I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: Cao nhất: 310C; Thấp nhất: 140C.
- Độ ẩm: TB: 91%; Thấp nhất: 63%.
- Ngày mưa: 5 ngày.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Cây lúa
Vụ Đông Xuân 2019-2020
Vụ Hè Thu sớm
|
|
28.667,0
157,9 ha
|
- Sạ: 28.290 ha
- Cấy: 377 ha
- Sạ: 157,9 ha
|
- Thu hoạch: 5.885,5 ha
- Trổ-chín: 22.781,5 ha.
- Mới sạ - đẻ nhánh: 157,9 ha
|
Cây sắn
|
|
5.665,6
|
4.991,1
|
- Phát triển thân lá, hình thành củ : 4.824,1 ha
- Mới trồng: 167 ha
|
Cây lạc
|
|
2.813
|
2.718
|
- Phát triển củ: 2.418 ha
- Thu hoạch: 300 ha
|
Cây ngô
|
|
965,9
|
857,1
|
- Phát triển trái: 602,1 ha
- Thu hoạch: 255 ha
|
Cây rau các loại
|
|
2.377,4
|
2.242
|
Phát triển thân lá: 2.242 ha
|
Đậu các loại
|
|
791,1
|
785,7
|
Phát triển thân lá - hình thành quả
|
Khoai lang
|
|
1.347
|
1.346,8
|
Phát triển thân lá - hình thành củ
|
Cây hành
|
|
90
|
90
|
Phát triển lá - thu hoạch
|
Cây sen
|
|
443
|
479,9
|
Phát triển thân lá - ra hoa
|
Cây ăn quả
|
|
3.367
|
3.213,6
|
Phát triển quả, phát triển thân, cành, lá
|
Cây hồ tiêu
|
|
275,4
|
275,4
|
Kinh doanh: 243,5 ha
KTCB: 31,9 ha
|
Cây cao su
|
|
8.955,0
|
8.955
|
Kinh doanh: 6.392,6 ha
Kiến thiết cơ bản: 2.562,4 ha
|
- Thuốc chuột đã sử dụng 1.192 kg, thu đuôi chuột: 52.738 đuôi.
- Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên từ 24/4 đến 26/4/2020 đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rất to trên diện rộng, đã gây ra thiệt hại cho sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020:
+ Diện tích lúa bị ngập: 11.793,94 ha (Phong Điền: 4.717 ha; Phú Vang: 3.414,94 ha; Quảng Điền: 1.725 ha; Hương Thuỷ: 1.160ha; Hương Trà: 570 ha; thành phố Huế: 207 ha).
+ Diện tích lúa bị đỗ ngã: 6.915,26 ha (Phong Điền: 2.597,26 ha; Quảng Điền: 1.778 ha; Hương Thuỷ 1.512 ha; Hương Trà: 340 ha; Huế: 538 ha; Phú Lộc: 150 ha).
+ Rau màu các loại bị thiệt hại: 177,3 ha (Phong Điền: 30 ha, Hương Trà: 5,8 ha, Phú Vang: 91,5 ha, thành phố Huế: 50 ha).
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
1. Cây lúa
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 972 ha (giảm 145 ha so với tuần trước, tăng 972 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10% (Phú Đa, Phú Hồ, Phú Thanh, Phú Xuân - Phú Vang; Tín Lợi-Quảng Lợi-Quảng Điền; Thủy Dương-Hương Thủy; Hương Phong, Hương Văn, Hương Thọ-Hương Trà, Cao Ban – Phong Điền,...).
- Bệnh bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 1.736,5 ha (tăng 136,5 ha so với tuần trước, tăng 1736,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10% (Thủy Phương, Thủy Dương - Hương Thủy; Phú Hồ, Phú Đa, Phú Lương, Phú Xuân, Vinh Xuân, Phú Diên- Phú Vang).
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 4.434 ha (giảm 266 ha so với tuần trước, tăng 4024 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 20-40% (Huế, Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc).
- Chuột: Diện tích nhiễm 652 ha (giảm 93 ha so với tuần trước, tăng 652 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Phú Dương, Phú Mỹ, Phú Mậu - Phú Vang; Thống Nhất, Tây An - TP Huế; Đại Thành, An Nông - Phú Lộc; Phú Thanh, Thành Công - Quảng Điền; Hương Văn, Hương Hồ, Hương An, Hương Toàn - Hương Trà; ...).
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 120 ha (giảm 427 ha so với tuần trước, tăng 60 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 10-20 con/m2, nơi cao 30-40 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 2-3 (Phú Gia, Vinh Hà - Phú Vang).
- Rầy nâu, lưng trắng: Diện tích nhiễm 1537 ha (tăng 149 ha so với tuần trước, tăng 1507 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750-1.000 con/m2, nơi cao 1.500-3.000 con/m2, (Hương Toàn, Hương Văn - Hương Trà; Nam Sơn - Phú Lộc; Vinh Thái, Phú Thanh - Phú Vang), rầy giai đoạn 3-5, mật độ ổ trứng 1-3 ổ/dảnh.
- Các đối tượng sinh vật như sâu cắn gié, bệnh bạc lá, đốm nâu,... gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.
2. Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 292 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 66 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 110 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
3. Cây bưởi Thanh Trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 190 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 20 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% trong đó diện tích nhiễm trung bình 2 ha.
- Sâu đục quả: Diện tích nhiễm 103 ha, tỷ lệ 5-10% (không tăng so với tuần trước) (Hương Trà).
- Các đối tượng gây hại khác như: sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
4. Cây tiêu
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 41 ha (tăng 0,5 ha so với tuần trước, tăng 9 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 51 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 3 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.
- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 31,5 ha, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, tuyến trùng, ,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.
5. Cây hành lá
- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 15 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 10-15 con/m2 (Hương Trà).
- Các đối tượng sinh vật như bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, ruồi đục quả, bọ nhảy,... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.
6. Cây sắn
- Bệnh khảm lá: Diện tích nhiễm 433,57 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 96,96 ha, tỷ lệ 10-20%; diện tích nhiễm nặng 336,61 ha, tỷ lệ 30-70%.
- Bọ phấn trắng gây hại khoảng 260 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 30-50 con/cây, nơi cao 100-300 con/cây, giai đoạn bọ non-trưởng thành (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, A Lưới,...). Diện tích đã phun phòng trừ bọ phấn trắng 52,5 ha (Hồng Hạ-A Lưới).
- Rệp sáp bột hồng: Diện tích nhiễm 124 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ hại 5-7%, cục bộ nơi cao 30-40% (Hương Xuân, Hương Văn, Hương Chữ-Hương Trà).
7. Cây lạc
- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm 70 ha (giảm 10 ha so với tuần trước, tăng 65 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20% (Hương Trà).
- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 95 ha (giảm 25 ha so với tuần trước, giảm 5 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 5-7 con/m2 (Phong Điền).
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác: bệnh đốm lá,… mật độ và tỷ lệ thấp.
8. Cây Sen
- Bệnh thối rễ, thối thân trên sen: diện tích nhiễm 5 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 30-50% (Quảng Vinh-Quảng Điền).
- Bệnh thán thư: diện tích nhiễm 5,5ha (không tăng so với tuần trước); tỷ lệ bênh 10- 20%; nơi cao 30- 50% (Hương Toàn, Hương Vân, Hương Vinh-Hương Trà).
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác: bệnh đốm lá,… mật độ và tỷ lệ thấp.
9. Cây trồng khác (rau, ngô, …)
- Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô gây hại rải rác, mật độ 3-4 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 1-2 (Hồng Quảng, Hồng Hạ, Nhâm - A Lưới).
- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.
III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Trên cây lúa
- Rầy nâu tiếp tục gây hại cục bộ trên diện tích lúa đang giai đoạn chắc xanh - chín, nhất là trên diện tích bị đổ ngã.
- Các đối tượng khác như: chuột, sâu cuốn lá, bệnh đạo cổ bông, lem lép hạt, bệnh đốm nâu, gạch nâu, bệnh bạc lá do vi khuẩn,... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.
2. Cây trồng khác
* Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục tồn tại gây hại trên diện tích nhiễm bệnh chưa nhổ bỏ, tiêu hủy. Bọ phấn, rệp sáp tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại. Các đối tượng khác như: nhện đỏ, bệnh thán thư, ... tiếp tục phát sinh gây hại trên cây sắn.
* Cây ngô: Sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, sâu đục trái, đục thân,… tiếp tục phát sinh gây hại trên cây ngô.
* Cây lạc: Bệnh héo rũ, lỡ cổ rễ, sâu ăn lá, đốm lá,… tiếp tục phát sinh gây hại trên cây lạc.
* Cây rau: Bệnh khảm lá, khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây sen: Bệnh thối rễ, thối thân, thán thư, đốm lá, bọ trĩ, dòi đục lá sen,… phát sinh gây hại cục bộ.
IV. Đề nghị
1. Cây lúa
- Thu hoạch nhanh lúa đã chín, nhất là trên diện tích đổ ngã, ngập úng do mưa từ ngày 24-26/4/2020.
- Chỉ đạo khắc phục do mưa lớn, thu hoạch lúa Đông Xuân 2019-2020 và triển khai gieo cấy vụ Hè thu 2020 theo Công văn số 743/SNNPTNT-TTBVTV ngày 27/4/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng để hạn chế lây lan nguồn bệnh gây hại cho vụ Hè Thu 2020. Hướng dẫn nông dân gieo cấy đúng lịch thời vụ sử dụng giống lúa xác nhận để gieo cấy. Đối với các vùng hàng năm bị chua phèn tăng cường bón vôi bột để cải tạo độ chua của đất, làm đất kỹ và trước khi gieo cấy bón lót đầy đủ để cây lúa phát triển khỏe ngay từ đầu vụ.
- Điều tra, thu thập các pha phát dục của các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo sinh vật gây hại vụ Hè Thu 2020.
2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.
3. Cây ăn quả: Chỉ đạo chăm sóc, cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo chủ động phòng trừ kịp thời.
4. Đối với cây sắn:
- Tiếp tục tăng cường chỉ đạo tiêu hủy bệnh khảm lá sắn theo Công văn số 449/SNNPTNT - TTBVTV ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT; Công văn số 105/TTBVTV-BVTV ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về việc tăng cường chỉ đạo phòng trừ bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh) khảm lá sắn.
- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ bọ phấn trắng, rệp sáp, rệp sáp bột hồng kịp thời, hạn chế phát tán lây lan, nhất là diện tích bị bệnh khảm lá.
- Chăm sóc bón phân thúc đầy đủ, cân đối để cây sắn sinh trưởng phát triển tốt tăng cường chống chịu với các đối tượng sinh vật gây hại. Thường xuyên vệ sinh, thu gom thân, cành bị bọ phấn, rệp hại nặng để tiêu hủy, nhất là các ổ mới phát sinh để hạn chế mật độ.
5. Cây sen
- Tăng cường kiểm tra và chỉ đạo chăm sóc bón phân, gia cố các bờ dường để hạn chế nước bên ngoài vào hồ, ruộng sen.
- Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phun trừ trên diện hẹp, nhất là sau các đợt mưa dông để hạn chế lây lan.
6. Cây trồng khác (rau các loại, ngô, lạc,…): Chỉ đạo thu hoạch đối với diện tích đến thời kỳ thu hoạch. Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng để tiêu hủy, làm đất kỹ, bón thúc đầy đủ và sử dụng giống rõ nguồn gốc để gieo trồng. Theo dõi chặt các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, chỉ đạo phun trừ trên diện hẹp. Quan tâm chỉ đạo sâu keo mùa thu trên cây ngô, sâu xanh da láng hại hành,... để hạn chế thiệt hại và an toàn thực phẩm.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế