Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 10/9-16/9/2014
Ngày cập nhật 18/09/2014

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH K Ỳ 7 NGÀY

 (Từ ngày 10/9/2014 đến ngày 16/9/2014)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết: Nhiệt độ: TB: 28,10C; Cao nhất: 35,50C; Thấp nhất: 23,30C. Độ ẩm: TB: 83%; Thấp nhất:  57% ; Lượng mưa: 14 mm; Ngày mưa: 02  ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

- Diện tích lúa Hè Thu: 24.959,8 ha. Diện tích lúa thu hoạch 23.925,5 ha, diện tích còn lại đang giai đoạn trổ - chín, tập trung ở A Lưới (1.050ha).

- Cây sắn: diện tích 6.699 ha, đã thu hoạch khoảng 2.836 ha, diện tích còn lại đang phát triển củ. Khoai lang: diện tích 1.391,7 ha, diện tích thu hoạch 500 ha.

- Cây ăn quả: 3.549 ha; Cây cà phê: 751,2 ha.

- Cây cao su: 9.646,1 ha, khai thác 6.434 ha.

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua từ 10-16/9/2014

1. Cây lúa                          

Rầy gây hại giảm về diện tích và mức độ gây hại so với tuần trước do tích cực chỉ đạo phun trừ, diện tích nhiễm rầy cao đã được khống chế và kiểm soát, hiện nay rầy gây hại mật độ 300-500 con/m2 (A Ngo, Sơn Thủy-A Lưới). Bệnh khô vằn gây hại gia tăng tỷ lệ phổ biến 5-10%, nơi cao 30-40% (Sơn Thủy, Hồng Kim, A Ngo-A Lưới). Bệnh lem lép hạt gây hại tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Sơn Thủy, A Ngo - A Lưới). Các đối tượng sâu bệnh hại khác gây hại mật độ, tỷ lệ thấp.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su: Bệnh rụng lá Corynespora gây hại tỷ lệ bệnh 5-15%, nơi cao 30-40% (Bắc Hà, Xuân Lộc-Phú Lộc; Hương Thọ, Bình Điền-Hương Trà; Hương Long, Hương Phú, Hương Hữu-Nam Đông). Bệnh xì mủ, bệnh loét sọc miệng cạo gây hại tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 15-20% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông; Phong Mỹ-Phong Điền).

b) Cây bưởi Thanh trà:  Bệnh chảy gôm tiếp tục gây hại trên các vườn nhiễm bệnh không phòng trừ, tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 30-40%, cục bộ gây chết cành, chết cây (Thủy Biều-Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu – Phong Điền). Các đối tượng gây hại khác như: Rệp sáp, sâu đục thân, đục cành, đục quả, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây sắn: Bọ phấn, nhện đỏ, rệp sơ trắng gây hại giảm về diện tích và mức độ gây hại do thu hoạch, cục bộ trên vùng đất cát, vùng gò đồi bọ phấn, nhện đỏ gây hại tỷ lệ hại 3-5%, nơi cao 10% (Thủy Bằng-Hương Thủy; Phú Xuân, Phú Đa-Phú Vang). Các đối tượng gây hại khác: Bệnh đốm lá, chổi rồng, … gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

d) Cây keo: Bệnh phấn trắng gây hại tỷ lệ 10-20%, nơi cao 40-50% (Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ - Nam Đông, …). Các đối tượng sinh vật khác gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

Các đối tượng sinh vật gây hại như rầy, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh lem lép,…tiếp tục gây hại cục bộ trên diện tích lúa chưa thu hoạch tại A Lưới và tồn tại, tích lũy trên lúa chét, cỏ dại.

2. Cây trồng khác

Bệnh rụng lá Corynespora, bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo trên cây cao su; Bệnh chảy gôm, rệp sáp, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành trên cây ăn quả; Nhện đỏ, bọ phấn, rệp sơ trắng trên cây sắn; bệnh muội đen, phấn trắng trên cây keo, … tiếp tục phát triển gây hại.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

 - Tiếp tục tăng cường công tác điều tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa đang trổ chín tại huyện A Lưới để có biện pháp quản lý. Chỉ đạo thu hoạch những diện tích lúa đã chín để tránh thiệt hại do mưa bão gây ra.

- Chỉ đạo cày lật đất sau khi thu hoạch lúa Hè Thu 2014 để tiêu hủy nguồn sinh vật gây hại, cỏ dại tồn tại và phát triển, tích lũy trên đồng ruộng.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa chét, cỏ dại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo trong thời gian tới.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su: Chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành vượt, cành nhiễm sâu bệnh, vun gốc để chủ động phòng chống gẫy đổ trong mùa mưa bão; làm cỏ bón phân theo quy trình để cây phát triển. Hướng dẫn các biện pháp quản lý, phòng trừ bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh nấm hồng, bệnh héo đen đầu lá nhằm hạn chế bệnh phát triển ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất mủ cao su.

 b) Cây bưởi Thanh trà: Chỉ đạo chăm sóc bón phân cân đối, đầy đủ sau khi thu hoạch trái để cây phục hồi và phát triển. Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm bằng các loại thuốc hóa học để hạn chế lây lan; Vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành khô bị chết để tiêu hủy, hạn chế nguồn sâu bệnh tồn tại trên vườn; khơi thông hệ thống thoát nước, quét vôi vào gốc, thân cây để chủ động phòng ngừa nấm bệnh xâm nhiễm trong mùa mưa.

c) Cây sắn: Đôn đốc nông dân thu hoạch nhanh những diện tích còn lại tránh thiệt hại do mưa bão; Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên diện tích chưa thu hoạch và sắn lưu gốc làm hom giống để có biện pháp quản lý  và kiểm soát hạn chế lây lan.

d) Cây lâm nghiệp: Tăng cường kiểm tra, phát hiện các sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ trên diện hẹp.

                                                                    Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 14.277