Để chủ động ứng phó phòng chống thiên tai và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi, hoàn thành kế hoạch năm 2024,
Ngày 11/9/2024 Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 2333/SNNPTNT-CCCNTYvề chủ động phòng chống bão lũ, đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi, trong đó đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện nội dung công văn số 8302/UBND-NN ngày 07/8/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 và Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 04/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống bão lũ, đói, rét và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi bằng các biện pháp sau:
1.Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu trên các phương tiện thông tinđại chúng để người dân biết, không chủ quan, bị động trong việc phòng, chống bão lũ, đói, rét cho vật nuôi.
2. Phổ biến kinh nghiệm phòng chống bão lũ, đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và xây dựng phương án đối phó kịp thời khi bão lũ, và dịch bệnh xảy ra. Trong đó, tiếp tục thực hiện nội dung công văn số 946/UBND-NN ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng chống đói rét cho vật nuôi; công văn số 635/CN-KHCNMT&HTQT ngày 27/6/2024 của Cục Chăn nuôi về hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ.
3.Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế và các phòng, ban, chính quyền cơ sở phối hợp với các đoàn thể huy động nguồn nhân lực tại chỗ để hỗ trợ kịp thời giúp người dân triển khai tích cực các biện pháp phòng chống bão lũ, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi có hiệu quả. Hướng dẫn người dân thực hiện việc gia cố vững chắc, che chắn cho chuồng trại đề phòngbão, lũ, chủ động dự trữ nguồn thức ăn (rơm khô, rơm cuộn), đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng không để gia súc bị đói, khát đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh bột, vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi. Nhốt gia súc tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi khi mưa bão, lũ lụt hoặc đưa trâu bò ở vùng trũng thấp lên nơi cao hơn và che chắn có kiểm soát. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý tốt gia súc chết và chất thải vật nuôi. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh xảy ra. Khi phát hiện gia súc bị bệnh phải có biện pháp can thiệp kịp thời. Chuẩn bị tốt nhân lực, vật tư, vắc xin cho đợt tiêm phòng gia súc trong vụ Thu.
4. Phát động tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường tại các khu vực bị ảnh hưởng của mưa, lũ để tiêu diệt các loại mầm bệnh.