Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản
Ngày cập nhật 31/12/2014

Ngày 07/7/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Nghị định này áp dụng đối với: Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu (thay máy mới; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải; trang thiết bị bảo quản hải sản, bốc xếp hàng hóa) phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

Nghị định quy định một số chính sách cụ thể sau:
Về chính sách tín dụng đối với đóng mới tàu khai thác xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ và nâng cấp tàu vỏ gỗ, Nghị định quy định:  Đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (có tổng công suất máy chính 400CV trở lên), bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới vỡi lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm đối với đóng mới tàu vỏ thép. Đối với đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm.  
Đóng mới tàu hải sản xa bờ (công suất từ 400CV trở lên), bao gồm máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản, chủ tàu được vay tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 5%/năm đối với đóng mới tàu vỏ thép (công suất từ 400CV đến dưới 800CV).
Đối với đóng mới tàu vỏ thép (công suất từ 800CV trở lên), chủ tàu được vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm.  Riêng đối với đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm. Ngoài ra, đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm.  Nâng cấp tàu vỏ gỗ (công suất dưới 400CV thành tàu có công suất từ 400CV trở lên), chủ tàu được vay tối đa 70% giá trị nâng cấp tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm. Thời hạn cho vay sẽ kéo dài trong 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc…
Về một số chính sách khác liên quan, theo Nghị định, chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có công suất 400CV trở lên được hỗ trợ 100%. Đối với việc vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm về đất liền được hỗ trợ chi phí với mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 400CV đến 800 CV; 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 800CV trở lên. Chi phí các thiết kế mẫu tàu vỏ thép có công suất 400CV trở lên, kinh phí duy tu, sữa chữa định kỳ đối với tàu vỏ thép công suất từ 400CV trở lên đều được hỗ trợ 100%.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2014.
Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các thông tư để hướng dấn thực hiện Nghị định
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.268.968
Truy câp hiện tại 4.583