Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hiện trạng xây dựng NTM của các xã, huyện (sau khi được sáp nhập) và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021
Ngày cập nhật 26/03/2021

Đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 62 xã /97 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 63,9%. Đặc biệt trong số 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển và hải đảo: 13 xã; xã an toàn khu: 02 xã).

Thực hiên Nghị quyết số 834/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XIV về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; hướng dẫn xây dựng nông thôn mới đối với xã, huyện mới, được hình thành sau khi sát nhập từ một số xã, huyện của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế giảm từ 104 xã xuống còn 97 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (có 07 xã được sát nhập) .

Đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 62 xã /97 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 63,9%. Đặc biệt trong số 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển và hải đảo: 13 xã; xã an toàn khu: 02 xã).

Hiện trạng nông thôn mới cấp huyện: (1) Thị xã Hương Thủy đang hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến góp ý của Đoàn thẩm định nông thôn mới TW (đã vào kiểm tra thực tế ngày 26/9/2020) trình Hội đồng thẩm định nông thôn mới TW họp thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. (2) Huyện Quảng Điền: có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới đã hoàn thành báo cáo huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hiện các sở ban ngành cấp tỉnh đang thẩm tra hồ sơ để UBND tỉnh trình Trung ương thẩm định, xét công nhận. (3) Huyện Phong Điền: có 10/15 xã đạt 19/19 tiêu chí (09 xã đã có quyết định công nhận, 01 xã Điền Môn đang làm hồ sơ), số tiêu chí bình quân: 17,7 tiêu chí/xã, phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2023. (4) Huyện Phú Vang: có 11/17 xã đạt 19/19 tiêu chí (10 xã đã có quyết định công nhận, 01 xã đang làm hồ sơ), số tiêu chí bình quân: 18,1 tiêu chí/xã, phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025. (5) Huyện Phú Lộc: có 08/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới (cả 08 xã đều đã có quyết định), số tiêu chí bình quân: 17,1 tiêu chí/xã, phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025. (6) Huyện Nam Đông: có 07/9 xã đạt 19/19 tiêu chí (06 xã đã có quyết định công nhận, 01 xã Thượng Nhật tỉnh đang thẩm định hồ sơ), số tiêu chí bình quân: 17,4 tiêu chí/xã, phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025. (7) Thị xã Hương Trà: có 05/8 xã đạt 19/19 tiêu chí (05 xã đã có quyết định công nhận), số tiêu chí bình quân: 18,1 tiêu chí/xã, phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2022. (8)- Huyện A Lưới: có 4/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới (cả 04 xã đều đã có quyết định), số tiêu chí bình quân: 13,8 tiêu chí/xã, phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong giai đoạn sau 2025.

Hiện trạng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu: (1) Uỷ ban nhân tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020, theo đó có 13 xã thực hiện gồm: 07 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao và 06 xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Song song với tỉnh, các huyện, thị xã đã chủ động đã xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể bằng kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ đẩy để nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Có hai huyện đi đầu trong phong trào xây dựng vườn mẫu đó là: huyện Quảng Điền đã công nhận 46 vườn mẫu, huyện Nam Đông có 21 vườn mẫu.

Nhằm tiếp tục thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu đạt được các mục tiêu và xác định các nhiệm vụ, giải pháp:

 Dự kiến năm 2021, số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm ít nhất 07-09 xã. Đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 69-71 xã (tỷ lệ 71-73%); Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 08 xã; Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu:  02-03 xã và dự kiến huy động nguồn lực hơn 1.930 tỷ đồng

(1) Tiếp tục tăng cường và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào Chương trình; Phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp để thực hiện Chương trình bảo đảm mục tiêu và hiệu quả cao; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo nông thôn mới các cấp; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tham gia thực hiện Chương trình;

(2) Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo hướng rõ mục tiêu, nội dung cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương. Trong đó, các ngành và địa phương cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đối từng xã cụ thể để thực hiện theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nhằm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với các đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

(3) Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn, tập trung thực hiện các giải pháp xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí hiện hành, đồng thời chủ động xác định nội dung, giải pháp bảo đảm duy trì và đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Tập trung xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn cho các xã, huyện theo hướng xanh - sạch - sáng và đẹp, các khu dân cư, thôn, bản kiểu mẫu, nhất là các xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tiến tới hình thành các vùng quê đáng sống.

(4) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo Công văn số 9166/BNN-VPĐP ngày 28/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn diện tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch nông thôn, trang trại nông nghiệp làm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

(5) Tập trung xây dựng thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh.

(6) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đi vào chiều sâu nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, hành động trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng thụ” để làm cơ sở huy động sự vào cuộc của người dân. Từ đó mới có những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp thu hút được sự hưởng ứng, tích cực tham gia của đông đảo người dân, sự đóng góp công sức, trí tuệ và nguồn lực từ xã hội để thực hiện Chương trình;

(7) Tập trung thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình giai đoạn giai đoạn 2021-2025.

(8) Xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - sáng và đẹp, hình thành các vùng quê đáng sống.Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với duy trì thực hiện tốt Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, đẩy mạnh phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần”, thực hiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn; phân loại rác thải tại chỗ,…

(9) Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới; thực hiện lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình; Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sach để khuyến khích huy động nguồn lực tại chỗ, nguồn lực huy động của các tổ chức, doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới;

(10) Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp. Củng cố, kiện toàn Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện theo hướng chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tăng cường bố trí cán bộ chuyên trách nông thôn mới, trước hết là cán bộ chuyên trách phụ trách công tác tài chính, giám sát, OCOP Chương trình ở cấp tỉnh,...

(11) Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện và tháo gỡ khó khăn; thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn các tiêu chí, kịp thời khen thưởng những tấm gương điển hình trong sản xuất, cách làm sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương nhằm góp sức lan tỏa trong thực hiện Chương trình;

(12) Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đảm bảo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 1.316