Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Quy hoạch Hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống nông, lâm, thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Ngày cập nhật 02/09/2018

QUY HOẠCH HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO, SẢN XUẤT, CUNG ỨNG GIỐNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

(Trích Quyết định 2865/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 10/12/2015)

I. QUAN ĐIỂM

Quy hoạch phát triển giống nông, lâm, thủy sản phải được thực hiện đồng bộ, hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững; tăng khả năng cạnh tranh và phát huy lợi thế tiểu vùng sinh thái; phát huy cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nhân lực, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái; gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh; đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tăng nhanh năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và thu nhập của nông dân một cách bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Chủ động đáp ứng nhu cầu về giống của tỉnh tới năm 2020.

a) Giống lúa: Các cơ sở sản xuất, cung ứng giống lúa thuần có khả năng đáp giống lúa xác nhận và tương đương đạt tỷ lệ trên 90%.

b) Giống cây ăn quả: Nghiên cứu, chọn tạo vườn cây đầu dòng và xây dựng vườn ươm nhân giống các loại cây có thế mạnh.

c) Giống rau các loại: Bố trí khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn các giống rau F1 từ các nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước có chất lượng tốt đạt từ 20-30% diện tích rau toàn tỉnh.

d) Giống vật nuôi: tổng đàn trâu cái sinh sản có khoảng 12.000 con, đàn bò sinh sản trên 3 năm tuổi có khoảng 15.000 con, đàn lợn nái có trên 60.000 con, có khoảng 400.000 con gà mái đẻ, có khoảng 120.000 con vịt đẻ, có khoảng 5.500 đàn ong mật.

đ) Giống cây lâm nghiệp: Đảm bảo cung cấp 80% giống được cấp chứng chỉ công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống dinh dưỡng cho trồng rừng.

e) Giống thủy sản: Đảm bảo cung cấp 72,5% con giống (sản xuất 34,3%, ương dưỡng 38,2%). Trong đó có 75% con giống thủy sản sạch bệnh, chất lượng cao được sản xuất trong tỉnh.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Hệ thống nghiên cứu, chuyển giao giống nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

a) Hệ thống nghiên cứu: Khuyến khích, hỗ trợ các Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất tham gia liên kết với các cơ sở nghiên cứu (Sở Khoa học và Công nghệ, các Trường Đại học, Trung tâm KHKT... đóng trên địa bàn) để cùng tham gia vào các đề tài nghiên cứu ứng dụng.

b) Hệ thống chuyển giao:

- Chuyển giao giống thông qua hệ thống Khuyến nông.

- Chuyển giao giống thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ.

- Chuyển giao giống thông qua các dự án trong và ngoài nước, dự án phi Chính phủ.

- Chuyển giao giống qua các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh giống

- Chuyển giao giống qua hệ thống các hợp tác xã nông nghiệp.

2. Quy hoạch hệ thống sản xuất, cung ứng giống trồng trọt và vật nuôi đến năm 2020.

a) Về sản xuất, cung ứng giống lúa:

- Về sản xuất giống lúa:

+ Đối với giống lúa nguyên chủng: Các Công ty sản xuất  kinh doanh giống lúa trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện sản xuất giống lúa nguyên chủng theo quy định của nhà nước, tổ chức sản xuất với quy mô diên tích, chủng loại giống phù hợp với cơ cấu giống hàng năm của tỉnh. Lượng giống nguyên chủng cần cho các địa phương sản xuất giống lúa xác nhận hàng năm khoảng 55-60 tấn.

+ Đối với giống lúa xác nhận: Các Công ty sản xuất kinh doanh giống lúa trên địa bàn tỉnh cung ứng 50-60% nhu cầu giống, tương đương khoảng 2.800-3.000 tấn/năm. Các địa phương tổ chức sản xuất đủ khả năng đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu giống. Quy mô, địa điểm sản xuất cụ thể như sau:

 

STT

ĐƠN VỊ

Diện tích tự sản xuất (ha)

Tổng số

Sản lượng dự kiến (tấn)

Tổng số

ĐX

HT

ĐX

HT

1

Phong Điền

80

70

150

400

350

750

2

Quảng Điền

45

40

85

225

200

425

3

Hương Trà

35

30

65

175

150

325

4

Hương Thuỷ

40

 

40

200

0

200

5

Phú Vang

115

25

140

575

125

700

6

Phú Lộc

55

45

100

275

225

500

7

Nam Đông

0

5

5

0

25

25

8

A Lưới

10

10

20

50

50

100

TỔNG CỘNG

380

225

605

1.900

1.125

3.025

- Về cung ứng giống lúa:

+ Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong cung ứng giống lúa ở các địa phương.

+ Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn cung ứng khoảng 50-60% nhu cầu giống, tương đương khoảng 2.800-3.000 tấn/năm.

b) Sản xuất, cung ứng giống Bưởi Thanh trà:

- Xây dựng vườn giống với quy mô khoảng 10 cây đầu dòng Bưởi Thanh trà, 4 cây đầu dòng Bưởi da xanh để thực hiện việc nhân và cung ứng giống trên địa bàn các xã có quy hoạch trồng mới cây Bưởi Thanh Trà, Bưởi da xanh như xã Phong Thu (Phong Điền), phường Hương Vân (Hương Trà), phường Thủy Biều (TP.Huế).

- Điều tra, khảo sát, tuyển chọn và hướng dẫn các nông hộ có nguồn giống tốt thực hiện việc sản xuất và cung ứng giống tại địa phương đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiến hành chọn nguồn giống tốt để theo dõi, kiểm tra, đánh giá cấp giấy chứng nhận nguồn giống cho các hộ sản xuất.

- Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng cao chất lượng vườn cây Bưởi Thanh trà.

c) Sản xuất giống rau: Xây dựng mô hình trình diễn các giống rau mới có năng suất cao chất lượng tốt (giống lai F1) tại các địa phương có tập quán canh tác rau truyền thống như: xã Quảng Thành, Hương An, Hương Chữ, Quảng Thọ, Điền Lộc, Điền Môn, Phú Mậu, ...

d) Đối với cơ sở sản xuất giống trâu bò:

Quy hoạch một trại bò giống với quy mô 100 - 200 con để cung cấp giống tốt cho sản xuất.

đ) Đối với cơ sở sản xuất giống lợn:

Trước mắtnâng cấp trang trại lợn nái ngoại bố mẹ 300 con tại xã Phong Hiền lên nuôi lợn ông bà với quy mô khoảng 200 con.

Giai đoạn 2016 – 2020 tăng thêm quy mô trại Phong Hiền lên 300 nái ông bà, xây dựng thêm 1 – 2 trại giống lợn nái ngoại cấp ông bà có qui mô 500 con trở lên, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trại giống lợn ngoại bố mẹ có qui mô lớn trên 300 nái.

Đối với cấp huyện, quy hoạch có ít nhất 1 trại giống lợn ngoại bố mẹ với qui mô từ 50 con trở lên để sản xuất lợn giống thương phẩm tại địa phương. Tăng số lượng hoặc qui mô các trại lợn bố mẹ cấp huyện lên 100 con trở lên vào những năm từ 2016 – 2020.

Đối với lợn đực giống: Duy trì và nâng quy mô các cơ sở sản xuất tinh hiện có, lâu dài hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất tinh ở Phú Lộc và Phong Điền.

- Trại đực giống sản xuất kinh doanh tinh lợn:

+ Củng cố, nâng cấp và phát triển quy mô lợn đực giống tại 04 trại nuôi lợn đực giống hiện nay (02 trại ở Phú Vang và 02 trại ở Quảng Điền);

+ Khuyến khích hình thành mới 02 trại (01 trại ở Hương Thủy hoặc Phú Lộc và 01 trại ở Hương Trà hoặc Phong Điền).

e) Đối với cơ sở sản xuất giống gia cầm:

Đối với giống gà: Khuyến khích đầu tư phát triển 01 – 02 cơ sở sản xuất giống có qui mô 5.000 mái đẻ trở lên.

Đối với giống vịt: Các địa phương có lợi thế chăn nuôi thủy cầm (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc) phấn đấu đến năm 2020 mỗi huyện có từ 02 - 05 trại vịt bố mẹ với qui mô từ 2.000 mái đẻ trở lên/trại.

            3. Quy hoạch vùng giống nhân dân vật nuôi:

- Giống trâu: Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền và A Lưới.

- Giống bò: Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu hóa. Quy hoạch một số diện tích đất trồng cỏ cho chăn nuôi trâu bò đảm bảo phù hợp với sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn. Phát triển đàn bò chủ yếu tại Hương Trà, Quảng Điền, Phú Lộc, Phong Điền và A Lưới.

- Giống lợn: Các địa phương có chủ trương phát triển mạnh đàn lợn là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Lộc.

- Giống gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm tại các địa phương (trừ thành phố Huế; sau năm 2020 giảm dần tại Hương Thủy và Hương Trà) theo phương thức thâm canh công nghiệp, sử dụng các giống gia cầm chuyên dụng như gà, vịt chuyên trứng, gà kiêm dụng trứng thịt, gà đồi, gà thả vườn. Vùng gò đồi, miền núi, hộ gia đình có đất vườn rộng... phát triển chăn nuôi các giống gà địa phương (gà ri) hoặc các giống nhập nội phù hợp với điều kiện địa phương. Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi gia cầm phân tán sang chăn nuôi công nghiệp.

4. Quy hoạch hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp:

a) Quy hoạch các cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh  giống  cây lâm nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 45/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 và Quyết định số 89/2005/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, quy hoạch các cơ sở theo quy mô và sản lượng như sau:

STT

Huyện (TX/TP)

Số cơ sở (tổ chức và hộ gia đình)

Quy mô (m2)

Sản lượng (vạn cây/năm)

1

Thành phố Huế

1

2.700

20

2

Phú Lộc

15

103.750

1.025

3

Nam Đông

6

4.300

60

4

Hương Thủy

10

34.800

508

5

Phong Điền

18

32.900

335

6

Hương Trà

12

29.400

278

7

A Lưới

7

10.000

100

 

Tổng

69

217.850

2.326

b) Quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp:

Duy trì ổn định diện tích các nguồn giống hiện còn và thay thế các nguồn giống đã hết hạn sử dụng, xây dựng các loại hình nguồn giống mới thông qua lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống.

Phấn đấu đến năm 2020 có 400 ha giống các loại, cụ thể như sau:

STT

Loài cây

Quy hoạch theo loại hình nguồn giống (ha)

Địa điểm

Tổng số

Rừng giống chuyển hóa

Rừng giống

Lâm phần tuyển chọn

Vườn giống sinh dưỡng

Phân tán

1

Keo lai

20,8

 

 

 

20,8

 

Các huyện, thị xã, thành phố

2

Thông Caribea

18,0

18,0

 

 

 

 

Hương Thủy

3

Thông nhựa

33,0

33,0

 

 

 

 

Hương Thủy

4

Cây bản địa: Lim xanh, Huỷnh, Chò chỉ,Kiền 

40,0

40,0

 

 

 

 

Phú Lộc, Nam Đong, A Lưới

5

Keo lá tràm, Keo tai tượng

19,0

 

19,0

 

 

 

Hương Trà

6

Keo lưỡi liềm

7,0

 

3,0

4,0

 

 

Phong Điền

7

Keo chịu hạn

5,0

5,0

 

 

 

 

Phong Điền

8

Các loài Cây ngập mặn

7,0

 

 

7,0

 

 

Phú Lộc, Phú Vang, Hương T

9

Phi lao

13,3

13,3

 

 

 

 

Phú Vang

10

Tràm lai

3,0

3,0

 

 

 

 

Phong Điền

11

Mây nước

223,9

 

 

 

 

223,9

A Lưới, Nam Đông

12

Sến Trung

10,0

 

 

 

 

10,0

Hương Trà

Tổng

400,0

112,3

22,0

11,0

20,8

233,9

 

5. Quy hoạch hệ thống sản xuất, cung ứng giống thủy sản:

a) Nhu cầu giống thủy sản đến năm 2020 như sau:

STT

Danh mục

Hiện trạng

2014

(triệu con)

Quy hoạch

(Triệu con)

2015

2020

 

Tổng nhu cầu con giống

1169,71

1248,05

2153,61

1

Nuôi nước ngọt

59,7

85,1

118,1

2

Nuôi nước lợ mặn

1110,01

1246,85

2035,51

2.1

Tôm nước lợ

1058,5

1195,85

1988,51

-

Tôm Sú, tôm rảo

224,4

263,25

302,11

-

Tôm Chân trắng

834,1

932,6

1686,4

2.2

Cua, cá nước lợ mặn

51,51

25,5

23,5

-

Cua, ghẹ

8,31

8,5

8,5

-

Cá Chẽm, Hồng, Mú...

1,5

2

3

-

Cá Kình, Dìa, Nâu, Đối

41,7

15

12

b) Quy hoạch cơ sở trại sản xuất giống thủy sản đến năm 2020:

Đến năm 2020, số lượng trại sản xuất giống ổn định là 11 trại. Trong đó, sản xuất giống tôm sú là 08 trại, sản suất giống tôm chân trắng là 01 trại, sản xuất giống cá là 02 trại. Sản lượng giống tôm Sú là 180 triệu con, khả năng đáp ứng trên 59,6%; sản lượng giống tôm Chân Trắng là 500 triệu con, khả năng đáp ứng trên 29,6%; sản lượng giống cá nước ngọt là 59 triệu con, khả năng đáp ứng 50%. Diện tích dành cho các trại sản xuất giống là 84,4 ha.

STT

Danh mục

ĐVT

Hiện trạng

2014

Quy hoạch

2015

2020

1

Trại sản xuất giống

Trại

9

11

11

1.1

Sản xuất giống tôm nước lợ

-

8

9

9

-

Tôm Sú

-

8

9

8

-

Tôm Chân trắng

-

0

0

1

1.2

Sản xuất giống cá

-

1

2

2

-

Cá nước ngọt

-

1

2

2

-

Cá biển

-

0

0

0

1.3

Thủy đặc sản

-

0

0

0

2

Sản lượng giống

Triệu con

53

209,2

1562

2.1

Giống tôm nước lợ

-

35

170

1505

2.1.1

Tôm Sú

Triệu con

35

70

180

-

Khả năng đáp ứng

%

15,6

26,6

59,6

2.1.2

Tôm Chân trắng

Triệu con

0

0

500

-

Khả năng đáp ứng

%

0

0

29,6

2.2

Giống cá

Triệu con

18

42

59

 

Cá nước ngọt

Triệu con

18

42

59

 

Cá nước lợ, mặn

Triệu con

0

0

0

-

Khả năng đáp ứng

%

30,1

49,3

50

3

Diện tích sản xuất giống

Ha

58

58,4

84,4

-

Giống tôm sú

-

4

6

6

 

Giống tôm chân trắng

 

0

0

30

-

Giống cá

-

20

22,4

22,4

c) Vùng sản xuất và ương dưỡng giống cá nước ngọt, tôm sú, tôm chân trắng tập trung để phát triển dịch vụ và cung ứng giống cho người dân:

- Đối với tôm chân trắng:

+ Vùng sản xuất giống tôm chân trắng tại vùng cát ven biển xã Điền Môn, quy mô 30 ha đã cấp cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trại giống;

+ Trong giai đoạn 2015 – 2017: vận động các doanh nghiệp nuôi tôm chân trắng trên địa bàn hình thành các vùng ương dưỡng giống tôm chân trắng để cung câp cho người dân tại các điểm: Xã Điền Lộc 1,5 ha, xã Điền Hương 10 ha.

+ Đến giai đoạn 2017 – 2020: khi các trại giống hình thành và đi vào hoạt động tùy theo nhu cầu con giống để có phương án điều chỉnh giảm cở sở ương dưỡng giống tôm chân trắng.

- Đối với tôm Sú:

+ Vùng sản xuất: Ngoài cơ sở sản xản xuất giống của Trung tâm Giống thủy sản ở Phú Hải và doanh nghiệp đã được cấp đất tại xã Vinh Xuân để xây dựng cơ sở sản xuất giống, hình thành vùng sản xuất tập trung giống nước lợ (kể cả giống cá nước mặn) tại xã Vinh Xuân huyện Phú Vang để di dời các cơ sở sản xuất tôm sú giống tại thị trấn Thuận An, xã Phú Thuận đến vùng quy hoạch mới với quy mô 6 ha.

+ Vùng ương dưỡng: Thành lập các vùng ương dưỡng giống tập trung tại các điểm: xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc; xã Phú Xuân, huyện Phú Vang; xã Quảng Công, huyện Quảng Điền để ương dưỡng giống tôm sú, diện tích từ 10-20 ha trên mỗi xã.

- Đối với cá nước ngọt:

+ Vùng sản xuất: Nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi đảm bảo kịp mùa vụ sản xuất tập trung đầu tư nâng cấp 02 cơ sở sản xuất giống trên địa bàn (Trung tâm Giống Thủy sản Tỉnh tại Xã Thủy Bằng và Trại cá giống Bốt Đỏ, huyện A Lưới) với quy mô 14,5 ha,

+ Vùng ương dưỡng: Cần bố trí các khu ương giống cá nước ngọt tập trung tại xã Phong Xuân, Phong Hiền, Phong Chương thuộc huyện Phong Điền; Phường Thủy Phương, Thủy Dương và xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy; xã Phú Xuân, huyện Phú Vang; xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc với diện tích 45 ha. Cụ thể như sau:

TT

Địa điểm

Quy mô (ha)

Công suất (triệu cá giống/năm

1

Xã Phong Xuân (Hồ Quao)

05

5

2

Xã Phong Hiền (Bắc Thạnh)

05

5

3

Xã Phong Chương (cầu Thiềm)

05

5

4

Phường Thủy Dương

10

10

5

Phường Thủy Phương

10

10

6

Xã Phú Xuân (Lộc Sơn)

05

5

7

Xã Lộc Bổn

05

5

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về khoa học công nghệ

a) Ưu tiên đầu tư hỗ trợ các đề tài, dự án nghiên cứu về giống mới.

b) Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản giống nông, lâm, thủy sản.

c) Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống vào sản xuất đại trà; công tác khảo nghiệm, đánh giá và công nhận chất lượng giống để đưa ra sản xuất đại trà.

d) Phối hợp với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong triển khai nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và sản xuất và cung ứng giống nông lâm nghiệp; kế thừa, chuyển giao các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thành công liên quan công tác giống nông lâm ngư đã được Hội đồng khoa học của tỉnh nghiệm thu.

2. Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư

Để giải quyết vốn cho quy hoạch hệ thống nghiên cứu chuyển giao, sản xuất cung ứng giống nông lâm thủy sản trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nguồn vốn được hình thành từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước, từ Chương trình, Dự án, vốn vay ưu đãi và vốn tự có của người dân.

Đối với nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho đầu tư được quy định cụ thể tại Thông tư số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01 tháng 03 năm 2012 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống tiếp cận nguồn vốn tín dụng và thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất.

3. Giải pháp về quản lý nhà nước

a) Tập huấn các quy định của nhà nước cho các tổ chức, cá nhân sản xuất cung ứng giống. Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống đảm bảo chất lượng và an toàn dịch bệnh.

b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống, tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất giống đều phải đăng ký và thực hiện đúng theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

c) Thực hiện tốt các quy chế hiện hành về quản lý giống cây trồng, vật nuôi,

4. Giải pháp hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

Phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học và các tổ chức, cá nhân, cơ quan chuyên ngành trong và ngoài tỉnh tham gia, nghiên cứu đào tạo, mở lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật về công tác giống; khảo nghiệm giống, phổ cập kiến thức về sản xuất và kinh doanh giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản cho người sản xuất.   

5. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên

a) Chương trình, dự án giống trồng trọt

- Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ thuật nâng cao chất lượng giống bưởi Thanh Trà.

- Các mô hình khảo nghiệm: Khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất các giống lúa mới có triển vọng.

+ Phục tráng các giống lúa địa phương có chất lượng cao.

+ Khảo nghiệm, sản xuất thử các giống cây trồng mới (lạc, ngô, sắn, rau).

+ Khảo nghiệm, sản xuất thử các giống cây ăn quả có giá trị cao như Bưởi Da xanh, đu đủ Thái Lan.

- Các dự án về chuyển giao:

+ Xây dựng mô hình sản xuất các giống cây trồng mới ở các địa phương.

+ Xây dựng, in ấn tài liệu kỹ thuật sản xuất liên quan các giống tiến bộ kỹ thuật.

+ Hỗ trợ đào tạo chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý chất lượng giống cho đội ngũ cán bộ HTX có sản xuất giống.

+ Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, cán bộ quản lý tại các HTX sản xuất nông nghiệp.

b) Chương trình, đề án, dự án giống vật nuôi:

- Đề án Phát triển vật nuôi chủ lực tỉnh giai đoạn 2015-2020.

-  Đề án Nâng cao chất lượng đàn lợn giống tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2020 (Chuyển đổi nuôi lợn nái Móng cái sang nuôi lợn nái ngoại và nái F1).

- Dự án Trang trại nuôi lợn giống cấp ông bà đến năm 2020.

- Dự án Trang trại chăn nuôi và sản xuất giống gia cầm thương phẩm đến năm 2020.

- Các dự án, mô hình chuyển giao giống:

+ Mô hình nuôi lợn nái F2-3/4 máu ngoại.

+ Mô hình nuôi lợn nái ngoại trong gia trại.

+ Mô hình nuôi gà trứng Ai cập.

+ Mô hình nuôi gà siêu trứng theo hướng thâm canh.  

+ Mô hình nuôi vịt siêu trứng.

+ Mô hình nuôi trâu giống thâm canh.

c) Chương trình, dự án giống lâm nghiệp

- Dự án phát triển nguồn giống với quy mô 400 ha, thời gian thực hiện 2015-2020.

- Dự án tăng cường năng lực quản lý giống: thời gian thực hiện 2015-2020.

- Dự án nâng cao hạ tầng kỹ thuật giống: thời gian thực hiện 2015-2016.

d) Chương trình, dự án giống thủy sản

- Các dự án kêu gọi đầu tư:

+ Xây dựng cơ sở sản xuất giống tôm Chân Trắng tại huyện Phong Điền, Phú Vang.

+  Xây dựng cơ sở sản xuất giống tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang.

+  Đầu tư nâng cấp Trung tâm nghiên cứu thực hành thực tập, nuôi trồng thủy sản để trở thành Trung tâm nghiên cứu và sản xuất cung ứng giống chất lượng cao phục vụ cho sản xuất.

- Các dự án đầu tư:

+  Đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng để hình thành khu sản xuất giống thủy sản nước lợ - mặn tập trung.

+ Đầu tư nâng cấp Trung tâm giống thủy sản tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.297.089
Truy câp hiện tại 1.095