Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tình hình sinh vật hại cây trồng từ 02/8 đến 08/8/2012
Ngày cập nhật 09/08/2012

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng 7 ngày

(từ ngày 02-8/8/2012)

 I. Tình hình thời tiết, sinh trưởng và sinh vật hại cây trồng từ ngày 02-8/8/2012

1. Thời tiết. Nhiệt độ TB: 29,90C; Cao nhất: 38,00C; Thấp nhất: 23,80C

Độ ẩm TB: 69%; Thấp nhất: 42%; Lượng mưa: 0,9mm; Ngày mưa: 01 ngày

2. Sinh trưởng cây trồng

- Cây lúa: gieo cấy 25.946 ha, diện tích trổ 24.000 ha, diện tích còn lại chưa trổ tập trung A Lưới, Nam Đông.

- Cây sắn: Diện tích 7.075 ha, giai đoạn phát triển củ.

- Cây ăn quả: Diện tích 3.460 ha; Cây cà phê: diện tích 741 ha.

- Cây cao su: Diện tích 9.000 ha, khai thác 4.873 ha, cao su trồng dặm và trồng mới năm 2011 khoảng 300 ha (Nam Đông, A Lưới, Phong Điền).

3. Tình hình sinh vật hại cây trồng

* Cây lúa: Rầy các loại gây hại gia tăng, mật độ phổ biến 300-500 con/m2, cục bộ 1.500-3.000 con/m2 (Quảng Vinh, Quảng Lợi-Quảng Điền; Ngũ Điền, Vân Trình, Mỹ Phú-Phong Điền; Phú Hồ, Phú Đa, Phú Mỹ-Phú Vang), rầy giai đoạn tuổi 4 đến trưởng thành, mật độ trứng 3-5 ổ/dảnh. Sâu cuốn lá nhỏ mật độ gây hại 5-10 con/m2, nơi cao 20 con/m2 (Phú Mỹ, Phú Dương, Phú Thanh-Phú Vang, Thủy Tân, Thủy Phù-Hương Thủy) sâu giai đoạn tuổi 2-3. Nhện gié gây hại gia tăng, tỷ lệ 3-10%,  cục bộ nơi cao 50-70% (Thủy Thanh 2, Thủy Châu-Hương Thủy; Phú Lương, Phú Hồ-Phú Vang). Bệnh lem lép hạt tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao >20% (chủ yếu do lúa trỗ bị ảnh hưởng thời tiết nắng nóng). Bệnh khô vằn, bệnh thối thân thối bẹ gây hại tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30%.

* Cây trồng khác

+ Cây sắn: Nhện đỏ gây hại tỷ lệ 2-5%, nơi cao 30-40% cấp hại 2-3 (Tây Xuân-Hương Trà, Phú Xuân, Phú Đa-Phú Vang). Các đối tượng khác gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

+ Cây cao su: Bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh xì mủ, bệnh loét sọc miệng cạo gây hại tỷ lệ bệnh thấp.

+ Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm gây hại tỷ lệ bệnh 3-10%, nơi cao 30-50% (Thuỷ Biều - Huế; Phong Thu – Phong Điền). Bệnh muội đen, sâu đục thân đục cành, sâu vẽ bùa gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp.

II. Dự báo sinh vật hại cây trồng từ ngày 9/8 đến ngày 15/8/2012

1.Cây lúa: Rầy các loại gây hại trên diện rộng và có khả năng gây hại nặng cục bộ trên các giống nhiễm (Nếp, HT1, Khang dân, ...). Các đối tượng khác tiếp tục phát sinh phát triển.

 2.Cây trồng khác: Bệnh bệnh xì mủ, bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su; bệnh chảy gôm cây ăn quả; nhện đỏ trên cây sắn;... tiếp tục phát triển gây hại.

 III. Đề nghị

1.Cây lúa

- Kiểm tra và đánh giá tình hình diễn biến, mật độ và tỷ lệ bệnh các đối tượng dịch hại trên trà lúa đang trổ-phơi màu (trà muộn) và lúa chưa trổ tại huyện A Lưới, Nam Đông để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

- Tiếp tục điều tra, giám sát đồng ruộng nhằm phát hiện các đối tượng dịch hại phát sinh cuối vụ, đặc biệt là rầy nâu để có biện pháp phòng trừ ngay trên diện hẹp.

 2. Cây cao su

- Tăng cường kiểm tra và đánh giá tình hình diễn biến bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,..trên các vườn đã chỉ đạo phòng trừ để có thông tin tuyên truyền, phổ biến đến các chủ vườn đang có cây nhiễm bệnh chưa phòng trừ.

- Chăm sóc, làm cỏ, bón phân định kỳ, đúng qui trình, giúp cho cây phát triển, hạn chế bệnh phát sinh gây hại.

 3. Cây Thanh trà

Hướng dẫn chủ vườn sau khi thu hoạch trái tiến hành chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối N:P:K theo đúng qui trình kỹ thuật; thực hiện các biện pháp phòng bệnh và trừ bệnh đối với các cây đang nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, để cây nhanh chóng phục hồi, phát triển, hạn chế bệnh phát sinh gây hại.

4. Cây sắn

- Đôn đốc việc chỉ đạo phun trừ nhện đỏ nơi có mật độ cao chưa phòng trừ (Tây Xuân - Hương Trà, Phú Xuân, Phú Đa - Phú Vang) bằng các loại thuốc hoá học. Chú ý phun đủ lượng nước trên đơn vị diện tích, phun kỹ dưới mặt lá.

- Chăm sóc, làm cỏ, bón phân cân đối, đúng qui trình.

 

 

 

Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 902