I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: Cao nhất: 410C; Thấp nhất: 280C.
- Độ ẩm TB: 60%; Thấp nhất: 45%.
- Ngày mưa: 03 ngày mưa .
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng (ha)
|
Cây lúa
|
Đông Xuân: 28.004
|
+ Đã gieo sạ: 28.004
+ Làm đất HT: 4.046
+ Gieo sạ HT: 959
|
+ Thu hoạch: 25.770
+ DT còn lại: 2.234
|
Cây Ngô
|
978
|
976
|
Phát triển quả-thu hoạch
|
Cây Lạc
|
2.286
|
2.288
|
Phát triển quả-thu hoạch
|
Đậu các loại
|
776
|
750
|
Phát triển thân lá
|
Khoai lang
|
608
|
591
|
Phát triển củ
|
Rau các loại
|
2.056
|
2.032
|
Phát triển thân lá
|
Sắn
|
3.856
|
3.682
|
Phát triển thân lá
|
Ném
|
154
|
154
|
Phát triển củ
|
Cây sen
|
645,51
|
645,51
|
Ra hoa-phát triển gương
|
Cây ăn quả
|
3.597,8
|
3.413
|
KTCB–Kinh doanh
|
Cây hồ tiêu
|
275,4
|
210
|
Kinh doanh: 210
|
Cây cao su
|
6.700
|
5.637
|
Kinh doanh: 5.637
|
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
1. Trên cây lúa:
- Chuột gây hại diện tích nhiễm 60 ha (giảm 60 ha so với tuần trước, không tăng so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10-20%.
- Bệnh khô vằn diện tích nhiễm 70 ha (giảm 70 ha so với tuần trước và giảm 575 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%.
- Các đối tượng sinh vật gây hại như đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt, rầy, sâu cuốn lá nhỏ,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.
2. Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 240 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 35 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 250 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 10 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).
- Bệnh rụng lá Corynespore: Diện tích nhiễm 350 ha (không tăng so với tuần trước và cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10 % (Hương Trà, Phong Điền)
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, … gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
3. Cây ăn quả (Bưởi thanh trà, cây cam,…)
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 197 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 30 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Phong Thu-Phong Điền; Hương Vân, Hương Bình-Hương Trà; Thủy Biều-TP.Huế).
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 65 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 45 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Thượng Quảng-Nam Đông; Phong Thu-Phong Điền; Thủy Biều-TP. Huế).
- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, câu cấu, bệnh vàng lá greening, ... gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
4. Cây sắn: Bệnh khảm lá diện tích nhiễm 577,2 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 88,3 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó tỷ lệ bệnh 10-30% nhiễm 352,5 ha, tỷ lệ 30-50% nhiễm 188,5 ha, tỷ lệ 70% nhiễm 36,2 ha (Tây Xuân, Văn Xá Tây,... - Hương Trà; Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Hiền...-Phong Điền; HTX Đông Sơn, Đại Thành-Phú Lộc).
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
1.1. Cây lúa:
- Rầy, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt,... phát sinh vật gây hại cục bộ trên diện tích lúa đang chín chuẩn bị thu hoạch.
1.2. Cây trồng khác
* Cây sắn: Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh khảm lá sắn, rệp sáp, bọ phấn... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
2.1. Cây lúa
- Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch đối với những diện tích lúa đã chín, sau thu hoạch tiến hành vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất để chôn vùi gốc rạ, cỏ dại nhằm hạn chế sinh vật gây hại tồn tại trên đồng ruộng và chuẩn bị vật tư (giống lúa xác nhận, phân bón,...), sức kéo để làm đất đảm bảo gieo cấy đúng lịch thời vụ Hè Thu 2024.
- Chỉ đạo các địa phương tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để tích nước tưới cho các vùng có nguy cơ bị hạn thiếu nước trong vụ Hè Thu 2024.
2.2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.
2.3. Cây ăn quả:
- Tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối, tăng cường bón phân chuồng hoai mục giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh hại; quản lý và phòng trừ bệnh chảy gôm.
- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
2.4. Đối với cây sắn:
- Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại nhất là bệnh khảm lá sắn, bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh khảm lá sắn) để có biện pháp quản lý nhằm hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.
2.5. Cây trồng khác (rau các loại, hoa, …): Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp. Tranh thủ thời tiết tạnh ráo để làm đất gieo trồng đảm bảo lịch thời vụ.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế