Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Xác định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về công tác Cải cách hành chính của ngành Nông nghiệp và PTNT trong thời gian tới
Ngày cập nhật 24/12/2019

Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CCHC trên địa bàn tỉnh nên Chương trình trọng điểm cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh được đưa vào là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;

Chương trình trọng điểm 2020 về cải cách hành chính (CCHC) được gắn với phát triển chính quyền điện tử (CQĐT) và dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM). Theo đó, mục tiêu đưa CCHC là nhiệm vụ thường xuyên và là giải pháp quan trọng trong chương trình làm việc năm 2020 của UBND tỉnh, các ngành, các cấp từ tỉnh đến xã, phường, làm cơ sở chỉ đạo, điều hành, góp phần hoàn thành các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH.

Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CCHC trên địa bàn tỉnh nên Chương trình trọng điểm cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh được đưa vào là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế với những kết quả khả quan trong công tác CCHC năm 2019 như: Xếp hạng chỉ số Cải cách hành chính năm đứng thứ 8/21 (tăng 2 bậc), Xếp hạng chính quyền điện tử đứng thứ 8 toàn tỉnh; xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI đứng thứ 3, đã góp phần tích cực cho kết quả Chương trình cải cách hành chính của tỉnh nói chung cũng như công tác Cải cách hành chính của Ngành Nông nghiệp và PTNT nói riêng.

Kết quả này cho thấy sự đúng đắn trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác CCHC năm 2019 cũng như sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo, trách nhiệm thực hiện của toàn thể CCVC ngành Nông nghiệp và PTNT.

Năm 2020, để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà theo Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT xác định các nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm về công tác CCHC như sau:

I./ Về chương trình tổng thể CCHC:

1. Cải cách thể chế

Đảm bảo 100% văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng và thực hiện các thể chế được ban hành.

Thực hiện tốt và hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của ngành. Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Kịp thời phát hiện và xử lý những văn bản có nội dung không đúng quy định của pháp luật, thiếu đồng bộ, không phù hợp với tình hình thực tế.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- 100% thủ tục hành chính được quy trình hóa theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015, đảm bảo mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đạt trên 80%.

- 100% TTHC được đưa vào tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, trong đó, tối thiểu có 20% TTHC được tiếp nhận và giải quyết theo phương châm “4 tại chỗ” tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh,

- 100% TTHC được cung cấp, cấu hỉnh đầy đủ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đạt các mức độ 2,3,4 theo đúng quy định tại tại Phụ lục X của Thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

- Thực hiện đầy đủ việc công bố, công khai TTHC theo quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và niêm yết TTHC tại nơi tiếp nhận, giải quyết liên quan đến TTHC.

- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách TTHC theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của các đơn vị, của cán bộ, công chức trong cải cách TTHC.

- Tổ chức thực hiện kịp thời và có hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.

3. Cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước

- Rà soát, sắp xếp lại tổ chức các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; thực hiện tinh giản biên chế theo đúng Đề án được tỉnh phê duyệt, sắp xếp số lượng cấp phó của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đúng quy định.

- 100% các đơn vị trực thuộc ban hành quy chế làm việc trên phương châm: “Làm việc theo quy trình, giải quyết công việc theo quy định, điều hành theo quy chế”.

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác CCHC nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước chính quyền các cấp.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- 100% cơ quan, đơn vị trực thuộc bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm khi được phê duyệt.

- Phấn đấu 90% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp Sở dưới 55 tuổi đối với nam, dưới 50 tuổi đối với nữ được cử đi bồi dưỡng, đạt đủ các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Sử dụng biên chế theo phê duyệt. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ năng lực thi hành công vụ,

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giảm biên chế và Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 04/6/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

5. Cải cách tài chính công

- Tăng cường kỷ luật kỷ cương trong quản lý ngân sách, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu.

- Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ , Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

- Phân cấp quản lý tài chính rõ ràng, minh bạch, tăng cường chủ động của các đơn vị dự toán ngân sách, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả chi tiêu tài chính.

6. Về hiện đại hóa nền hành chính

- 100% Chi cục, Trung tâm thuộc Sở triển khai ứng dụng văn bản điện tử liên thông 4 cấp trên Trang điều hành tác nghiệp đa cấp, có hệ thống mạng thông tin nội bộ, các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi dưới dạng điện tử.

- 100% Chi cục thuộc Sở sử dụng hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến ở các mức độ 2, 3, 4. Toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến.

- 100% Chi cục thuộc Sở thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; tiến tới quản lý chất lượng theo hệ thống ISO điện tử.

- Đẩy mạnh việc xây dựng, triển khai mô hình chính quyền điện tử theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

          II. Về Kiểm soát TTHC

- Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong vệc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính;

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh;

- Kiểm soát chặt chẽ các quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, chỉ ban hành và duy trì các thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp, có chi phí tuân thủ thấp nhất;

- Nâng cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm quyền giám sát của các cá nhân, tổ chức theo quy định.

- Thực hiện quy định về công bố, công khai TTHC, thường xuyên tiến hành rà soát các TTHC của từng đơn vị cũng như cấp huyện, cấp xã, xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC, cập nhật kịp thời vào cơ sở dữ liệu.

- Mỗi đơn vị trong ngành cần xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm trong quá trình kiểm soát TTHC; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân về quy định hành chính thuộc thẩm quyền đơn vị mình.

Xác định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nêu trên, toàn ngành Nông nghiệp và PTNT cần phải phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ đề ra để công tác CCHC của ngành đạt được kết quả khả quan, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Kinh tế xã hội năm 2020.

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.306.763
Truy câp hiện tại 6.276