BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Lần 10) Ngày cập nhật 27/12/2021
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chi cục Thủy sản thông tin một số nội dung như sau:
1. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển và các sông như sau:
Stt
|
Vị trí
|
Ngày thu mẫu
|
Nhiệt độ
(0C)
|
Độ mặn
(%o)
|
pH
|
Độ
kiềm
(mg/l)
|
NH4+-N (mg/l)
|
NO2- -N (mg/l)
|
PO43- -P (mg/l)
|
TSS
(mg/l)
|
I
|
Các điểm cấp nước tập trungvùng nuôi thủy sản đầm phá
|
1
|
Vùng cao triều Quảng Công
|
2/12
|
23,3
|
1,7
|
7,9
|
65
|
0,136
|
<0,008
|
0,041
|
3,6
|
2
|
Tân Lập - Thị trấn Sịa
|
2/12
|
23,8
|
0,9
|
8,2
|
89
|
0,196
|
0,033
|
0,080
|
8,4
|
3
|
Cồn Đâu - xã Hải Dương
|
2/12
|
22,9
|
0,3
|
7,6
|
69
|
0,136
|
0,015
|
0,036
|
17,2
|
4
|
Cồn Tè – xã Hương Phong
|
2/12
|
23,4
|
0,1
|
7,7
|
72
|
0,081
|
0,009
|
<0,018
|
9,6
|
5
|
Cồn Hạt Châu – P. Thuận An
|
2/12
|
23,1
|
1,4
|
7,7
|
68
|
0,136
|
0,021
|
<0,018
|
17,2
|
6
|
Thủy Diện - xã Phú Xuân
|
2/12
|
22,0
|
1,8
|
7,1
|
85
|
1,270
|
0,146
|
0,093
|
19,6
|
7
|
Viễn Trình – TT Phú Đa
|
3/12
|
23,6
|
2,5
|
8,4
|
72
|
0,070
|
0,025
|
0,034
|
6,0
|
8
|
Trường Hà – xã Vinh Thanh
|
3/12
|
23,8
|
2,2
|
8,1
|
80
|
0,094
|
0,019
|
0,023
|
10,8
|
9
|
Đình Đôi - xã Vinh Hưng
|
3/12
|
22,3
|
0,3
|
7,5
|
95
|
0,334
|
0,061
|
0,106
|
15,6
|
10
|
Chùa Ma - xã Giang Hải
|
3/12
|
22,2
|
1,2
|
7,5
|
103
|
0,368
|
0,143
|
0,060
|
10,8
|
11
|
Hiền Hòa – xã Vinh Hiền
|
3/12
|
22,2
|
2,0
|
7,5
|
98
|
0,447
|
0,121
|
0,075
|
14,4
|
II
|
Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản trên cát ven biển
|
1
|
Hải Thế - xã Phong Hải
|
2/12
|
24,1
|
28,7
|
8,5
|
79
|
0,026
|
0,022
|
0,025
|
70,8
|
2
|
Trung Đồng – xã Điền Hương Hương
|
2/12
|
24,6
|
29,2
|
8,4
|
93
|
0,405
|
<0,008
|
0,059
|
8,4
|
|
GHCP trong NTTS(1) (2)
|
|
18÷33(1)
|
5÷35(1)
|
7-9(1)
|
60-180(1)
|
< 0,9(2)
|
< 0,3(2)
|
<0,05(2)
|
<50(2)
|
III
|
Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ và sông Đại Giang
|
TT
|
Vị trí
|
Ngày thu mẫu
|
Nhiệt độ
(0C)
|
Độ mặn
(%o)
|
pH
|
DO (mg/l)
|
1
|
Phước Yên – xã Quảng Thọ
|
2/12
|
24,0
|
0,02
|
7,3
|
5,6
|
2
|
Thôn 10 – xã Thủy Phù
|
3/12
|
23,9
|
1,90
|
8,8
|
4,4
|
|
GHCP trong nuôi lồng(3)
|
|
18÷33(3)
|
0-5(3)
|
6,5-8,5(3)
|
≥ 4(3)
|
Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt..
(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Kết quả quan trắc cho thấy đầm phá gần như ngọt hóa hoàn toàn, trong đó các điểm có một trong các thông số NH4+-N; NO2--N; PO43--P hoặc có 2 đến 3 thông số vượt quá giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản như: Thủy Diện (xã Phú Xuân) có NH4+-N gấp gần 1,5 lần và PO43--P gấp gần 2 lần giới hạn cho phép; Trường Hà (xã Vinh Thanh) có NH4+-N, Đình Đôi (xã Vinh Hưng) có NO2--N và Chùa Ma (xã Giang Hải), Hiền Hòa (xã Vinh Hiền) có PO43--P vượt quá giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản. Như vậy, nếu diện tích cao triều của các vùng trên đang được người dân địa phương đưa vào sản xuất thủy sản thương phẩm, vùng nuôi dưỡng giống thủy sản nước lợ cần lưu ý khi cấp nước vào ao, phải theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường và có các biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh các thông số môi trường phù hợp với ngưỡng yêu cầu của vật nuôi.
Trong tháng này, Chi cục Thủy sản có quan trắc thêm các chỉ tiêu độ mặn, pH, độ kiềm, PO43--P tại 10 điểm và chỉ tiêu BOD5, COD tại 18 điểm đo (thuộc 3 huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc) từ nguồn hỗ trợ của dự án Luxembourg. Kết quả cho thấy có điểm đo tại Triêm Ân (xã Phú Gia) giá trị pH 9,6 vượt giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản, độ mặn tại hầu hết các điểm đo (< 3 %o); chỉ tiêu COD tại vùng nước cấp xã Phú Xuân là 30,1 mg/l; xã Vinh Hiền là 35,2 mg/l vượt giới hạn cho phép của QCVN 08 – MT:2015/BTNMT là 30 mg/l. Do đó, nguồn nước hiện nay trên đầm phá của các vùng không phù hợp để cấp cho nuôi dưỡng giống; các vùng nuôi cá lồng đang kéo dài thời gian và lưu giữ cá cần giảm mật độ nuôi để tránh hiện tượng thiếu ôxy cục bộ xảy ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Các điểm đo vùng nuôi trên cát ven biển tại huyện Phong Điền các chỉ tiêu ổn định đảm bảo trong giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản; trừ giá trị tổng chất rắn lơ lửng (TSS) tại Hải Thế (xã Phong Hải) ở mức 70,8 mg/l là cao hơn ngưỡng giá trị giới hạn tại QCVN 08 - MT:2015/BTNMT (50 mg/l).
Chi cục Thủy sản cũng tiếp tục phối hợp với Khoa Thủy sản – Trường đại học Nông Lâm Huế tìm ra nguyên nhân bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng nuôi tại Phong Điền làm chết hàng loạt trong tháng trước như sau: Mẫu tôm nuôi trên 2 tháng tuổi đã bị cảm nhiễm đồng thời cả 02 loài nấm Fusarium solani và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus; việc cảm nhiễm đồng thời 02 loài làm tỷ lệ chết của tôm nuôi cao hơn bị cảm nhiễm của từng loài đơn lẻ; 02 tác nhân gây bệnh này thường phát triển tốt trong môi trường nước có nhiệt độ thấp và chất hữu cơ lớn. Vì vậy, người dân đang nuôi tôm chân trắng vụ 2 (vụ đông) nên lưu ý điều chỉnh nhiệt độ trong ao trên 25oC (tăng độ sâu), lắng lọc và xử lý tại ao chứa nước kỹ hơn trước khi cấp bổ sung cho ao nuôi và thường xuyên siphon chất hữu cơ ở đáy ao.
Tổng hợp thông tin từ người dân cho thấy một số ao nuôi dưỡng cá nâu (là một trong các loại thủy đặc sản vùng đầm phá) tại huyện Phong Điền và Phú Lộc đang phát triển tốt và có sản lượng khá, đây là nguồn cá giống phục vụ nhu cầu thả nuôi của vùng đầm phá. Khi có nhu cầu, người dân cần chuẩn bị ao nuôi đảm bảo các điều kiện (đo các yếu tố môi trường trong ao như độ mặn, độ pH…) và liên hệ trước với với cơ sở bán giống để có phương pháp và thời gian trong việc ép, thuần giống phù hợp với ao nuôi của người dân.
2. Một số thông tin
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 3060/SNNPTNT-CCTS ngày 21/12/2021 về việc hướng dẫn thời gian nuôi trồng thủy sản năm 2022, các địa phương có nuôi trồng thủy sản triển khai đến người dân phù hợp với điều kiện và thực tiễn sản xuất trên địa bàn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hành Thông tư số 14/2021/TT-BNNPTNT ngày 01/12/2021 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản, Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2022. Đề nghị các địa phương triển khai đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu giống thủy sản có tên tại 06 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thực hiện theo đúng quy định.
Theo Bản tin dự báo thời tiết thời hạn mùa vụ của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 02 tháng đầu năm 2022 dự báo mỗi tháng có khả năng xuất hiện 03 - 05 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường với cường độ trung bình đến mạnh gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Do đó, khuyến cáo người dân tại các vùng nuôi trên cát ven biển (tôm chân trắng, ốc hương, cá…), vùng nuôi dưỡng giống thủy sản và vùng nuôi thủy sản có lịch thả giống vào đầu năm 2022 đề phòng và theo dõi chặt chẽ thời tiết để có biện pháp chống rét cho vật nuôi, thực hiện quy trình kỹ thuật tốt trong cải tạo ao, điều chỉnh yếu tố môi trường nước và chọn thời điểm thả giống thủy sản phù hợp, tránh trường hợp khi thả giống gặp nhiệt độ nước quá thấp làm tỉ lệ sống của vật nuôi không cao.
Chi cục Thủy sản thông tin đến các đơn vị, các tổ chức và cá nhân biết và thực hiện. Bản tin được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) vào khung giờ 16h55 ngày thứ Hai (tuần thứ 4 của tháng); Bản tin cũng được phát thanh lúc 17h00 ngày thứ Hai trên Đài Phát thanh các xã có điểm quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản.
Các tin khác
|