Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
BẢN TIN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NẮNG NÓNG
Ngày cập nhật 04/06/2021

BẢN TIN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

 

Theo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng gay gắt sẽ xảy ra tại khu vực miền Bắc và Nam Trung Bộ từ tháng đầu 6 với nền nhiệt phổ biến 37-400C, mỗi đợt nắng nóng kéo dài từ 4 - 6 ngày. Kết quả quan trắc, giám sát môi trường tại các ao nuôi, vùng bãi triều và đầm/vịnh cho thấy nhiệt độ nước tăng cao trên 330C (nhất là từ 13-16 giờ trong ngày), cùng với nắng nóng có thể xuất hiện mưa giông đột ngột, làm cho các yếu tố môi trường thay đổi khó lường gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi. Để kịp thời ứng phó với các hiện tượng bất thường của thời tiết, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với nuôi trồng thuỷ sản, Tổng cục Thủy sản có Công văn Số:          888/TCTS-NTTS ngày 02/6/2021 về việc tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng 2021. Khuyến cáo đến người dân lưu ý một số nội dung như sau:

1. Đối với thuỷ sản nuôi trong ao

 - Kiểm tra bờ, cống ao để tránh hiện tượng rò rỉ nước. Duy trì mực nước trong ao trên 1,5 m, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí vào thời điểm 10-18h và sáng sớm. Những nơi có điều kiện thay nước có thể thay từ 15-20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa (tốt nhất vào sáng sớm).

  - Dùng lưới lan che che phủ 2/3 diện tích mặt ao và cao hơn mặt nước trên 2m để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, ổn định nhiệt độ nước trong ao, tránh gây sốc cho tôm/cá nuôi. - Giảm 50% lượng thức ăn khi trời nắng nóng trên 350C. Bổ sung vitamin C, khoáng chất, chế phẩm sinh học vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

- Hàng tuần nên dùng vôi bột hòa tan tạt đều khắp ao vào buổi chiều mát để khử trùng nguồn nước và ổn định pH trong ao với hàm lượng 2 - 4 kg vôi bột/100 m3 nước.

 - Thường xuyên kiểm tra môi trường và hoạt động của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm, chiều tối. Sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý.

- Chủ động thu hoạch thuỷ sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.

2. Đối với thủy sản nuôi lồng trên sông/hồ và trong các đầm, vịnh

- Vận hành cơ sở nuôi đảm bảo mật độ lồng nuôi phù hợp. Sử dụng lưới lan che bề mặt lồng bè nuôi để giảm ánh sáng trực tiếp xuống đáy lồng nuôi.

 - Khi mực nước trên sông/hồ giảm cần hạ thấp lồng nuôi hoặc di chuyển lồng nuôi đến nơi có mực nước sâu để bảo đảm độ sâu luôn ở mức 2,5 – 3,0 m.

- Giảm 50-70% lượng thức ăn cho ăn hàng ngày hoặc ngừng cho ăn vào những ngày nắng nóng gay gắt. Chọn loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao kết hợp với việc bổ sung vitamine C, khoáng chất, chế phẩm để duy trì sức khỏe thuỷ sản nuôi.

 - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe thủy sản nuôi, thu gom thức ăn thừa, vỏ lột, xác thủy sản bệnh, chết, vệ sinh lồng nuôi. Treo túi vôi ở lồng nuôi để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.

 - Chuẩn bị sẵn sàng máy bơm, máy sục khí, trang thiết bị cần thiết và nguyên nhiên vật liệu ứng phó với các biến động môi trường. Thường xuyên kiểm tra môi trường và hoạt động của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm, chiều tối. Sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý. 

 - Tiến hành thu tỉa khi thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm. Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày.  

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 1.460