Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Các Sở, ban ngành, địa phương đã phối hợp thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 24/12/2023

Trên cơ sở kế hoạch chung của tỉnh, các cơ quan, địa phương cụ thể hóa thành kế hoạch của mình và triển khai thực hiện. Kết quả, 100% các huyện, thị xã, thành phố Huế, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các nhiều tổ chức, đoàn thể ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023.

Các cơ quan, địa phương đã nhận thức đầy đủ và ngày càng quan tâm đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật, xác định đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, một số cơ quan đưa công tác này thành chỉ tiêu đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm. Lực lượng làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực góp phần tích cực trong việc đưa pháp luật đến với cán bộ, Nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp. Hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phong phú, đa dạng, nhiều đơn vị đã có giải pháp thực hiện phù hợp với đối tượng cũng như bám sát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng giai đoạn. Nội dung tuyên truyền bảo đảm tính toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.  

Cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được tổ chức trong thời gian 20 ngày, từ 00 giờ 00 phút ngày 11/9/2023 đến 24 giờ 00 phút ngày 30/9/2023. Qua tổng hợp trên hệ thống phần mềm Cuộc thi, tính đến 00 giờ 00 phút ngày 30/9/2023, tổng số lượt đăng ký tham gia các Cuộc thi là 170.289 lượt dự thi/93.679 người dự thi, trong đó có 4.387 người trả lời đúng 10/10 câu hỏi trắc nghiệm; đã thu hút hơn 152 đơn vị trường học từ cấp Trung học cơ sở đến Đại học trên toàn tỉnh tham gia. Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của các em học sinh, sinh viên, học viên tham gia Cuộc thi. Mỗi bài dự thi không chỉ thể hiện ý thức tự giác tìm hiểu pháp luật, mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong tìm hiểu pháp luật và thi hành pháp luật. Qua số điểm thí sinh đạt được, trong đó có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối, đạt nhiều giải thưởng cho thấy các em học sinh, sinh viên, học viên đã nhận thức đúng, mong muốn tìm hiểu kiến thức pháp luật để phục vụ học tập và cuộc sống, thể hiện thái độ nghiêm túc khi tham gia Cuộc thi. Kết quả Cuộc thi cho thấy vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, khẳng định tính đúng đắn cho hướng đi mới trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức phát động, tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam” do Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tổ chức; phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh và các cơ quan, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng kết 05 năm Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam”; tổng kết 02 năm Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027”.

Năm 2023, các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp 4.318 cuộc, với 282.044 lượt người tham dự; tổ chức, tham gia 48 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, với 110.938 lượt người dự thi; số tài liệu PBGDPL được phát hành 511.594 tài liệu pháp luật (tờ gấp, tờ rơi, sách, tạp chí, ấn phẩm pháp luật…); đăng tải hơn 3.785 tin, bài trên Trang Thông tin điện tử;… Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2023, đã tổ chức 09 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật cho gần 650 đại biểu là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tập huấn viên cấp huyện, hòa giải viên ở cơ sở và người có uy tín trong cộng đồng dân cư, với các nội dung liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật. Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 11 Hội nghị tập huấn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 1.000 lượt người là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù được các ngành, các cấp triển khai theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành.

Đối với người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân: Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh… phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, kết hợp với cấp phát tài liệu pháp luật (tờ gấp, tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số) để người dân nắm bắt các quy định pháp luật; thành lập các câu lạc bộ tư vấn pháp luật tại xã, thị trấn; xây dựng tủ sách pháp luật lưu động để phục vụ bà con ngư dân đi biển dài ngày… Công tác này được triển khai nghiêm túc, hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân; tình hình an ninh nông thôn ở khu vực biên giới, vùng biển ổn định; Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với nạn nhân bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hoạt động: Hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, phê phán, đấu tranh, nêu gương người tốt việc tốt, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, xúi giục, bao che, cản trở,.... Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình nên việc thi hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong những năm qua được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, các nạn nhân ngày càng mạnh dạn hơn trong đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.

Đối với người khuyết tật: Tổ chức tập huấn, tuyên truyền bằng hội nghị và thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí các quy định pháp luật trong nước và Công ước Quốc tế về người khuyết tật; giải đáp, tư vấn cho hội viên phụ nữ là người khuyết tật; tư vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp giải đáp những thắc mắc về điều kiện, hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ, chính sách cho người khuyết tật (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ…). 

Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Biện pháp giáo dục chủ yếu là thông qua công tác giáo dục chính trị, pháp luật của các trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục về thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù được quan tâm thực hiện với nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, không kỳ thị phân biệt đối xử với người chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, không tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp và các cơ quan Trung ương, các cơ quan tiếp tục triển khai các Chương trình phối hợp đã ký kết. Các chương trình phối hợp được các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc, bám sát yêu cầu, nội dung, biện pháp thực hiện được thống nhất trong Chương trình. Các hoạt động chủ yếu lồng ghép thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành để bảo đảm nguồn lực và công việc chung.

Các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng Ngày pháp luật với nhiều hoạt động thiết thực được triển khai; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế hưởng ứng với nhiều khẩu hiệu cổ động trực quan, sinh động.

Trong thời gian cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật của năm (15/10 - 15/11/2023), nhiều hội nghị, hội thảo, tư vấn pháp luật, các buổi tuyên truyền pháp luật, “phiên tòa giả định“ đã được các cơ quan chức năng triển khai tích cực: Tại Sở Tư pháp đã tổ chức chuỗi các hoạt động  hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023, như: Tổng kết các Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học” và “Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; phát hành Bản tin Tư pháp số 85; tổ chức Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ tọa đàm, đối thoại để tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hội thảo đánh giá, tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong lực lượng Công an; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp Công an tỉnh tổ chức Chương trình tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho sinh viên; Tòa án nhân dân tỉnh, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Huế, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày pháp luật nước cộng hòa, xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức “phiên tòa giả định“ , Trường Cao đẳng Sư phạm Huế tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểm pháp luật (thi trắc nghiệm trên internet); Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, Luật Hộ tịch,… Hiệu quả từ Ngày pháp luật đã tác động tích cực, lan tỏa hiệu ứng về một tinh thần “hiểu pháp luật để sống đúng, sống hạnh phúc”.

Năm 2023, Sở Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tiến hành thẩm tra mức độ đạt các tiêu chí xã nông thôn mới đối với xã Bình Tiến - thị xã Hương Trà, xã Hương Thọ - thành phố Huế, xã Lộc Bình và Xuân Lộc - huyện Phú Lộc và thẩm tra mức độ đạt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao đối với xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc; tổ chức 09 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tại các huyện, thị xã, thành phố với hơn 1.200 lượt đại biểu tham dự; 01 Hội nghị điểm về công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tại thị trấn Sịa, huyện Phong Điền với hơn 80 đại biểu tham dự.

Biên soạn và đăng tải 61 tình huống giải đáp pháp luật liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP, kết quả đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 136/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt tỷ lệ 96,5%). 

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 15.420