I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết:
- Nhiệt độ: TB: 17,90C; Cao nhất: 26,00C; Thấp nhất: 10,70C.
- Độ ẩm: TB: 94,0%; Thấp nhất: 86%.
- Lượng mưa: 98 mm; Ngày mưa: 05 ngày.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Cây lúa:
- Diện tích gieo cấy 24.288,1 ha (gieo sạ: 23.715,1 ha), giai đoạn mũi chông-3 lá: 18.241,6 ha; trà đầu đang giai đoạn đẻ nhánh: 6.046,5 ha.
- Diện tích ngập úng do ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa, rét ngày 23-25/01/2016 khoảng 3.931 ha (Huế 90 ha, Hương Trà 200 ha, Quảng Điền 200 ha, Phong Điền 613 ha, Phú Vang 2060 ha, Phú Lộc 300 ha, Hương Thủy 70 ha), hiện nay đang chống úng. Lượng giống đã ngâm ủ khoảng 92 tấn giống (Phong Điền 38,8 tấn, Quảng Điền 30 tấn, Phú Vang 23,2 tấn) nhưng chưa gieo sạ được do đang chờ chống úng, tương đương với diện tích gieo sạ 920 ha.
b) Cây trồng khác
Cây trồng
|
Diện tích (ha)
|
GĐST
|
Rau
+ Vụ Đông
+ Đông Xuân
|
500,0
465,6
813,1
|
Đã thu hoạch
Phát triển thân lá
Nẩy mầm-cây con
|
Lạc
|
559,0
46,0
|
Nảy mầm-3 lá
Phát triển thân lá
|
Khoai lang
+ Vụ Đông
+ Vụ Đông Xuân
|
448,0
339,0
|
Phát triển thân lá
Nảy mầm
|
Cây sắn
|
1.827,0
|
Nảy mầm- phát triển thân lá
|
Ngô
|
489,7
255,0
|
Phát triển thân lá
Trổ cờ
|
Hoa
|
72,0
|
Ra hoa – phát triển nụ
|
Ném, kiệu
|
190,0
|
Phát triển thân lá
|
Cây ăn quả
|
3.459,0
|
Phát triển thân cành
|
Cây cà phê
|
192,0
152,0
|
Phát triển quả
Thu hoạch
|
Cây cao su
+ Kinh doanh
+ KTCB
+ Trồng mới
|
5.434,0
4.273,1
72,20
|
Khai thác mủ
Phát triển thân, cành
Phong Điền, A Lưới
|
- Tiến độ làm đất các cây trồng khác: Cây lạc: 1.870 ha (Hương Trà, Phong Điền, Huế), cây sắn: 1.700 ha, cây ngô: 100 ha (Phong Điền).
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
1. Trên cây lúa
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 570 ha (tăng 355 ha so với tuần trước, tăng 172,5 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 2-3 con/m2, ốc giai đoạn ốc non, rải rác trưởng thành, trong đó diện tích nhiễm trung bình 130 ha (tăng 100 ha tại Hương Trà 90 ha, Phú Lộc 30 ha, Huế giảm 10 ha), diện tích nhiễm nặng 140 ha (tăng 125ha so với tuần trước chủ yếu ở Hương Trà 15 ha, Huế 90 ha, Phú Lộc 20 ha), mật độ 6-20 con/m2 tập trung ở Đông Toàn, Tây Toàn, Văn Xá Tây - Hương Trà; Tây An, Thống Nhất, An Đông, Thủy Xuân-Huế; các HTX ở huyện Phú Lộc.
- Chuột: Diện tích nhiễm 50 ha (tăng 50 ha so với tuần trước, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước), gây hại rải rác tỷ lệ 1-2%, nơi cao 5% chủ yếu trên diện tích mới gieo sạ gần cồn mồ, đê đập. Đến nay số chuột thu bắt được 39.625 con; lượng thuốc sử dụng 952,5 kg (Racumin).
- Bệnh đạo ôn lá gây hại tỷ lệ 1-3%, cục bộ nơi cao 10% chủ yếu trên giống dài ngày (Nếp, Xi23,...), bệnh cấp 1-3 (Đại Thành, Thủy Xuân, Lộc Hiền, Mỹ Hải, Vinh Giang-Phú Lộc)
- Ngoài ra các đối tượng sinh vật gây hại khác phát triển mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su
Cây cao su đang giai đoạn rụng lá sinh lý, tỷ lệ rụng lá 20-40%.
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 235 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% (không tăng so với tuần trước; tăng 160 ha so với cùng kỳ năm trước) (Lộc Bổn, Bắc Hà-Phú Lộc; Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông, Phong Mỹ-Phong Điền, ...).
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 27 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 105 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Hương Nguyên, Hồng Hạ, A Roàng-A Lưới;...).
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh héo đen đầu lá (A Lưới), bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
b) Cây bưởi Thanh trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 240 ha (không tăng với tuần trước, tăng 13 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5- 10%, nơi cao 10-20% (Thủy Biều-Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền; Hương Hòa, Hương Phú-Nam Đông).
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 207 ha (tăng 1 ha so với tuần trước, tăng 127 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 50 ha, tỷ lệ bệnh 30-60%, diện tích nhiễm nặng 1,5 ha, tỷ lệ bệnh 60-70% (Hương Phú, Hương Hòa- Nam Đông;Thủy Biều-Huế; Hương Vân-Hương Trà).
- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
c) Cây Sắn
- Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
d) Cây rau:
- Trên cây hành: Sâu ăn lá gây hại rải rác, mật độ 3-5 con/m2 (Hương Trà, Quảng Điền). Dòi đục lá hành gây hại rải rác, tỷ lệ 3-5% (Hương Trà).
- Trên các loại rau khác: Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác.
III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Cây lúa
Do ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa và rét tuần qua, một số diện tích lúa giai đoạn mũi chông- 3 lá có khả năng bị bạc trắng lá cục bộ. Cỏ dại, bệnh đạo ôn, dòi đục nõn,... tiếp tục phát sinh phát triển tích lũy trên đồng ruộng. Đặc biệt ốc bươu vàng có khả năng gây hại nặng cục bộ trên diện tích gieo sạ đang bị ngập úng và vùng thấp trũng.
2. Cây trồng khác
- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, bệnh héo đen đầu lá, phấn trắng, ... tiếp tục gây hại trên cây cao su.
- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành, ... trên cây ăn quả.
IV. Đề nghị
1. Trên cây lúa
- Chỉ đạo các địa phương tập trung mọi nguồn lực để tiêu úng diện tích lúa đang còn bị ngập úng, sau khi nước rút cần đánh giá cụ thể diện tích lúa bị hư hỏng để gieo sạ lại hoặc tiếp tục chăm bón, kiểm tra hệ thống đê bao, tổ chức tiêu úng hợp lý để gieo cấy đúng thời vụ đối với các diện tích chưa gieo cấy. Đối với lượng giống đã ngâm ủ chưa gieo được cần bảo quản giống bằng cách rải mỏng giống ra nền nhà và tưới nước, đảo nhẹ đều hàng ngày chờ đến thời điểm thích hợp để gieo
- Đối với diện tích đã gieo cấy phải đảm bảo đủ nước để giữ ấm cho lúa, tuyệt đối không bón đạm hoặc phân N:P:K cho lúa khi nhiệt độ thấp. Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, tiến hành chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ, bón phân thúc sớm và cân đối N:P:K theo đúng quy trình giúp cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe ngay từ đầu vụ để tăng khả năng chống chịu với sinh vật gây hại, điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
- Không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc bươu vàng,...) trong điều kiện thời tiết mưa rét, nhiệt độ xuống thấp dưới 18oC sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa.
- Tiếp tục chỉ đạo công tác diệt chuột, ốc bươu vàng đồng loạt, liên tục, đặc biệt ốc bươu vàng ở các vùng trũng, vùng gieo sạ lại do ngập úng.
- Tăng cường kiểm tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý, nhất là bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm để chỉ đạo phun trừ khi thời tiết tạnh ráo để hạn chế lây lan.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Khuyến cáo nông dân ngừng khai thác mủ khi cây cao su rụng lá sinh lý trên 50% và đang nhiễm các bệnh hại, để cây phục hồi sinh trưởng và ra lộc non tập trung. Kiểm tra bệnh héo đen đầu lá và chỉ đạo phun trừ khi thời tiết tạnh ráo để hạn chế các bệnh hại phát sinh gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển.
b) Cây bưởi Thanh trà: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân, thoát nước tốt, tỉa cành sâu bệnh để cây sinh trưởng phát triển, hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại. Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.
c) Cây sắn: Đẩy nhanh tiến độ làm đất để gieo đảm bảo lịch thời vụ. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời theo qui trình nhằm hạn chế lây lan.
d) Cây lạc: Hướng dẫn các biện pháp chống rét cho cây lạc, tăng cường bón thêm tro bếp, vôi, lân, thoát nước tốt để cây sinh trưởng phát triển khỏe để hạn chế nhóm bệnh chết ẻo phát sinh gây hại.
e) Cây rau: Chỉ đạo hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc các loại rau theo hướng sản xuất rau an toàn (Việt GAP) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
f) Cây lâm nghiệp: Tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại trên rừng phòng hộ, vườn cảnh quan, vườn ươm để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, hạn chế sinh vật gây hại phát tán lây lan trên diện rộng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế