Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 20/4 đến 26/4/2016
Ngày cập nhật 29/04/2016

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 20/4/2016 đến ngày 26/4/2016)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết:

          - Nhiệt độ: TB: 28,4 0C; Cao nhất: 38,90C; Thấp nhất: 22,20C.

          - Độ ẩm: TB: 78,2%; Thấp nhất: 46%.

          - Ngày mưa: 02 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

          a) Cây lúa:

* Lúa Đông Xuân chính vụ:

- Diện tích gieo cấy 27.962,4 ha. Diện tích lúa thu hoạch: 20 ha (Phú Vang, A Lưới); diện tích lúa trổ: 26.929,1 ha (diện tích chắc xanh: 16.000ha); diện tích trổ sau ngày 30/4/2016 khoảng 125 ha.

* Lúa Đông Xuân muộn: Diện tích gieo sạ: 899 ha (Vinh Hà, Vinh Thái– Phú Vang), diện tích lúa làm đòng: 250 ha, diện tích còn lại lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ.

          b) Cây trồng khác

Cây trồng

     Diện tích (ha)

GĐST

Rau

2.252,0

687,0

Phát triển thân lá

Thu hoạch

Lạc

603,5

2.589,0

Phân cành - ra hoa

Đâm tia – phát triển quả

Khoai lang

1.970,0

Phát triển thân lá, củ

Cây sắn

6.923,0

Phát triển thân lá

Ngô

               8,0

           435,6       

           370,0

           385,0

Trồng mới

Phát triển thân lá

Trổ cờ-Phát triển quả

Thu hoạch

Ném

190,0

Phát triển thân lá

Cây ăn quả

       3.459,0  

Phát triển thân cành, ra hoa, đậu quả

Cây cà phê

         192,13

Phát triển thân cành, ra hoa, đậu quả

Cây cao su

+ Kinh doanh

+ KTCB

+ Trồng mới (Phong Điền, A Lưới)

 

       5.434,0

       4.273,1

72,20

 

Phát triển cành lá

Phát triển cành lá

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua 

1. Trên cây lúa

          a) Lúa Đông Xuân chính vụ

- Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 945 ha (tăng 555 ha so với tuần trước; giảm 846 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh bệnh 5-10%, nơi cao 20-30%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 75 ha; nhiễm nặng 5 ha. Phân bố: Hương trà 400 ha (tăng 200 ha, diện tích nhiễm nặng 5 ha: Hương Thọ, Văn Xá Tây, Phú Ốc,...); Hương Thủy 185 ha (tăng 185 ha); Phú Vang 360 ha (tăng 170 ha).

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 279,5 ha (tăng 269,5 ha so với tuần trước, tăng 68.5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 60-70%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 49 ha; nhiễm nặng 32,5 ha. Phân bố: Hương Thủy 77 ha (tăng 77 ha: Phù Nam, Phù Bài, Thủy Phù, Thủy Thanh, Thủy Tân), Quảng Điền 16,5 ha (tăng 16, 5ha: Quảng Lợi, Thị trấn Sịa, Quảng Vinh, …), Phú Vang 75 ha (tăng 60 ha: Phú Đa, Phú Xuân, Phú Diên, Vinh Thái, …), Phú Lộc 111 ha (tăng 111 ha: An Nong II, Tiến Lực, Đại Thành, Lộc Sơn, …).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 5.025 ha (giảm 24 ha so với tuần trước, tăng 1.590 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 1-3, nơi cao 40-50%, bệnh cấp 5-7; trong đó diện tích nhiễm trung bình 1.280 ha (tăng 143 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 110 ha (tăng 13 ha so với tuần trước). Phân bố: Huế 505 ha (tăng 5 ha: Thủy Xuân, Thống Nhất, An Đông, Tây An,...); Hương Thủy 285 ha (giảm 320 ha: Phù Bài, Thủy Châu, Thủy Thanh, Thủy Phương); Hương Trà 1.500 ha (Hương Vinh, Đông Toàn, Tây Toàn, Vân An, Văn Xá Đông, Văn Xá Tây,...); Quảng Điền 800 ha (tăng 280 ha: Đông Vinh, Phú Thuận, Đông Phước,...); Phong Điền 150 ha (Phong An, Phong Hiền, Phong Chương, Phong Bình); Phú Vang 1.565 ha (Phú Đa, Phú Mỹ, Phú Diên, Phú Xuân, ...); Phú Lộc 175 ha (tăng 2 ha: Lộc Sơn, Lộc Bổn,...); Nam Đông 25 ha (tăng 8 ha: Hương Hòa, Hương Phú, Thượng Lộ, Hương Giang,...), A Lưới 20 ha (Sơn Thủy, Hồng Kim, Thị trấn,..).

          - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Diện tích nhiễm 2.604 ha (tăng 1.602 ha so với tuần trước, tăng 1.889 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750 – 1.500 con/m2, nơi cao 3.000-5.000 con/m2, rầy giai đoạn chủ yếu tuổi 3-4, trong đó diện tích nhiễm trung bình 332 ha, nhiễm nặng 67 ha. Phân bố: Huế 205 ha (Thủy Xuân, Tây An, Thống Nhất,...). Hương Thủy 709 ha (tăng 654 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng 3 ha: Phù Bài, Phù Bài, Thủy Phù, Thủy Thanh, Thủy Tân, ...); Hương Trà 400 ha (tăng 250 ha, trong đó nhiễm nặng 10 ha: Hương Thọ, Hương Vinh, Phú Ốc, Đông Xuân,...); Quảng Điền 200 ha (tăng 95 ha: Đông Phú, Phú Thanh, Kim Thành, An Xuân,...); Phong Điền 60 ha (giảm 19 ha, trong đó nhiễm nặng 4 ha: Nam Sơn, Trung Thạnh, Phong Xuân, Phong Chương, các xã Ngũ Điền, ...); Phú Vang 731 ha (tăng 341 ha, trong đó nhiễm nặng 25 ha: Phú Mỹ, Phú Đa, Vinh Hà, Vinh Thái, Phú Mậu, Phú Thanh, ...); Phú Lộc 294 ha (tăng 276 ha, trong đó nhiễm nặng 20 ha: Thanh Niên, Xuân Lộc, Hải Hà, Song Hà, Đông Sơn, Đại Thành, Đông Hưng ...).

          - Chuột: Diện tích nhiễm 252 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 60 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 3-5%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 29 ha, tỷ lệ hại 10%, nặng 1 ha tỷ lệ hại 20%. Phân bố: Huế 21 ha (nặng 1 ha: rải rác các HTX); Hương Thủy 23 ha (Thủy Dương, Thủy Bằng, Thủy Vân, Phù Bài,...); Hương Trà 80 ha (Hương An, Hương Hồ, Đông Xuân, Hương Vinh, Tây Toàn,...); Phú Vang 80 ha (Phú Đa, Phú Mỹ, Vinh Thái, Vinh Xuân, Phú Mậu,...); Phú Lộc 48 ha (Song Thủy, Tiến Lực, An Nong, Bắc Sơn,...). Tổng thu bắt chuột đến nay 58.960 con, lượng thuốc chuột sử dụng cộng dồn 963,5 kg (Racumin).

          - Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 355,1 ha (giảm 225,1 ha so với tuần trước, tăng 190,1 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ sâu 10-20 con/m2, sâu chủ yếu giai đoạn tuổi 2-3. Phân bố: Hương Trà 100 ha (giảm 400 ha: Đông Toàn, Đông Xuân, Hương Vinh, Phú Ốc,...); Huế 5 ha (Thống Nhất, Tây An, Hương Long,...); Quảng Điền 150 ha (tăng 150 ha: An Xuân, Đông Phước, …), Phú Lộc 100 ha (tăng 100 ha: Thủy Xuân, Song Thủy, Song Hà, Thủy An).

Các đối tượng sinh vật gây hại khác: bệnh vàng lá, bệnh thối thân, thối bẹ lá đòng, phỏng lá, sâu đo xanh, ... gây hại mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

          b) Lúa Đông Xuân muộn

Các đối tượng khác gây hại như: sâu cuốn lá, rầy, bệnh khô vằn, … mật độ thấp, tiếp tục theo dõi để quản lý và dự tính dự báo.

2. Cây trồng khác

          a) Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 70 ha (giảm 75 ha so với tuần trước, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%. Phân bố: Phong Mỹ-Phong Điền.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

          b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 336 ha (giảm 4 ha so với tuần trước, tăng 116 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5- 10%, nơi cao 20%. Phân bố: Huế 31 ha (giảm 4 ha: Thủy Biều); Hương Trà 250 ha (Hương Vân, Hương Hồ); Phong Điền 35 ha (Phong Thu); Hương Thủy 20 ha (Thủy Bằng).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 190 ha (giảm 10 ha so với tuần trước, tăng 190 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 40-50%. Phân bố: Huế 10 ha (Thủy Biều); Hương Trà 180 ha (Hương Vân, Hương Hồ).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

          c) Cây Sắn

Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

          d) Cây lạc

- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm 205 ha (tăng 55 ha so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 10 ha, tỷ lệ bệnh 10% (Hương Văn, Hương An, Đông Xuân - Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác: sâu khoang, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

          e) Cây rau

Dòi đục lá, bệnh khô đầu lá trên cây hành; sâu xanh da láng trên cây hẹ; sâu tơ, sâu xanh, bệnh đốm lá, héo rũ trên cây rau khác gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp (Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Huế,...).

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa

          - Bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa trổ muộn; bệnh khô vằn gây hại gia tăng trên diện rộng.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát triển gia tăng nhanh mật độ và có khả năng gây cháy rầy, nhất là trên diện tích lúa bị đổ ngã.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác: Sâu cuốn lá nhỏ, chuột, bệnh đốm nâu,... tiếp tục phát sinh phát triển.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng, rụng lá corynespora, ... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành,... gây hại trên cây ăn quả.

          - Bệnh héo rũ, bệnh đốm lá, sâu ăn tạp,... gây hại cây lạc; bệnh thán thư, khô đầu lá, sâu ăn tạp, dòi đục lá,..gây hại rau; nhện đỏ, bọ phấn,... gây hại cây sắn.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

          a) Đối với lúa Đông Xuân chính vụ

          - Tăng cường kiểm tra thống kê phân loại tuổi rầy (điều tra đánh giá mật độ trứng) và đôn đốc chỉ đạo phun trừ rầy nhất là trên các vùng lúa bị đổ ngã, những diện tích có mật độ rầy cao, khi rầy giai đoạn tuổi 2-3 theo nguyên tắc “4 đúng”.

          Lưu ý: Hiện nay để thuận lợi cho việc thu hoạch một số địa phương đã tháo cạn nước trong ruộng nên việc phun trừ rầy kém hiệu quả. Đề nghị các địa phương hướng dẫn nông dân đưa nước vào ruộng trước khi xử lý rầy; phun đủ lượng nước trên đơn vị diện tích 25-30 lít nước/sào (500 m2) để tăng hiệu quả phun trừ rầy. Kiểm tra đánh giá hiệu quả sau khi phun trừ và phòng chống tái nhiễm. Đối với diện tích lúa đã chín bị nhiễm rầy nặng có thể thu hoạch sớm để hạn chế rầy hại ảnh hưởng đến năng suất.

          - Tiếp tục chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông kết hợp phòng bệnh lem lép và trừ bệnh khô vằn đối với những diện tích trổ muộn. Nếu sau khi phun thuốc phòng bệnh gặp trời mưa thì tiến hành phun lại lần 2 để hạn chế các nấm bệnh xâm nhiễm gây hại.

- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột bằng biện pháp thủ công (đào bắt, bẫy kẹp, bẫy lồng,...) và theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có cơ sở dự tính dự báo sinh vật gây hại vụ Hè Thu 2016.

          b) Đối với lúa Đông Xuân muộn

          - Hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc để cây lúa phát triển khỏe, hạn chế các sinh vật phát triển gây hại. Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phun trừ trên diện hẹp.

2. Cây trồng khác         

          a) Cây cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên lá để có biện pháp quản lý, phòng trừ, hạn chế bệnh lây lan.

b) Cây bưởi Thanh trà: Hướng dẫn vệ sinh vườn, phòng trừ bệnh chảy gôm để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

          c) Cây sắn: Theo dõi nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn,...phát sinh gây hại để có biện pháp quản lý và phun trừ kịp thời nhằm hạn chế lây lan.

          d) Cây lạc: Tiếp tục theo dõi các tượng sinh vật gây hại như: bệnh héo rũ, bệnh bệnh đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt, sâu ăn lá … để có biện pháp phòng trừ trên diện hẹp.

e) Cây rau: Các địa phương hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại theo đúng quy định trong danh mục các loại thuốc được phép sử dụng trên rau của bộ Nông nghiệp và PTNT, khi thu hoạch sản phẩm phải đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn mác, bao bì thuốc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.

                               Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 23.197