Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thừa Thiên Huế: Những thành tựu sau 5 năm xây dựng nông thôn mới
Ngày cập nhật 25/12/2015

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, theo Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận.

Những con số đáng ghi nhận
Có thể nói sau 5 năm, bộ mặt nông thôn ở hầu hết các địa phương đều có sự thay đổi căn bản, toàn diện. Điện, đường, trường, trạm ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh. Đặc biệt là đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh năm 2015 ước đạt 23,01 triệu đồng, tăng 81,6% so với 2010 (12,6 triệu đồng), tốc độ tăng bình quân đạt 12,8%/năm; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn toàn tỉnh giảm từ 14,9% năm 2010 còn 5,94 % đến cuối năm 2015. Bình quân giảm 1,8 % /năm.
Trong 5 năm, toàn tỉnh đã huy động được một nguồn lực khá lớn với 4.584 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới. Trong đó nguồn vốn ngân sách 1.554 tỷ đồng (chiếm 34%); nhân dân đóng góp 306 tỷ đồng (chiếm 6,7%); huy động từ tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã 163 tỷ đồng (chiếm 3,6%), vốn tín dụng là 2.039 tỷ đồng (chiếm 44,5%) và huy động từ nguồn khác là 9 tỷ đồng (chiếm 0,2%).
Nhờ huy động được nguồn vốn như vậy nên hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội các xã được đầu tư nhiều hơn. Toàn  tỉnh đã xây dựng mới và nâng cấp 1.104km  đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá 491 km kênh mương nội đồng, 452 công trình khác: đê bao, hồ chứa, trạm bơm, cống các loại, kè ...góp phần  đảm bảo tưới tiêu cho 98% diện tích trồng trọt; xây mới, sửa chữa, nâng cấp các phòng học, phòng chức năng, hàng rào, sân bãi cho trên 125 trường học các cấp; xây dựng mới 33 nhà văn hóa trung tâm xã, trên 200 nhà văn hóa thôn, đình làng, cổng làng được xây mới, sửa chữa, nâng cấp; xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hơn 6.000 nhà ở cho người dân.. Mạng lưới thông tin liên lạc, bưu đã xây dựng, sửa chữa chính viễn thông được quan tâm đầu tưmở rộng; công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội.  
Theo đó, việc xây các xã đạt chuẩn nông thôn mới cũng rất được chú trọng. Đến nay số tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt bình quân 15 tiêu chí/xã; có 20 xã (21,7%) đạt 19 tiêu chí; 33 xã (35,9%) đạt từ 15-18 tiêu chí; 37 xã (40,2%) đạt từ 10-14 tiêu chí; 2 xã (2,2%) đạt từ 5-9 tiêu chí.Toan tỉnh không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Trong đó đã có 39 xã/92 xã (42%) đạt 4 tiêu chí cơ bản trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (thu nhập, việc làm, hộ nghèo, môi trường).Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 81 Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt trên 95% (trong đó, nước sạch đạt 75%).

Huyện Nam Đông được Chính phủ tặng cờ thi đua tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 2011-2015

Những hạn chế cần khắc phục            

Qua thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cho thấy kiến thức về xây dựng nông thôn mới của đội ngũ cán bộ, nhất là cơ sở đều còn hạn chế thế hiện rõ nhất kiến thức và phương pháp tổ chức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Công tác tuyên truyền cho nhân dân, nhất là cư dân nông thôn còn chưa đủ tầm. Do đó chưa phát huy được đầy đủ vai trò chủ thể của người dân. Nhiều nơi vẫn hiểu nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới là đầu tư các dự án, từ đó thụ động trông đợi sự hỗ trợ của nhà nước. Việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập được coi là gốc của xây dựng nông thôn mới nhưng đang là vấn đề khó nhất. Hầu hết đều lúng túng, không biết làm gì để chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Các doanh nghiệp đều chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong cơ cấu đầu tư xây dựng nông thôn mới, đa phần các xã đều lo tập trung vào xây dựng hạ tầng, thường ít chú ý đến đầu tư cho sản xuất và văn hóa… 

Giải pháp nào cho chương trình 

Có thể nói xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và có tác động rõ rệt đến khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Do vậy thời gian tới cần tập trung cần phải khắc phục ngay sự không thực tế, thiếu tính lý luận và xu thế phong trào hóa trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.

 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới cho sát với thực tế. Cần có cơ chế lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình hỗ trợ có mục tiêu các dự án trên địa bàn nông thôn theo hướng tăng cường phân cấp cho cơ sở. Mặt khác cần có những cơ chế tạo điều kiện có sự tham gia trực tiếp của người dân với vai trò chủ thể. Cần chú ý tới tính chất đa dạng cả về điều kiện sống, tập quán, tài nguyên trong xây dựng các mô hình nông thôn mới, không nên khuôn mẫu áp đặt chung cho tất cả các nơi. Cần tăng cường nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới tương xứng với mục tiêu đề ra, nhất là phải có cơ chế chính sách ưu đãi, đủ sức hấp dẫn để mời gọi được nhiều doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là nhân tố quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Theo http://www.nongthonmoithuathienhue.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.268.636
Truy câp hiện tại 4.388