Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kết quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản tháng 12/2023
Ngày cập nhật 26/12/2023

THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Hiện thời tiết trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn mùa mưa lạnh, nên độ mặn vùng đầm phá đều thấp dưới ngưỡng cho phép, không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Một số khu vực như Cồn Hợp Châu - Thuận An, Thủy Diện - xã Phú Xuân, Hiền Hòa - Vinh Hiền, Đình Đôi – Vinh Hưng, Vùng nước cấp xã Giang Hải yếu tố NH4+-N cao hơn ngưỡng cho phép; Khu vực Thủy Diện - xã Phú Xuân có tổng chất rắn lơ lửng 65,2 mg/lít vượt 1,3 lần so với giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển; Khu vực Hải Thế - xã Phong Hải có N-NO2- 0,063 mg/l vượt 1,26 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 10:2023/BTNMT.

Ngày 07/12, mẫu nước ao nuôi tại xã Phong Hải - huyện Phong Điền có giá trị  Fe < 0,1 (LOQ) mg/l, nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 10:2023/BTNMT; nhưng chỉ tiêu NH4+-N = 8,56 mg/l, vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10:2023/BTNMT.

Ngày 15/12, mẫu nước tại ao nuôi ông Nguyễn Văn Phước - xã Vinh An -huyện Phú Vang có giá trị NH4+-N = 0,438 mg/l, vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10:2023/BTNMT; trong khi đó tổng Coliform = 1100 MPN/100mL, nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 10:2023/BTNMT và Vibrio tổng số = 87 CFU/mL, trong giới hạn cho phép theo 28 TCN 101:1997- Phụ lục 8: Tiêu chuẩn đánh giá đối với môi trường nước nuôi và lưu giữ động vật thủy sản.

Đề nghị các cơ sở nuôi tôm chân trắng tại các khu vực ven biển chú ý nên giảm lượng thức ăn, định kỳ, thường xuyên xi phong chất thải, mùn bã hữu cơ ở đáy ao, thay nước hoặc tuần hoàn nước và tăng cường điều chỉnh, quản lý các yếu tố môi trường thích hợp, ổn định.

Để đảm bảo cho đối tượng thủy sản nuôi trong mùa mưa lạnh, đặc biệt là tôm chân trắng nuôi vụ đông; các địa phương phổ biến, triển khai đến người dân một số biện pháp chống rét như sau:

 - Chỉ tổ chức sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong mùa đông đối với các cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện, nuôi trong nhà lưới, nhà bạt, ao nuôi có mái che để chủ động các biện pháp phòng chống rét cho thủy sản.

- Đối với hình thức nuôi thủy sản trong ao cần duy trì mực nước ao nuôi để ổn định nhiệt độ nước, đảm bảo độ sâu 1,5 - 2,0m. Đối với hình thức nuôi thủy sản trong lồng nên di chuyển lồng bè đến nơi ít gió hoặc thả sâu lồng nuôi 1,8-2,0m.

- Cho thuỷ sản nuôi ăn đầy đủ, sử dụng các loại thức ăn có chất lượng cao, khẩu phần ăn phù hợp và bổ sung Vitamin để tăng sức đề kháng. Khi nhiệt độ nước ao nuôi xuống dưới 150C thì ngừng cho ăn; vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức ăn tinh, thức ăn chế biến, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc vôi dolomite (CaMg(CO3)2), liều lượng 1-2 kg/100 m3 (7-10 ngày/lần) bón xuống ao nuôi, sử dụng các loại chế phẩm sinh học để làm sạch và điều chỉnh các yếu môi trường thích hợp và ổn định.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 15.766