tải trên Trang Thông tin Điện tử của Sở.
- Đã bố trí 01 cán bộ Phó Chánh Văn phòng làm kiêm nhiệm công tác pháp chế thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thường xuyên theo dõi tình hình triển khai, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cơ quan, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
1.3 Kết quả tổ chức thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW:
a. Về xây dựng pháp luật:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Sở đã tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống hóa các văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành giai đoạn 2005-2019 thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở (có danh mục đính kèm theo).
b. Về tổ chức thi hành pháp luật:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
+ Đã bố trí và tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở Tư pháp tổ chức.
+ Thành lập tủ sách pháp luật với rất nhiều đầu sách các loại
+ Đã giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản luật mới ban hành đều được đưa lên mục Văn bản chuyên ngành của Trang website của Sở để thuận tiện trong việc tra cứu phục vụ công tác chuyên môn.
+ Triển khai thực hiện nghiêm túc "Ngày pháp luật" tại cơ quan theo đúng quy định tại Điều 8, Luật Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật.
+ Trang Thông tin điện tử của Sở có chuyên mục “Thư viện văn bản pháp luật” phục vụ trong công tác tra cứu và giới thiệu nội dung văn bản pháp luật.
- Hình thức và biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai, lồng ghép đa dạng và sát với thực tiễn, có trọng điểm, lồng ghép trong các hội nghị tập huấn triển khai công tác chuyên môn.
c. Về tăng cường năng lực của các thiết chế xây dựng và thi hành pháp luật:
Kiện toàn bộ phận Pháp chế của Sở đảm bảo bộ máy làm công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật của Sở so với yêu cầu của Nghị quyết và yêu cầu thực tiễn của cơ quan.
Công tác pháp chế được giao cho Phó Chánh Văn phòng Sở chuyên trách.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn đề xuất, kiến nghị ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quản lý lĩnh vực chuyên ngành ở địa phương hoặc tham gia soạn thảo các văn bản QPPL đã được phân công.
- Tổ chức rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc chức năng của Sở và đề xuât phương án xử lý kết quả rà soát.
d. Về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực làm công tác pháp luật
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực được Đảng ủy và lãnh đạo Sở quan tâm, tạo điều kiện cho công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan Trung ương, Tỉnh và Sở Tư pháp tổ chức.
2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.1 Những tồn tại và hạn chế:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị chưa được thường xuyên, việc kiểm tra, theo dõi thực hiện Nghị quyết chưa được quan tâm đúng mức.
- Đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Sở kiêm nhiệm nên việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền cũng như việc tham gia các buổi, các đợt triển khai công tác PBGDPL còn hạn chế
- Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác soạn thảo, thẩm định còn yếu.
- Hệ thống các văn bản QPPL ban hành ngày càng nhiều với số lượng lớn, và liên tục được sửa đổi, bổ sung, nhiều văn bản mới ban hành chưa cập nhật được kịp thời.
- Việc ban hành VBQPPL chưa đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, các bước lấy ý kiến, thẩm định, niêm yết công khai có lúc chưa thực hiện đầy đủ theo quy định.
- Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý VBQPPL chưa được triển khai thực hiện đồng bộ do thiếu biên chế và chưa được bố trí kinh phí.
2.2 Nguyên nhân:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có thực hiện nhưng phổ biến chưa kịp thời, hình thức chưa đa dạng và phong phú.
- Cán bộ làm công tác pháp chế ở các đơn vị trực thuộc còn kiêm nhiệm
3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm:
3.1 Kết quả đạt được:
Qua 15 năm thực hiện NQ 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị, công tác xây dựng và thi hành pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của cán bộ, công chức về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật được nâng lên. Nhiều cơ chế, chính sách đã và đang tác động đến đời sống xã hội. Vai trò hiệu lực của pháp luật được phát huy, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.
Tuy nhiên việc tuyên truyền, bổ biến, quán triệt cũng như kiểm tra thực hiện Nghị quyết chưa được chú trọng, đầu tư cho các nguồn lực triển khai thực hiện Nghị quyết còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thật sự đề cao, chất lượng tham mưu các văn bản QPPL của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế.
3.2 Bài học kinh nghiệm: Sau 15 năm thực hiện NQ48, để thực hiện có hiệu quả cao cần rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Tổ chức quán triệt NQ nghiêm túc để đảng viên, cán bộ, công chức và người lao động hiểu rõ nội dung, ý nghĩa tầm quan trọng của NQ; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc quán triệt, thực hiện NQ.
- Kịp thời cụ thể hóa các nội dung NQ và các văn bản liên quan phù hợp với tình hình thực tiễn, tập trung lãnh đạo đạt kết quả.
- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác pháp chế đảm bảo số lượng và chất lượng.
- Sơ, tổng kết việc thực NQ nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm và đề ra giải pháp phù hợp trong thời gian tiếp theo.
II. NHU CẦU XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN 10 NĂM, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045
1. Nhu cầu, định hướng, giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Xây dựng và tổ chức triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phù hợp với yêu cầu trọng tâm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa VB QPPL trên tất cả các lĩnh vực theo các tiêu chí khoa học, dễ cập nhật, dễ tra cứu, và dễ sử dụng; định kỳ công bố các tập hệ thống hóa VB QPPL đáp ứng yêu cầu về phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu tìm hiệu, thực hiện pháp luật của cơ quan, tổ chức, và cá nhân.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý VB QPPL, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật.
2. Nhu cầu, định hướng, giải pháp tăng cường năng lực các thiết chế xây dựng và thi hành pháp luật
- Tăng cường năng lực hoạt động của các phòng, ban trong cơ quan, tổ chức rà soát lại một số phòng phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao chất lượng hoạt động cảu cơ quan trong công tác xây dựng pháp luật.
- Xây dựng cơ chế huy động hiệu quả trí tuệ của cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan tham gia vào quá trình xây dựng và thi hành pháp luật; hình thành cơ chế thu hút các chuyên gia có kinh nghiệm giỏi tham gia xây dựng pháp luật.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các phòng ban, đơn vị phù hợp với nội dung của chương trình CCHC; chiến lực xây dựng pháp luật; chiến lược cải cách tư pháp.
3. Nhu cầu, định hướng, giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của công chức:
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dụng, kế hoạch, lộ trình triển khai các văn bản QPPL.
- Tăng cường chất lượng phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo nội dung của văn bản pháp luật, nâng cao văn hóa pháp luật trong nhân dân.
- Hợp tác phát triển đội ngũ luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đáp ứng yêu cầu về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
- Xây dựng các kênh thông tin, diễn đàn để tiếp nhận, trao đổi, xử lý, phản hồi các ý kiến đóng góp của người dân trong việc hoạch định chính ssách, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Nhu cầu, định hướng, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật
Do số lượng văn bản luật ngày càng tăng, vì vậy đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, thi hành pháp luật cũng cần phải điều chỉnh tăng về số lượng và nâng cao chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế, thi hành pháp luật và phải trang bị, hỗ trợ các trang thiết bị cần thiết, có chế độ đãi ngộ phù hợp để cán bộ yên tâm công tác, tận tâm, tận lực với công việc được giao.
III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT
-
Giải pháp:
Để thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn tới, định hướng đến năm 2045 cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật.
- Hiện đại hóa phương thức và phương tiện xây dựng pháp luật; khai thác ứng dụng tối đa CNTT nhằm đổi mới tiến bộ, chất lượng và hiệu quả của quy trình xây dựng pháp luật; Xây dựng và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia, của tỉnh về pháp luật.
- Huy động các nguồn lực đảm bảo hoạt động và tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện
- Để thực hiện tốt những nhiệm vụ, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị phải rà soát, đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng và thi hành pháp luật ở địa phương, cơ quan, đơn vị để có biện pháp chỉ đạo sát thực và hiệu quả hơn.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải kịp thời cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước thành các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể và tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện.