Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2022 và định hướng phát triển hợp tác xã (HTX) lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
Ngày cập nhật 14/12/2022

Đến nay (31/12/2022), tổng số HTX trong lĩnh vực nông nghiệp cáo có 218 HTX, trong đó chuyển đổi từ HTX cũ 150 HTX, thành lập mới 68 HTX.Trong năm 2022 đã thành lập mới 07 HTX (06HTXNN tổng hợp, 01 HTX thủy sản), nhưng giải thể 03 HTX (02 HTX lâm nghiệp bền vững và 01 HTX tổng hợp).Doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã là: 1.918triệu đồng.Lợi nhuận bình quân của 1 hợp tác xã là: 110.271 triệu đồng.

Thực hiện Luật hợp tác xã năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (Chi cục Phát triển nông thôn) đã tổ chức tuyên truyền vận động được những hợp tác xã thành lập mới hoạt động theo Luật và triển khai được nhiều hoạt động quan trọng: (1) Một số hợp tác xã mở rộng một số dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân. (2) Các hợp tác xã đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc tiếp thu hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sau công tác dồn điền đổi thửa, phát triển ngành nghề nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo phù hợp với Chương trình xây dựng nông thôn mới. (3) Một số hợp tác xã hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành đúng theo Luật hợp tác xã quy định và đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. (4) Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch hỗ trợ cho các hợp tác xã lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2022-2025.

Đến nay (31/12/2022), tổng số HTX trong lĩnh vực nông nghiệp cáo có 218 HTX, trong đó chuyển đổi từ HTX cũ 150 HTX, thành lập mới 68 HTX.Trong năm 2022 đã thành lập mới 07 HTX (06HTXNN tổng hợp, 01 HTX thủy sản), nhưng giải thể 03 HTX (02 HTX lâm nghiệp bền vững và 01 HTX tổng hợp).Doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã là: 1.918triệu đồng.Lợi nhuận bình quân của 1 hợp tác xã là: 110.271 triệu đồng.

Những khó khăn vướng mắc: (1) Tình hình dịch bệnh đã làm gián đoạn sản xuất của hầu hết các HTX, ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận người lao động. Bên cạnh đó các hợp tác xã lâm nghiệp bền vững vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất vì liên quan đến thủ tục thuê đất để xây dựng trụ sở và cơ sở chế biến.(2)Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý HTX chưa đáp ứng được so với cơ chế quản lý mới;công tác kế toán còn nhiều hạn chế; đa số cán bộ quản lý đã lớn tuổi nên cũng ngại tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. (3) Thiếu vốn hoạt động, vay ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn vì đất đai của HTX không thể thế chấp đối với ngân hàng. (4) Hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của nhiều HTX nông nghiệp còn hạn chế chủ yếu là quản trị, điều hành tổ chức sản xuất. Số lượng HTX nông nghiệp tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quá ít, hoặc liên kết nhỏ lẻ chưa tương xứng với điều kiện phát triển hiện nay. (5) Cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ thấp, chưa phát triển kịp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin. (6) Việc thực hiện tổng kết rút kinh nghiệm, chỉ đạo mô hình điểm, mô hình HTX nông nghiệp có hiệu quả chưa được quan tâm đúng mức. (6) Thừa Thiên Huế phát triển các hợp tác xã lâm nghiệp là hướng đi mới vừa đảm bảo trồng rừng bền vững, bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu chất lượng cao thu hút Doanh nghiệp chế biến sâu xuất khẩu thị trường các nước như Mỹ, Nhật và Châu Âu vì gỗ có chứng chỉ. Mặt khác các HTX lâm nghiệp bền vững huy động được vốn của các thành viên cao, có phương án sản xuất rõ ràng và được các Doanh nghiệp chế biến gỗ như Công tyScansia Pacific, Công ty Minh An, Hoà Nga ký kết hợp đồng liên kết sản xuất chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ. Các thành viên HTX, hộ trồng rừng đã bước đầu thay đổi nhận thức áp dụng phương thức trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ. Tuy nhiên hiện nay các hoạt động chủ yếu là khai thác bán nguyên liệu thô cho các Công ty chưa qua chế biến. Các hợp tác xã lâm nghiệp rất có nhu cầu thuê đất tại các địa phương để xây dựng nhà máy chế biến gỗ, sân bãi tập kết nguyên liệu và làm dịch vụ vườn ươm cây giống cây chất lượng cho các thành viên và hộ trồng rừng tại chỗ nhưng đến nay vẫn vướng cơ chế đất đai nên không thuê được.

Phương hướng nhiệm vụnăm 2023 đối với hợp tác xã nông nghiệp: Với mục tiêu, duy trì củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động 97 HTX nông nghiệp. Củng cố để hoạt động có hiệu quả 60-70 HTX nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Thành lập mới từ05-07 HTX nông nghiệp, để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện các giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệpnăm 2023:

(1) Đẩy mạnhcông tác tuyên truyền đến các thành viên hợp tác xã và người dân về Luật hợp tác xã năm 2012, các văn bản, các chính sách khuyến khích phát triển HTX của Đảng, Chính phủ và của Tỉnh.

(2)Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước về HTX: Các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định rõ trách nhiệm trong chỉ đạo, phát triển kinh tế tập thể, trong đó phát triển, đổi mới HTX là một nhiệm vụ trọng tâm. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và thực hiện các Đề án, Kế hoạch, các Chương trình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn. Tổ chức quán triệt, phổ biến Nghị quyết của TW, chỉ đạo của Tỉnh ủy trong Đảng và quần chúng nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, nhận thức đúng đắn về bản chất, vị trí, vai trò của HTX nông nghiệp kiểu mới.Quan tâm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các HTX nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp hoạt động. Đặc biệt là quy hoạch đất cho xây dựng trụ sở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết vật liệu, sân phơi để mỗi HTX có nhu cầu đều được thuê đất ngay tại địa phương gắn vùng nguyên liệu và thành viên có cơ hội là người lao động của HTXcó cơ sở sản xuất, kinh doanh. Phát huy có hiệu quả vai trò trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể các cấp để chỉ đạo thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, có chương trình phối hợp hành động trong phát triển kinh tế tập thể.

(3) Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp; thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp. Hỗ trợ các HTX phát triển vùng nguyên liệu chất lượng có chứng nhận, xây dựng mã vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản chế biến sâu để HTX đưa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

(4) Tiếp tục thành lập mới, củng cố, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, xây dựng mô hình HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng. Tăng cường tuyên truyền, vận động hưỡng dẫn thành lập mới HTX nông nghiệp, nhất là HTX nông nghiệp chuyên cây chuyên con, HTX nông nghiệp tham gia vào chuối hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong đó đặc biệt là vận động người dân có khả năng, điều kiện đứng ra làm sáng lập viên thành lập HTX. 

Thông tin tuyên truyền đầy đủ đến cán bộ, nhân dân hiểu mô hình hợp tác xã nông nghiệp tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mang lại lợi ích cho các thành viên. Nâng cao năng lực cán bộ HTX không chỉ lý thuyết mà bằng thực tế từ các HTX nông nghiệp điển hình đang làm tốt tại địa phương.

Thực hiện sáp nhập đối với các HTX nông nghiệp có quy mô nhỏ, không đủ điều kiện để hoạt động cần có sự chỉ đạoquyết liệt từ Cấp uỷ Đảng các huyện, thị xã và thành phố Huế.

 (5) Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã theo quy định của Trung ương và của UBND tỉnh; bao gồm: Chính sách về đất đai, chính sách về vốn, chính sách về đào tạo, tập huấn, chính sách thành lập mới hợp tác xã, chính sách về cán bộ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường và chính sách hỗ trợ thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.677.394
Truy câp hiện tại 8.552