Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ 30.1 đến 5.2.2013
Ngày cập nhật 07/02/2013
THÔNG BÁO
Tình hình sinh vật hại cây trồng định kỳ 7 ngày
(từ ngày 30/1-5/02/2013)

 

 
I. Tình hình thời tiết, sinh trưởng cây trồng và sinh vật hại cây trồng từ ngày 30/1-5/02/2013.
1. Thời tiết: Nhiệt độ: Trung bình:24,2 0C; Cao nhất: 300C; Thấp nhất: 190C
Độ ẩm:Trung bình: 89%; Thấp nhất: 65%;              
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng 
- Cây lúa: DT kế hoạch 27.310 ha, đến nay cơ bản đã gieo cấy xong.
- Ngô: đã gieo 317 ha/1.100 ha; Rau đậu các loại: đã trồng 806 ha/3.800ha.
- Sắn đã trồng 1.710 ha/7.000 ha; Lạc đã gieo 1.530 ha/3.600 ha
- Cây ăn quả: Diện tích 3.549 ha; Cây cà phê: diện tích 751,2 ha.
- Cây cao su: Diện tích 9.000 ha, khai thác 4.873 ha, trồng mới 140 ha (A Lưới 113 ha, Nam Đông 27 ha).
3. Tình hình sinh vật hại cây trồng
* Cây lúa
       Bệnh đạo ôn gây hại trên các giống nhiễm đã được chỉ đạo phun trừ, tuy nhiên do điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển gây hại tỷ lệ bệnh 3-5%, bệnh C1-3, cục bộ 20-30% (Thủy Dương, Thủy Phù 2, Thủy Thanh-Hương Thủy). Dòi đục nõn phát sinh gây hại cục bộ trên các chân ruộng thấp trũng, tỷ lệ hại 1-3%, nơi cao 5-10%. Chuột gây hại phân tán, tỷ lệ hại 3-5%, nơi cao 10-20%. Các đối tượng sâu bệnh khác gây hại với tỷ lệ, mật độ thấp.
* Cây trồng khác                                               
- Cây cao su: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh loét sọc miệng cạo gây hại tỷ lệ bệnh 1-3%, nơi cao 15-20% (Nam Đông). Bệnh héo đen đầu lá gây hại rải rác nhất là trên cao su trồng mới và trồng dặm năm 2012.
- Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm gây hại tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-20% (Thủy Biều-Huế). Các đối tượng sâu bệnh khác gây hại với tỷ lệ và mật độ thấp.
II. Dự báo sinh vật hại  cây trồng từ ngày 6-12/2/2013
1.     Trên cây lúa
Bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển gây hại và có khả năng gây hại nặng cục bộ và gây cháy chòm trên một số giống nhiễm bệnh gieo cấy ở các vùng đất có tầng canh tác mỏng, ven đầm phá (Quảng Công, Quảng Ngạn-Quảng Điền; Ngũ Điền-Phong Điền; Vinh Xuân, Phú Mỹ, Phú Đa-Phú Vang; Đại Thành, Khu 3-Phú Lộc....). Các đối tượng sâu bệnh khác tiếp tục phát sinh phát triển gây hại.
2.     Cây trồng khác
Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh loét sọc miệng cạo, bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su trồng mới và trồng dặm năm 2102 tiếp tục phát triển gây hại; Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá trên cây ăn quả tiếp tục phát triển gây hại.
III. Đề nghị
1. Trên cây lúa
- Kiểm tra chỉ đạo phun trừ bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm trước tết Nguyên Đán năm 2013.
- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột để hạn chế mật độ và theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ ngay từ diện hẹp.
2. Cây trồng khác                                                                        
* Cây cao su
- Chỉ đạo phun trừ bệnh héo đen đầu lá trên cao su trồng mới và trồng dặm năm 2012 trước và sau các đợt không khí lạnh tăng cường.
- Cao su kinh doanh đang thời kỳ rụng lá sinh lý, cần duy trì chế độ khai thác mủ hợp lý, ngừng khai thác mủ khi tỷ lệ rụng lá >50%. Bón phân định kỳ theo qui trình, giúp cho cây cao su phục hồi và phát triển. Kiểm tra, đánh giá tình hình bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để có biện pháp quản lý.
* Cây Thanh trà
Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân định kỳ lần 2 trước khi ra hoa và lần 3 sau khi ra trái non, giúp cho cây phát triển, hạn chế rụng hoa, rụng quả non và phòng trừ bệnh chảy gôm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
 
 
                                                             Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 1.694