I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: TB: 29,8 0C; Cao nhất: 37,5 0C; Thấp nhất: 25,10C
- Độ ẩm: TB: 79,9 %; Thấp nhất: 46,0%
- Ngày mưa: 03 ngày. Lượng mưa: 103,8 mm.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Cây lúa
|
|
|
|
* Đông Xuân 2016-2017
|
28.638,0
|
28.608,4
(gieo sạ 28.006,3 ha, cấy 602,1 ha)
|
Thu hoạch: 28.484,4 ha
Trổ-chín: 124 ha.
|
* Hè Thu sớm
|
131,0
|
131,0 ha
|
Làm đòng-trổ
|
* Hè Thu 2017
|
25.700,5
|
Cấy: 245 ha
Gieo sạ: 25.141,5 ha
|
Mạ-đẻ nhánh: 24.279,5 ha
Mũi chông-3 lá: 1.107 ha
|
Lạc
* Đông Xuân
* Hè Thu
|
3.122,3
186,3
|
3.053,3
152,5
|
Thu hoạch: 2.192,3 ha
Phát triển quả: 861 ha
Nảy mầm-cây con
|
Ngô
* Đông Xuân
* Hè Thu
|
1.301,9
165,0
|
1.145,3
355,0
|
Thu hoạch: 1.100,3 ha
Phát triển quả: 45 ha
Nảy mầm-cây con
|
Cây sắn
|
7.125,0
|
6.526,0
|
Hình thành củ: 6.321 ha
Phát triển thân lá: 205 ha
|
Cây rau các loại
* Đông Xuân
* Hè Thu
|
2.756,4
|
2.277,8
575,6
|
Phát triển thân lá-thu hoạch: 2.277,8 ha.
Trồng mới
|
Đậu các loại
|
1.356,5
|
666,7
|
Phát tiển -phát triển trái: 666,7 ha
|
Cây mía
|
151,0
|
95,5
|
Mía nhảy bụi: 95,5 ha
|
Ném
|
185,4
|
174,0
|
Thu hoạch: 161 ha
Phát triển lá-phát triển củ: 13ha
|
Khoai lang
|
1.737,4
|
1.370,5
|
Phát triển củ: 700 ha
Phát triển thân lá: 670,5 ha
|
Cây ăn quả
|
3.328,0
|
3.328,0
|
Phát triển thân lá- phát triển quả
|
Cây hồ tiêu
|
274,5
|
274,5
|
Kinh doanh: 243,5 ha
KTCB: 31,5 ha
|
Cây cao su
|
8.955,0
|
8.955,0
|
|
Kiến thiết cơ bản
|
|
2.249,0
|
Phát triển thân lá
|
Kinh doanh
|
|
6.706,0
|
Khai thác mủ
|
- Diện tích lúa Hè Thu 2017 có khả năng không gieo sạ được khoảng 213,5 ha do không chủ động nước tưới (Phú Lộc: 209,1 ha; A Lưới 4,4 ha).
- Thuốc chuột đã sử dụng 111 kg, thu đuôi 27.600 đuôi (trong tuần lượng thuốc đã sử dụng 72 kg, thu đuôi 27.600 đuôi).
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ ngày 07/6 đến 13/6/2017)
1. Trên cây lúa
* Đông Xuân muộn (Vinh Hà, Vinh Thái-Phú Vang): Giai đoạn chín và thu hoạch. Các đối tượng sinh vật gây hại cục bộ, mật độ tỷ lệ bệnh thấp.
* Hè Thu 2017:
Hè Thu sớm: Rầy nâu gây hại mật độ 300-500 con/m2, nơi cao mật độ 1.000 con/m2, bệnh khô vằn gây hại tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 20-40% (Thủy Tân-Hương Thủy, Song Thủy-Lộc Tiến-Phú Lộc).
Hè Thu chính vụ:
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 705 ha (giảm 405 ha so với tuần trước; tăng 655 ha so với cùng kỳ năm trước), diện tích nhiễm nặng 18 ha (giảm 81 ha so với tuần trước; giảm 107 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 2-5 con/m2, nơi cao 40-50 con/m2 (Thanh Phước, Vân An-Hương Phong, Phú An-Hương Chữ, Hương Toàn, Tây Xuân, Hương Vinh, Đông Xuân, Hương An, ...-Hương Trà; An Đông, Thống Nhất, Tây An-Huế; Quảng Công, Thị trấn Sịa, Quảng Thành, Quảng Vinh-Quảng Điền; Phú Đa, Phú Mỹ, Vinh Thanh, Vinh Hà,…- Phú Vang,...).
- Các đối tượng khác như rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, chuột,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ thấp.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 165 ha (giảm 10 ha so với tuần trước, tăng 95 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (các xã huyện Nam Đông, Phú Lộc).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh loét sọc miệng cạo, bệnh nấm hồng, bệnh phấn trắng… gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.
b) Cây bưởi Thanh trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 240 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 25 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-10%, nơi cao 20-30% (Thủy Bằng –Hương Thủy; Thủy Biều – Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền).
- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
c) Cây rau
- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 15 ha ( không tăng so với tuần trước, giảm 25ha so với cùng kỳ năm trước) mật độ 5-10 con/m2, nơi cao 20 con/m2.
- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm bệnh 40 ha ở Hương Trà (tăng 5 ha so với tuần trước, không tăng so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10%, diện tích nhiễm trung bình 10 ha tỷ lệ hại 10-30%.
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác mật độ và tỷ lệ thấp.
d) Cây hồ tiêu
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 17 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 2-4%, nơi cao 10-20%, bệnh cấp 1-3.
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 33 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 2-4%, nơi cao 10-15%, bệnh cấp 1-3.
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, bệnh đốm đen, tuyến trùng, rệp sáp,... gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.
e) Cây sắn: Các đối tượng sinh vật như bọ phấn, nhện đỏ,... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp
f) Cây sen
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 41 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 15-20% (Phong Điền, Quảng Điền).
- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế trong thời gian tới thời tiết tiếp tục nắng nóng, ngày 14-15/6/2017 có mưa rào và dông rải rác.
Do nắng nóng, nhiệt độ cao các ruộng làm đất không kỹ có khả năng rễ bị ngộ độc hữu cơ do quá trình phân giải gốc rạ trong đất tạo ra các khi độc như CO2, H2S, CH4,…; các chân ruộng có hàm lượng Fe2+, Fe3+, Al3+ cao co khả năng sẽ bốc phèn bề mặt ruộng ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của cây lúa.
1. Trên cây lúa
* Đông xuân muộn: Các đối tượng sinh vật gây hại giảm, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp do thu hoạch.
* Hè Thu:
- Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên các chân ruộng thấp trũng, ruộng đọng nước cục bộ. Bọ trĩ gây hại trên diện tích chăm sóc thiếu kịp thời, thiếu nước,...
Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng, bọ trĩ, chuột, ... tiếp tục phát sinh, phát triển trên đồng ruộng.
2. Cây trồng khác
- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.
- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.
- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.
- Bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy,… gây hại trên cây rau.
IV. Đề nghị
1. Cây lúa
- Hướng dẫn nông dân tiến hành chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ trên đồng ruộng, bón phân thúc kịp thời với phương châm “nặng đầu nhẹ cuối” để cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe ngay từ đầu vụ, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Đối với diện tích hàng năm bị chua phèn, điều tiết nước hợp lý để hạn chế chua, phèn. Đối với các chân ruộng bị ngộ độc hữu cơ do làm đất không kỹ tháo nước phơi ruộng đến nẻ chân chim để các khi độc thoát ra bên ngoài, sau đó đưa nước vào ruộng và chăm sóc để cây phục hồi và phát triển.
- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột, ốc bươu vàng để hạn chế mật độ, lây lan. Khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ 0-35 ngày sau khi gieo sạ.
- Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác nhất là rầy lưng trắng, nguồn rầy di trú để có biện pháp quản lý ngay từ đầu vụ.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Hướng dẫn khai thác mủ đúng kỹ thuật hạn chế cạo phạm, ngăn ngừa nấm xâm nhiễm gây loét miệng cạo. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.
b) Cây ăn quả: Thường xuyên vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống thoát nước, cắt tỉa, thu gom các cành sâu bệnh trong vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
c) Cây lạc: Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và triển khai làm đất để gieo vụ Hè Thu đảm bảo khung lịch thời vụ. Hướng dẫn nông dân sử dụng giống lạc mới L14, L18 để gieo trồng đảm bảo năng suất, sản lượng và hạn chế sinh vật phát sinh gây hại.
d) Cây tiêu: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp.
e) Cây lâm nghiệp: Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp, nhất là sâu róm hại thông nhựa tại các rừng cảnh quan và rừng phòng hộ.
f) Cây trồng khác (rau, sắn, ngô, sen…): Hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế