Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/4 đến 03/5/2016
Ngày cập nhật 05/05/2016

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 27/4/2016 đến ngày 03/5/2016)

   

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết:

         - Nhiệt độ: TB: 29,8 0C; Cao nhất: 39,10C; Thấp nhất: 24,320C.

          - Độ ẩm: TB: 77%; Thấp nhất: 43%.

          - Ngày mưa: 02 ngày.   

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa:

* Lúa Đông Xuân chính vụ:

- Diện tích gieo cấy 27.962,4 ha, đến nay cơ bản trổ xong. Diện tích lúa thu hoạch: 1.057 ha; diện tích lúa chắc xanh-chín: 26.905,4 ha.

* Lúa Đông Xuân muộn: Diện tích gieo sạ: 859/899 ha (đạt 95,6% kế hoạch) (Vinh Hà, Vinh Thái– Phú Vang), diện tích lúa làm đòng: 450 ha, diện tích đẻ nhánh rộ-đứng cái: 409 ha.

* Lúa Hè Thu sớm: Đã gieo 75 ha (Thủy Tân-Hương Thủy).

b) Cây trồng khác

Cây trồng

     Diện tích (ha)

GĐST

Rau

2.152,0

787,0

Phát triển thân lá

Thu hoạch

Lạc

3.142,5

50,0

Đâm tia – phát triển quả

Thu hoạch

Khoai lang

1.970,0

Phát triển thân lá, củ

Cây sắn

6.923,0

Phát triển thân lá

Ngô

           443,6       

           370,0

           385,0

Phát triển thân lá

Trổ cờ-Phát triển quả

Thu hoạch

Ném

190,0

Phát triển củ

Cây ăn quả

       3.459,0  

Phát triển thân cành, phát triển quả

Cây cà phê

         192,13

Phát triển thân cành, phát triển quả

Cây cao su

+ Kinh doanh

+ KTCB

+ Trồng mới (Phong Điền, A Lưới)

 

       5.434,0

       4.273,1

72,20

 

Phát triển cành lá

Phát triển cành lá

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 27/4-03/5/2016)

1. Cây lúa

a) Lúa Đông Xuân chính vụ

          - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Diện tích nhiễm 3.185,4 ha (tăng 581,4 ha so với tuần trước, tăng 2.934,4 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750 – 1.500 con/m2, nơi cao 5.000-10.000 con/m2, gây vàng lúa và cháy chòm cục bộ, rầy phát dục nhiều tuổi, trong đó diện tích nhiễm trung bình 617 ha (tăng 285 ha tại Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang), nhiễm nặng 128,4 ha (tăng 61,4 ha tại Hương Thủy, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang), gây vàng lá và cháy chòm. Phân bố: Huế 210 ha: Thủy Xuân, Tây An, Thống Nhất,...; Hương Thủy 156,4 ha: Phù Bài, Phù Nam, Thủy Lương, Thủy Thanh, Thủy Vân, ...); Hương Trà 600 ha: Hương Thọ, Hương Vinh, Phú Ốc, Đông Xuân,...; Quảng Điền 900 ha: Đông Phú, Phú Thanh, Kim Thành, An Xuân,...; Phong Điền 150 ha: Nam Sơn, Trung Thạnh, Phong Xuân, Phong Chương, các xã Ngũ Điền, ...; Phú Vang 875 ha: Phú Mỹ, Phú Đa, Vinh Hà, Phú Mậu, Phú Dương, ...; Phú Lộc 294 ha: Lộc Hòa, Xuân Lộc, Hải Hà, Song Hà, Đông Sơn, Đại Thành, Đông Hưng,... Diện tích nhiễm rầy đã được chỉ đạo phun trừ. Tuy nhiên do lúa đang chín và ruộng khô nước, nông dân phun trừ không đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích, cùng với điều kiện nắng nóng, chiều tối có mưa dông thuận lợi cho rầy tiếp tục gây hại.

- Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 935 ha (giảm 10 ha so với tuần trước do diện tích nhiễm bệnh đã thu hoạch; giảm 1.015 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh bệnh 5-10%, nơi cao 20-30%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 55 ha. Phân bố: Hương trà 600 ha (tăng 200 ha): Hương Thọ, Văn Xá Tây, Phú Ốc,...; Hương Thủy 185 ha: Phù Nam, Thủy Lương, Thủy Tân, Phù Bài; Phú Vang 150 ha (giảm 210 ha): Phú Đa, Phú Diên,...

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 381,0 ha (tăng 101,5 ha so với tuần trước, tăng 380,0 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 60-70%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 71 ha, nhiễm nặng 47 ha. Phân bố: Hương Thủy 77 ha: Phù Nam, Phù Bài, Thủy Phù, Thủy Thanh, Thủy Tân; Quảng Điền 43 ha (tăng 26,5 ha): Quảng Lợi, Thị trấn Sịa, Quảng Vinh, …; Phong Điền 30 ha (tăng 30 ha): Phong Hiền, …; Phú Vang 120 ha (tăng 45 ha): Phú Đa, Phú Mậu, Vinh Thái, …), Phú Lộc 111 ha: An Nong II, Tiến Lực, Đại Thành, Lộc Sơn, …).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 5.411 ha (tăng 386 ha so với tuần trước, tăng 2.946 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 1-3, nơi cao 40-50%, bệnh cấp 5-7; trong đó diện tích nhiễm trung bình 1.550 ha (tăng 270 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 160 ha (tăng 50 ha so với tuần trước). Phân bố: Huế 505 ha: Thủy Xuân, Thống Nhất, An Đông, Tây An,...; Hương Thủy 245 ha (giảm 40 ha): Phù Bài, Thủy Châu, Thủy Thanh, Thủy Phương; Hương Trà 1.800 ha (tăng 300 ha): Hương Vinh, Đông Toàn, Tây Toàn, Vân An, Văn Xá Đông, Văn Xá Tây,...; Quảng Điền 820 ha (tăng 20 ha): Đông Vinh, Phú Thuận, Đông Phước,...); Phong Điền 150 ha: Phong An, Phong Hiền, Phong Chương, Phong Bình; Phú Vang 1.665 ha (tăng 100 ha): Phú Đa, Phú Mỹ, Phú Diên, Phú Xuân, ...; Phú Lộc 175 ha: Lộc Sơn, Lộc Bổn,...); Nam Đông 31 ha (tăng 6 ha): Hương Hòa, Hương Phú, Thượng Lộ, Hương Giang,...), A Lưới 20 ha: Sơn Thủy, Hồng Kim, Thị trấn,…

          - Chuột: Diện tích nhiễm 247 ha (giảm 6 ha so với tuần trước do đã thu hoạch, tăng 140 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 3-5%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 14 ha, tỷ lệ hại 10%, nặng 1 ha tỷ lệ hại 20%. Phân bố: Huế 21 ha (nặng 1 ha: rải rác các HTX); Hương Trà 80 ha (Hương An, Hương Hồ, Đông Xuân, Hương Vinh, Tây Toàn,...); Phú Vang 95 ha (Phú Đa, Phú Mỹ, Vinh Thái, Vinh Xuân, Phú Mậu,...); Phú Lộc 48 ha (Song Thủy, Tiến Lực, An Nong, Bắc Sơn,....). Tổng thu bắt chuột đến nay 58.960 con, lượng thuốc chuột sử dụng cộng dồn 963,5 kg (Racumin).

          - Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 125 ha (giảm 230 ha so với tuần trước, tăng 125 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ sâu 10-20 con/m2, sâu chủ yếu giai đoạn tuổi 3-4. Phân bố: Phong Điền 25 ha (Phong Chương, Phong Bình, ….,); Phú Lộc 100 ha (Thủy Xuân, Song Thủy, Song Hà, Thủy An).

Các đối tượng sinh vật gây hại khác: bệnh vàng lá, bệnh thối thân, thối bẹ lá đòng, phỏng lá, sâu đo xanh, ... gây hại mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

b) Lúa Đông Xuân muộn

          - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Diện tích nhiễm 180 ha, mật độ rầy 750-1.500 con/m2 (Vinh Thái, Vinh Hà-Phú Vang).

          - Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 300 ha, tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 1-3.

Các đối tượng khác gây hại như: sâu cuốn lá, … mật độ thấp, tiếp tục theo dõi để quản lý và dự tính dự báo.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 70 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 25 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%. Phân bố: Phong Mỹ-Phong Điền.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 336 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 116 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5- 10%, nơi cao 20%. Phân bố: Huế 31 ha (Thủy Biều); Hương Trà 250 ha (Hương Vân, Hương Hồ); Phong Điền 35 ha (Phong Thu); Hương Thủy 20 ha (Thủy Bằng).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 210 ha (tăng 20 ha so với tuần trước, tăng 210 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 40-50%. Phân bố: Huế 10 ha (Thủy Biều); Hương Trà 200 ha (Hương Vân, Hương Hồ).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây Sắn

Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

d) Cây Lạc

- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm 205 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 20 ha, tỷ lệ bệnh 10% (Hương Văn, Hương An, Đông Xuân - Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác: sâu khoang, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

e) Cây Rau

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 30 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 10 con/m2 (Hương Trà).

- Dòi đục lá, bệnh khô đầu lá trên cây hành; sâu xanh da láng trên cây hẹ; sâu tơ, sâu xanh, bệnh đốm lá, héo rũ trên cây rau khác gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp (Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Huế,...).

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa                                                                      

+ Đông Xuân chính vụ: Trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục nắng nóng, chiều tối có mưa dông tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu tiếp tục nở, tích lũy gia tăng nhanh mật độ và có khả năng gây cháy rầy cuối vụ nếu không tích cực chỉ đạo phòng trừ. Các đối tượng sinh vật khác tiếp gây hại cục bộ, tiếp tục theo dõi để có biện pháp quản lý trên diện hẹp.

+ Đông Xuân muộn: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn tiếp tục tích lũy gây hại gia tăng. Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt phát sinh gây hại trên diện tích lúa trổ.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng, rụng lá corynespora, ... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành,... gây hại trên cây ăn quả.

- Bệnh héo rũ, bệnh đốm lá, sâu ăn tạp,... gây hại cây lạc; bệnh thán thư, khô đầu lá, sâu ăn tạp, dòi đục lá,..gây hại rau; nhện đỏ, bọ phấn,... gây hại cây sắn.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

          a) Đối với lúa Đông Xuân chính vụ

           - Tiếp tục tăng cường kiểm tra và khoanh vùng diện tích nhiễm rầy, nhất là trên diện tích lúa chắc xanh để chỉ đạo đưa nước vào ruộng và hướng dẫn phun trừ theo nguyên tắc “4 đúng”, phun đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích (25-30 lít nước/500m2), phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đối với diện tích nhiễm rầy mật độ cao, nhiều tuổi phát dục chỉ đạo phun trừ kép bằng cách rải thuốc có hoạt chất Diazinon xuống ruộng kết hợp với phun trừ để tăng khả năng tiêu diệt rầy. Kiểm tra đánh giá hiệu quả phun trừ và phòng chống tái nhiễm rầy sau phun 2-3 ngày để hạn chế thiệt hại. Đối với diện tích lúa đã chín bị nhiễm rầy nặng khuyến cáo nông dân thu hoạch sớm để hạn chế rầy hại ảnh hưởng đến năng suất.      - Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và cơ sở dự tính dự báo sinh vật gây hại vụ Hè Thu 2016.

- Chỉ đạo vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân để gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, đồng thời nhằm hạn chế nguồn sinh vật gây hại trên đồng ruộng và ngộ độc hữu cơ sau khi gieo cấy vụ Hè Thu.

          b) Đối với lúa Đông Xuân muộn

          Chỉ đạo phun trừ đạo ôn cổ bông kết hợp với lem lép hạt trên diện tích lúa đang trổ vè thưa (lúa trổ 3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 7 ngày). Phun trừ bệnh khô vằn trên diện tích đang nhiễm bệnh. Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng để có biện pháp quản lý, phun trừ trên diện hẹp.

2. Cây trồng khác         

a) Cây cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

b) Cây bưởi Thanh trà: Hướng dẫn vệ sinh vườn, phòng trừ bệnh chảy gôm để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

c) Cây sắn: Theo dõi nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn,...phát sinh gây hại để có biện pháp quản lý và phun trừ kịp thời nhằm hạn chế lây lan.

   d) Cây lạc: Tiếp tục theo dõi các tượng sinh vật gây hại như: bệnh héo rũ, bệnh bệnh đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt, sâu ăn lá … để có biện pháp phòng trừ trên diện hẹp.

e) Cây rau: Hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc, phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại theo hướng sản xuất rau an toàn đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn mác, bao bì thuốc nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

                                                                                                                                                                             Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế        

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 23.006