Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 09/01/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật; Quyết định số 928/QĐ-SNNPTNT ngày 12/12/2014 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2015 của các Chi cục; Để chủ động đề phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm, đảm bảo cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Ngày 21/01/2015, Chi cục Thú y đã ban hành kế hoạch kiểm tra hoạt động vận chuyển, giết mổ, mua bán động vật và sản phẩm động vật đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trước, trong và sau tết Ất Mùi 2015 như sau:
I. Mục đích:
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y, thực hiện đúng Quyết định số 53/2013/QD-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các văn bản pháp luật khác của nhà nước liên quan.
- Tăng cường kiểm tra có sự phối hợp của các cấp, các ngành và xã hội hóa việc thực hiện.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Pháp luật về Thú y theo quy định.
III. Thời gian triển khai:
Từ 24/01 đến 28/02/2015
IV. Thành phần tham gia.
- Lãnh đạo Chi cục.
- Các phòng: Thanh tra chuyên ngành, Kiểm dịch động vật, Thú y Cộng đồng.
- Trạm thú y các huyện, thị xã trên địa bàn quản lý.
- Thành phần mời:
+ Đại diện Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Công an thành phố Huế tham gia kiểm tra các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Huế.
+ Đại diện Ban quản lý chợ khi có Lịch kiểm tra trên địa bàn chợ.
V. Nội dung kiểm tra.
- Điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giết mổ; giấy chứng nhận vệ sinh thú y; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Mái, trần, nền sàn lò mổ, rãnh thoát nước, hầm xử lý có hố ga, lưới chắn để thu gom chất thải rắn, ánh sáng, nguồn nước sử dụng, bàn đựng thịt hoặc móc treo thân thịt gia cầm, biện pháp xử lý chất thải, nước thải, khu vực nuôi nhốt dự trữ, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, bản niêm yết giờ hoạt động; công tác chuẩn bị khu vực giết mổ, nuôi nhốt dự trữ gia súc, gia cầm phục vụ giết mổ trong dịp Tết.
+ Việc thực hiện thủ tục kiểm dịch, kiểm tra lâm sàng gia súc, gia cầm trước khi đưa vào cơ sở giết mổ; công tác kiểm tra, đóng dấu kiểm soát giết mổ, vệ sinh tiêu độc khử trùng tại cơ sở.
- Tại các chợ bán sản phẩm gia súc, gia cầm:
+ Dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y.
+ Điều kiện vệ sinh thú y quầy bán, dụng cụ dao, thớt, cân...
+ Không bán chung đụng thịt chín và thịt tươi sống hoặc thịt gia cầm ở khu vực bán cá.
- Tại các chốt kiểm dịch:
+ Công tác kiểm tra thủ tục kiểm dịch, kiểm tra lâm sàng, tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển.
+ Việc sử dụng trang cấp khi làm nhiệm vụ.
+ Công tác thông tin, cập nhật sổ sách theo dõi ở chốt.
- Tổ chức xử lý các trường hợp vi phạm về lĩnh vực thú y theo quy định của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
Lưu ý một số hành vi sau:
+ Hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch (Khoản 04, Điều 09 của Nghị định 119, phạt tiền từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: kiểm dịch lại hoặc tiêu hủy trong trường hợp kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật có mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch).
+ Giết mổ động vật ở những địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điểm a, Khoản 01, Điều 13 của Nghị định 119); Không đăng ký thực hiện kiểm soát giết mổ với cơ quan thú y 9 (Điểm c, Khoản 01, Điều 13 của Nghị định 119). Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng cho mỗi hành vi vi phạm trên.
+ Không thực hiện vệ sinh động vật trước giết mổ (Điểm a, Khoản 02, Điều 13 của Nghị định 119. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng);
+ Kinh doanh thịt gia súc, sản phẩm từ gia súc không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y Điểm b, Khoản 01, Điều 14 của Nghị định 119. Phạt tiền từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm động vật vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng.
+ Cơ sở giết mổ động vật tập trung không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y (Khoản 05, Điều 15 của Nghị định số 119. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 đến 03 tháng);